K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

Câu1

-Biện pháp hóa học

- biện pháp cơ giới vật lí

- biện pháp điều hòa

Đúng cho mk 1 like

28 tháng 12 2021

Câu2 

Dịch hại: bệnh phát triển hàng loạt, xảy ra nhanh chóng ,tập trung trong 1 khoảng TG trên phạm vi rộng và gây tác hại lớn

Ổ dịch: là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển trê đồng ruộng

Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn ,nhiet độ, độ ẩm thích hợp ,sâu bệnh sẽ sinh san mạnh, ổ dich sẽ lan nhanh

Đúng cho mk 1 like

25 tháng 12 2021

Tham khảo

C1: Các điều kiện cần thiết: - Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. - Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

C2: Phòng trừ sâubệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắcPhòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.

C3: Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại 

+ Biện pháp thủ công 

+ Biện pháp hoá học 

+ Biện pháp sinh học

25 tháng 12 2021

Tham Khảo

C1: Các điều kiện cần thiết: - Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. - Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

C2: Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.

C3: Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại 

+ Biện pháp thủ công 

+ Biện pháp hoá học 

+ Biện pháp sinh học

8 tháng 3 2022
 Tham khảoTrong vụ mùa thường có những đợt nắng nóng xen kẽ với các đợt mưa rào, đó là điều kiện thuận lợi để một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại. Bà con nông dân cần chủ động theo dõi, phát hiện và phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại trên lúa như sau:

 

1. Ốc bươu vàng

a. Tác hại:Ốc ăn phiến lá và lá nõn lúa, ốc hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạtđộng mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối, ốc có thể cắn trụi tới tận gốc lúa, cây khó có khả năng phục hồi.

b. Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp thủ công:

+ Những ruộng có ốc trước khi gieo sạ, cấy lúa nên khơi rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung thu bắt dễ dàng. Khi cấy cần tăng số dảnh/khóm và cần tăng lượng giống khi gieo sạ từ 5-10% so với quy trình kỹ thuật (đề trừ hao ốc ăn mất sau này). Những khu ruộng liền kề ao, hồ, suối, mương... có nhiều ốc, ở đầu dòng chảy nêndùng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâmnhập vào ruộng gây hại.

+ Giữ mực nước trong ruộng phù hợp khi cây lúa còn nhỏ (khoảng 2-3 cm) để hạn chế sự di chuyển của ốc sang nơi khác.

+ Trong quá trình chăm sóc lúa nếu thấy có ốc và ổ trứng cần thu gom ngay.

+ Đối với những diện tích chưa bị nhiễm ốc bươu vàng: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời và tổ chức phòng trừ hiệu quả.

- Biện pháp hoá học:

Khi mật độ ốc bươu vàng từ 5 con/m2trở lên, dùng một trong các loại thuốc sau pha 12 gamthuốc với 12 lít nước phun cho 1 sào: Pazol 700WP, Hn-Samole700 WP, CloDan Super 700WP, Snail 700 WP, Nel Super 70 WP;

* Lưu ý:

- Để trừ ốc bươu vàng hiệu quả nên phun 2 lần:

Lần 1: Phun trước khi gieo sạ hoặc cấy cấy (tốt nhất từ 3 đến 5 ngày).

Lần 2: Phun ngay sau khi cấy (để trừ số ốc còn sống sót sau phun lần 1).

- Đối với ruộng lúa gieo sạ nên phun vào các rãnh khơi xung quanh ruộng.

- Khi phun thuốc, ruộng phải có độ ẩm bão hòa hoặc xâm xấp nước (mực nước ruộng dưới 5 cm).

- Thuốc rất độc với người, động vật và các động vật thuỷ sinh; cần thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn trên bao bì.

2. Sâu cuốn lá

a. Tác hại:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non cuốn dọc từng lá từ chóp lá xuống phiến lá. Sâu nằm trong ăn nhu mô lá xanh, để lại lớp màng mỏng làm cho lá lúa bạc trắng xơ xác. Mỗi sâu non có thể cuốn và gây hại5 đến 7 lá.

