K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Đề 3: Cảm nghĩ về con người và cảnh vật ở quê hương
 

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẳn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cầy cáy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu chở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương. Quê tôi chẳng giàu có cũng chẳng nhộn nhịp tấp nập, quê tôi là một nơi bình dị, là vùng nông thôn suốt những năm tháng đều phải chịu nắng mưa dãi dầu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tất cả rất yên bình và nhẹ nhàng không có sự cãi vả hay tranh dành, đó là nơi tôi được sinh ra và lớn lên là nơi in đậm kí ức tuổi thơ của tôi, in đậm dấu ấn về ông bà, về những người thân yêu mà tôi luôn mong mỏi tìm về.
26 tháng 12 2021

     Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm9 gồm có tám câu lục bát. Hai chữ “thương thay” được điệp lại bốn lần và đứng ở vị trí đầu câu “lục” đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương.
    “Con tằm” và “lũ kiến9 là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !
                          “Thương thay thân phận con tằm,
                           Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                            Thương thay lũ kiến li tỉ,
                           Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”
      Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
      Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !
                  “Thương thay hạc lánh đường mây,
                  Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”
    Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:
                       “Thương thay con cuốc giữa trời,
                        Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
      Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.

1. Đọc câu ca dao sau đây:                    “Thương thay thân phận con tằm               Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.C. Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt...
Đọc tiếp

1. Đọc câu ca dao sau đây:

                    “Thương thay thân phận con tằm

               Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”

Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?

A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.

B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.

C. Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt tha phương để kiếm sống.

D. Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ, nổi đau oan trái suốt đời.

2.Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

3.Trong câu văn sau, có bao nhiêu từ láy: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."( Cổng trường mở ra)

A. 3 từ.

B. 1 từ.

C. 2 từ.

D. 4 từ.

4.Qua văn bản  “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người?

A. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.

B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.

C. Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.

D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý, các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.

1
11 tháng 12 2021

1a 2a 3a 4c

3 tháng 10 2021

Tham khảo

- Chủ đề: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

26 tháng 8 2021

ai trả lờ được tớ cho 1 vote ok

26 tháng 8 2021

ai trả lời được tớ cho 1 vote OK

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

“Con tằm” và “lũ kiến chính là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay”, thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây” để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !

“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

13 tháng 3 2020

a,1. Điệp ngữ cách quãng  “ thương thay” nhấn mạnh, tô đâm sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng của người lao động.

b,–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

học tốt

Trả lời

- Tác giả sử dụng điệp ngữ " thương thay " nhằm thể hiện sự đồng cảm đối với thân phận của những con vật nhỏ bé và óm yếu cũng như với những con người thấp yếu trong xã hội ngày xưa!!!

           ~Học tốt~