K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

 

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

 

– Chú nào ngã đấy?

 

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

 

– Chú ngã có đau không?

 

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

 

– Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

 

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

 

Tôi trả lời Bác:

 

– Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

27 tháng 12 2021

cảm ơn bạn

26 tháng 12 2019

Nguyễn Phương Anh

- Sinh năm 1996 tại Hà Nội

- Phương Anh mắc bệnh xương thủy tinh từ nhỏ.

- Chị được nhiều người biết đến khi cô tham gia và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam vào năm 2012.

- Thường xuyên xuất hiện trong các chương trình, sự kiện dành cho cộng đồng người khuyết tật.

- Chị hiện đang làm phát thanh viên, cộng tác viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam

- Năm 2013, chị đã được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) chọn làm một trong những gương mặt tiêu biểu cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới và thực hiện một Video clip quảng bá về chị.

2/ Võ Thị Ngọc Nữ

- Sinh năm 1988.

- Khi chị mới 3 tuổi, ba đã mất trong 1 vụ tai nạn.

- Thuê trọ trên đường ông ích khiêm tp đà nẵng

- T8/2015, khi mới 26 tuổi, chị phát hiện mình bị ung thư máu.

- Trong thời gian chị đang điều trị bệnh, UBND tp ĐN ký quyết định cấp cho 2 mẹ con chị 1 phòng ở chung cư Vũng Thùng, Quân Sơn Trà.

- Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh “nhà giàu“ này, ngày 19/9/2015, Nữ đã ra đi.

7 tháng 10 2023

Em có thể đọc câu chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào hai bên đường. Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người đi đường mệt, phải nghỉ chân.Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi : "Bé con đi đâu mà sớm thế ?". Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà. Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

12 tháng 1 2018

Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.

12 tháng 1 2018

đây là câu truyện mk tra mạng các bn đọc thử nha

-Qua câu chuyện về Bác em hiểu ra một điều rằng chúng ta phải cố gắng sống một cuộc đời thật tốt, không phung phí mà cần biết tiết kiệm, sống có kế hoạch ngoài ra chúng ta cũng cần siêng năng, kiên trì để đạt được mục tiêu và lí tưởng sống của bản thân bởi vì :"trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng"

Tham khảo:

-Qua câu chuyện về Bác em hiểu ra một điều rằng chúng ta phải cố gắng sống một cuộc đời thật tốt, không phung phí mà cần biết tiết kiệm, sống có kế hoạch ngoài ra chúng ta cũng cần siêng năng, kiên trì để đạt được mục tiêu và lí tưởng sống của bản thân bởi vì :"trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng"

Kể 1 câu chuyện ngắn về sự khoan dung của Bác Hồ 

Tấm lòng khoan dung của Hồ Chí Minh không những đối với đồng bào trong nước, với người Việt Nam mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với những người ngã xuống vì chiến tranh, Người thương xót cho sự hy sinh của chiến sĩ mình bao nhiêu thì cũng ngậm ngùi bấy nhiêu trước mất mát của những người đi xâm lược đã tử trận, bởi Người luôn quan niệm một điều rằng máu của người Việt Nam hay máu người Pháp cũng đỏ như nhau.

Trong một bài viết, Người đã xót xa, ngậm ngùi: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi,  trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người”.Bởi vậy, Người luôn tỏ lòng thân ái, bao dung, độ lượng và chủ trương khoan hồng đối với tù binh chiến tranh. Nhân dịp Giáng sinh năm 1950, Người gửi thư cho tù binh Pháp với lời nhắn nhủ: “Nhân dân Việt Nam xem các bạn như những người bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn được tốt hơn”. Sau này, đối với tù binh Mỹ, người Việt Nam cũng đã đối xử với họ rất nhân đạo mà bộ phim Những tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò Hilton của một đạo diễn người Pháp đã lột tả đầy đủ. Ngay cả đối với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ thất bại và phải ngồi vào bàn đàm phán, Người đã có căn dặn: “Mỹ là nước lớn đứng đầu thế giới tư bản, buộc phải ngồi đàm phán, thương lượng đã là thất bại rồi, vì thế Bác yêu cầu là không được làm Mỹ mất mặt. Phải tế nhị, khéo léo, lúc cương, lúc nhu thì mới gọi là đàm phán hòa bình, mới đạt kết quả”…Trong bài phát biểu tại hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tiến sĩ Ahmed, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, đã phát biểu: “Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống, Hồ Chí Minh là một người trong số đó, Người sẽ được ghi nhớ không chỉ đã giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này”. Lòng khoan dung Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam.
16 tháng 12 2018

mình ko biết

29 tháng 10 2021

qua câu chuyện cái tết của mèo con em rút ra cho bản thân bài học nào

19 tháng 1 2020

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

– Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không? 

– Thưa Bác, vâng ạ!

– Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

– Dạ thưa Bác, cháu không có ạ! 

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

 – Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn…

 Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ…

 Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

– Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

nhung-cau-chuyen-ve-bac-va-rut-ra-bai-hoc-1

Vị cha gia của dân tộc – Hồ Chí Minh

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

– Hôm nay chú có áo mới rồi.

– Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

– Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác. 

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá. 

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

Bài học kinh nghiệm rút ra: 

– Câu chuyện này tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng khi thấy người chiến sĩ cảnh vệ canh gác dưới chân lán bị ướt và lạnh, Bác đã đôn đốc quân nhu chóng tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm cơ thể, ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt.

– Như trong lời bài hát Thuận Nguyễn có viết: “Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất. Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.”

$Châu's ngốc