- Sâu cuốn lá lớn: Sâu nhả tơ cuốn nhiều lá thành tổ, nằm bên trong ăn khuyết từng phần của lá lúa. Vào đầu vụ, sâu có thể cuốn cả khóm lúa thành một búi rồi cắn cụt các khóm.

b. Điều kiện phát sinh:Ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp có bản lá rộng, ruộng gần bờ mương, đường đi, ruộng ven làng càng hấp dẫn ngài đến đẻ trứng. Mỗi năm sâu phát sinh 6 - 7 lứa gây hại nặng nhất trong vụ mùa, tập trung nhất từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 trên lúa mùa chính vụ.

c. Biện pháp phòng trừ:Ngắt bao lá để diệt sâu khi mật độ thấp. Khi sâu có mật độ cao (giai đoạn đẻ nhánh 50 con/m2, giai đoạn trỗ 20 con/m2) diệt trừ bằng một trong các loại thuốc sau pha với 20 lít nước phun cho một sào:Padan 95 SP, pha 25 - 30gr thuốc; Ofatox 400EC, pha 40 -50 cc thuốc hoặc Fastac 5 EC, pha 15 - 20cc thuốc. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, khi sâu ở tuổi 1, tuổi 2.

3. Sâu đục thân 2 chấm

a. Đặc điểm hình thái

Trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, mỗi cánh trước có 1 chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt (thường thấy rõ ở con cái). Bướm thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày nấp dưới khóm lúa.

Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, mỗi ổ có khoảng 50 – 217 trứng tuỳ theo lúa. Sâu non có 5 tuổi.

Sâu non nằm trong thân lúa, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sâu tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu. Nhộng có màu vàng nhạt.

b. Tác hại

- Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trổ

- Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và trỗ).

c. Biện pháp phòng trừ:

- Bố trí thời vụ gieo cấy thích hợp để không trùng thời gian bướm rộ.

- Sau khi thu hoạch cày lật đất để diệt sâu và nhộng, giảm mật độ sâu ở vụ sau.

- Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…

- Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ.

- Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ.

- Lúa đẻ nhánh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau để rải: Regen 0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G… (lưu ý giữ mực nước ruộng 2 – 4 cm).

Liều lượng: 1 – 1,5 kg/sào (500m2).

- Lúa đòng trổ: Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu:

+ Virtako 40WG, liều lượng 3 gam thuốc pha 16 – 20 lít nước phun 1 sào.

+ Padan 95 SP hoặc Patox 95SP liều lượng 30gr thuốc pha 30 lít nước, phun 1 sào.

+ Regent 800WG hoặc Tango 800WG, liều lượng 2gr thuốc pha 24 lít nước, phun cho 1 sào (500m2).

+ Marshal 200SC, liều lượng 50cc thuốc 30 lít nước, phun 1 sào.

Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (hoặc lúa trổ kác đác). Nếu mật độ ổ trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày).

4. Bệnh bạc lá

a. Tác hại

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae theo gió, nước xâm nhiễm vào lá lúa theo thuỷ khổng, khí khổng và nhất là qua vết thương cơ giới trên lá lúa. Bệnh thường lây lan gây hại mạnh sau các trận mưa bão. Nguồn bệnh của vi khuẩn bạc lá thường là tồn tại trong đất, nước, hạt giống lúa và cỏ dại thuộc họ hoà thảo như cỏ lồng vực, cỏ gừng, lúa chét,... từ đó lây lan vào ruộng lúa. Bệnh bạc lá vi khuẩn có thể phát sinh ngay từ ruộng mạ trên phiến lá, nhưng biểu hiện bệnh rõ nhất là ở lá lúa khi cây lúa đẻ nhánh và phát triển đến giai đoạn lúa trỗ bông - chắc xanh, đây là lúc bệnh gây hại mạnh nhất. Vết bệnh ban đầu có màu xanh đậm, đầu tiên xuất hiện ở đầu lá hoặc 2 bên mép lá sau đó lan dần vào phiến lá. Khi nắng lên vết bệnh héo đi, phiến lá bị khô trắng từng vệt từ đầu lá kéo dài dọc theo mép lá, rìa vết bệnh có hình lượn sóng. Khi bệnh nặng phiến lá bị khô trắng tới 60 - 70% diện tích hoặc toàn bộ. Vào buổi sáng sớm hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ở trên vết bệnh thường xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục, khi khô đi có màu vàng hoặc nâu hình cầu li ti. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, bông bạc, hạt lép nhiều và làm giảm năng suất tới 55 - 70%. Với điều kiện nhiệt độ cao (25 - 300C) và ẩm độ cao (95 - 100%) bệnh thường phát triển mạnh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Ở những chân ruộng hẩu, ruộng trũng, chua, bón nhiều đạm, mất cân đối hoặc các diện tích bón đạm muộn, bón lai rai,... cũng làm cho lúa bị bệnh bạc lá gây hại nặng.

b. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp. Không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài; chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali, tro bếp. Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh cần giữ mực nước vừa phải từ 3 - 5 cm, dừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc hoá học để phun phòng trừ như: PN - Balacide 32 WP, Starner 20 WP, Kasumin 2 SL; TP – Zep 18 EC, Xanthomix 20 WP, Somec 2 SL, Sasa 25 WP, Sansai 20 WP... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

5. Rầy nâu

a. Tác hại

Rầy nâu là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm số một trên cây lúa ở nước ta hiện nay. Cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, một bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây dịch trên diện rộng ở nước ta cách nay vài năm.

b. Biện pháp phòng trừ

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời khi ruộng có mật độ rầy 35 - 40 con/khóm lúa (1.500 con/m2).

+ Đối với những diện tích lúa đang làm đòng - trỗ, nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Sutin 5 EC, Admire 50 EC; Confidor 700 WG, Actara 25 WG, Anvado 700 WG; Actadan 750 WP, Oshin 20 WP, Penalty 40 WP, Chess 50 WG, Dantotsu 16 WSG, Chersieu 50 WG …

+ Đối với những diện tích lúa ở giai đoạn sau trỗ (uốn câu - chắc xanh đến chín) sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Penalty Gold 50 EC, Victory 585 EC, Tasodant 600 WP, Superista 25 EC, Bassa 50 EC, Babsax 400 WP, Winter 635 EC…

Chú ý:Khi sử dụng các loại thuốc tiếp xúc yêu cầu phải rẽ lúa thành băng, mỗi băng từ 5 - 6 hàng lúa và phun trực tiếp vào gốc lúa nơi rầy tập trung gây hại.

- Phải pha và phun đủ lượng nước thuốc trên diện tích lúa (theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì). Không tự ý giảm bớt liều dùng hoặc tăng liều hay phối trộn thêm nhiều loại thuốc khác.

- Khi phun thuốc trừ rầy yêu cầu ruộng lúa phải có đầy đủ nước mới đạt hiệu quả phun trừ cao.

- Khi sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc 4 đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

+ Đúng thuốc: Phun thuốc trừ rầy theo khuyến cáo.

+ Đúng lúc: Phun rầy khi tuổi nhỏ (tuổi 1, 2, 3).

+ Đúng liều lượng, nồng độ: Phun đảm bảo đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đảm bảo 12 - 16 lít nước thuốc/sào (360m2).

+ Đúng kỹ thuật: Phun bằng bình bơm tay đeo vai (tuyệt đối không sử dụng ống phụt để phun thuốc), phun vào buổi sáng khô sương hoặc chiều mát, phun rải đều lượng nước thuốc vào nơi rầy gây hại, ướt đều thân và gốc lúa. Không đi ngược chiều gió, không phun thuốc giữa trưa nắng.

6. Rầy lưng trắng

a. Đặc điểm hình thái

- Trứng rầy lưng trắng có dạng “quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Rầy đẻ trứng thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ 2-7 quả.

- Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng.

- Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài.

b. Đặc điểm sinh học

Vòng đời của rầy lưng trắng từ 24-28 ngày.

- Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-350 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày, rầy trưởng thành có tính hướng quang mạnh.

- Cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ.

- Rầy lưng trắng phân bố rộng, có khả năng du nhập và di chuyển rất cao.

c.Đặc điểm gây hại

- Rầy trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm.

Rầy lưng trắng là môi giới chính truyền bệnh vi rút lùn sọc đen cho lúa.

d.Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng các giống lúa kháng rầy.

- Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày, không để vụ lúa chét.

- Không gieo cấy quá dày, bón cân đối NPK, tránh bón thừa phân đạm.

- Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.

- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy trên cây lúa (phải vạch gốc lúa để xem).

- Khi phát hiện rầy nâu trên đồng ruộng với mật độ ≥ 2.000 con/m2(giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng) hoặc ≥ 3.000 con/m2(giai đoạn lúa làm đòng – trỗ) thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Ngoài ra bà con cần thường xuyên thăm đồng chú ý một số loại sâu bệnh hại khác phát sinh trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Câu 5. a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.Câu 6.a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian,...
Đọc tiếp

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não (chim bồ câu hoặc ếch).

Câu 9. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng (tắm biển) một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5
5 tháng 3 2021

Câu 5:

a.

Viêm da mủ: do vệ sinh kém

Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Viêm da do virus: do virus gây bệnh

b.

- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

5 tháng 3 2021

Câu 6:

a.

- Hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

b.

 

Vị trí

Chức năng

Tủy sống

Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống

Tủy sống có 3 chức năng chính là:

-       Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động.

-       Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể.

-       Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

 

Dây thần kinh tủy

Khe giữa hai đốt sống

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

 

Trụ não

Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.

- Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).

- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).

 

Tiểu não

Nằm ở phía sau trụ não.

Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

Não trung gian

Nằm giữa trụ não và đại não.

- Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.

- Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

 

Đại não

Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não.

- Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức.

+ Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp.

+ Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

 

 

3 tháng 11 2023

Khi sử dụng biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu bệnh, em cần lưu ý những điều sau đây:

1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào, em cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng được ghi trên nhãn sản phẩm.

2. Sử dụng đúng loại thuốc và đúng mục đích: Chọn loại thuốc phù hợp với loại sâu bệnh cần phòng trừ và đảm bảo rằng thuốc được sử dụng chỉ để phòng trừ sâu bệnh, không sử dụng quá liều hoặc sử dụng cho mục đích khác.

3. Sử dụng thiết bị bảo hộ: Khi sử dụng thuốc trừ sâu, em cần đảm bảo sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ như mặt nạ, găng tay, áo phòng chống hóa chất để bảo vệ sức khỏe của mình.

4. Lưu trữ và xử lý thuốc an toàn: Đảm bảo lưu trữ thuốc trừ sâu ở nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em và đảm bảo không xảy ra rò rỉ hoặc ô nhiễm môi trường.

Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bệnh mang hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường:

1. Sử dụng phương pháp sinh học: Sử dụng các loại vi khuẩn, nấm hoặc côn trùng có khả năng tiêu diệt sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường và con người. Ví dụ như sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng.

2. Áp dụng phương pháp vật lý: Sử dụng các biện pháp như cắt tỉa cây, bắt sâu bằng tay hoặc sử dụng mạng che phủ để ngăn chặn sâu bệnh xâm nhập vào cây trồng.

3. Sử dụng phương pháp cơ học: Sử dụng các công cụ như bình phun nước áp lực cao để rửa sạch sâu bệnh trên cây trồng.

4. Áp dụng phương pháp trồng xen canh: Trồng các loại cây kháng sâu bệnh cùng với cây trồng chính để tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

5. Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ được làm từ các thành phần tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho con người.

Lưu ý rằng, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, em cần tìm hiểu kỹ về loại sâu bệnh cần phòng trừ và tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và an toàn.... 

6 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Nguyên tắc:

Phòng là chính

Trừ nhanh,kiệp thời ,Diệt tận gốc

Sử dụng tổng hợp các biện pháp

Các biện pháp:

-Biện pháp canh tác tốt, sử dụng giống có thể chống sâu bệnh hại

-Biện pháp thủ công

-Biện pháp hóa học

-Biện pháp sinh học

-Biện pháp kiểm dịch thực vật

 

6 tháng 12 2021

Tham khảo:
 

Nguyên tắc:

Phòng là chính

Trừ nhanh,kiệp thời ,Diệt tận gốc

Sử dụng tổng hợp các biện pháp

Các biện pháp:

-Biện pháp canh tác tốt, sử dụng giống có thể chống sâu bệnh hại

-Biện pháp thủ công

-Biện pháp hóa học

-Biện pháp sinh học

-Biện pháp kiểm dịch thực vật

 

24 tháng 2 2018
Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
- Vệ sinh đồng ruộng. - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
- Làm đất. - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
- Gieo trồng đúng thời vụ. - Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. - Tăng cường sức chống chịu cho cây.
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. - Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh - Hạn chế sâu bệnh.
23 tháng 3 2023

- Một số bệnh do vi khuẩn:

+ Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.

+ Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.

+ Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.

+ Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.

+ Bệnh lao gây ra từ vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis 

- Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Đeo khẩu trang khi ra đường. 

+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.

+ Rửa tay tahajt kĩ trước khi ăn

+ Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.

+ Tiêm phòng đầy đủ.

Tham khảo

1.Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.

2.Biện pháp thú công.

3.Biện pháp hóa học.

4.Biện pháp sinh học.

5.Biện pháp kiểm dịch thực vật.

18 tháng 12 2021

TK

 

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

+Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu , bệnh hại. ví dụ: vệ sinh, làm đất, gieo trồng..

+Biện pháp thủ công: dùng tay, vợt, bẫy đèn…

+Biện pháp hóa học: dựng cỏc loại thuốc húa học

+Biện pháp sinh học :Nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim…

+Biện pháp kiểm dịch thực vật:kiểm tra, xử lớ sản phẩm…

22 tháng 12 2020

Câu 1:

Các điều kiện cần thiết:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.

- Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.

 Câu 2:

  - Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng chitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. ... Công trùng chiếm ba phần tư động vật trên hành tinh của chúng ta.

+)Biển thái ko hoàn toàn là : khi sinh ra mặt mũi và cơ thể ko giống mẹ và quá nhiều lần lột xác rồi trưởng thành . Còn biến thái hoàn toàn là ngược lại những ý trên . -Biến thái hoàn toàn: Qua 4 giai đoạn phát triển: trứng>sâu non>nhộng>sâu trưởng thành ( sâu non phá hại mạnh nhất).

+)Biến thái hoàn toàn là quá trình biến đổi từ trứng sang con trưởng thành, bản chất của biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng và con trưởng thành có khác biệt rất lớn về hình dạng, cấu tạo và đặc điểm sinh lí. 88% các loài côn trùng trong thiên nhiên đi qua giai đoạn biến thái hoàn toàn

Câu 3:

Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo rũ

 

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

+ Ưu điểm: dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

2. Biện pháp thủ công

+ Ưu điểm:đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

3. Biện pháp hóa học

+ Ưu điểm: có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh

+ Nhược điểm: gây ngộ đọc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường.

4. Biện pháp sinh học

+ Ưu điểm: an toàn với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao.

+ Nhược điểm: hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật

+ Ưu điểm: ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

+ Nhược điểm : tốn kém

 

ủa ko ai giúp à khocroi