K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Tình yêu thương là tình cảm vô cùng cao đẹp của con người trong cuộc sống.Để khuyên bảo con cháu mình sống phải biết yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh , ông cha ta có câu " Lá lành đùm lá rách" ." Lá lành " là lá còn nguyên vẹn , là ẩn dụ cho những con người có điều kiện tốt trong cuộc sống . Còn " Lá rách" tức lá bị gió , bị các yếu tố bên ngoài tác động làm cho nó không còn nguyên vẹn  như trước nữa. Đây là ẩn dụ cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Như vậy , câu tục ngữ có nghĩa chỉ những người có hoàn cảnh , điều kiện sống tốt cần biết quan tâm , yêu thương và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn , bất hạnh trong cuộc sống bằng tình cảm chân thành , ấm áp. Quả thực như vậy ! Yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng ta. Không có một ai có thể sống trên đời này mà thiếu đi tình yêu thương. Cuộc sống của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành tình thương yêu để làm cho cuộc sống của những người xung quanh và của mình ấm áp , hạnh phúc hơn. Tình yêu thương giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống , nâng bước cho những ước mơ và khát vọng của con người bay xa. Trong một xã hội mà đầy rẫy những xô bồ, lo toan như cuộc sống ngày nay, tình yêu thương chính là chìa khóa để ta mở lòng và quan tâm nhau nhiều hơn. Tình yêu thương giúp ta xóa bỏ khoảng cách giữa những người xa lạ để đến gần nhau, chia sẻ và thấu hiểu câu chuyện của nhau nhiều hơn. Cũng bởi vậy mà tình người thêm gắn kết hơn. Tình yêu thương không chỉ là sự lãng mạn, mà nó chính là tiếng nói chung cho: Lòng bác ái, tính vị tha, sự san sẻ, sự cảm thông, quan tâm và một chút “sống vì người khác”. Ai trong cuộc sống này cũng cần yêu và được yêu. Bởi thế hãy mở lòng hơn với những người xung quanh, quan tâm và thấu hiểu họ. Đó cũng chính là cách để chúng ta thể hiện sự yêu thương với những người mà chúng ta yêu quý.

  
3 tháng 3 2021

Thanks ah ạ!

8 tháng 4 2022

Dàn ý

Bài văn nghị luận: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

A. Mở bài:

 Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.

B. Thân bài:

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.

+ Nghĩa bóng:

 Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.

 Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.

 Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.

→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.

- Phân tích - chứng minh:

+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.

+ Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.

+ Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.

+ Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

+ Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.

+ Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…

- Bình luận:

+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

+ Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.

C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

8 tháng 4 2022

vầy lm hài lòng e chưa ta:>?

6 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và nêu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường

- Nghĩa bóng:

+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội

+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…

+ đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…

⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

 

2. Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau?

- Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.

- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

- Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.

- “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả.

 

(Lấy dẫn chứng thực tế: khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)

- Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.

3. Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?

- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.

- Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

4. Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.

C. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, rút ra bài học và liên hệ bản thân

14 tháng 5 2021

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

 Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn dình dập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu.

14 tháng 5 2021

Một trong những câu tục ngữ để lại bài học quý giá cho con người đó là “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời răn dạy của thế hệ đi trước về tấm lòng yêu thương, sẻ chia.

Câu tục ngữ mang hai nét nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, hình ảnh “lá lành đùm lá rách” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những chiếc lá thường dùng để gói đồ ăn. Lá lành bọc lên lá rách giúp giữ gìn đồ bên trong. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, giàu có, “lá rách” chỉ người có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ với nhau.

Cuộc sống của con người là những mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người. Không ai có thể sống một mình, không có sự giao tiếp với người xung quanh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau bởi tình yêu thương giữa đồng loại. Cũng như khi giúp đỡ người khác, thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động... Tất cả đều đã thể hiện được tình yêu thương, cũng như một tấm lòng biết sẻ chia.

17 tháng 2 2021

Ai làm được mik tick cho

17 tháng 2 2021

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinhDân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:- Không có tinh thần học tập- Chán nản trong học tập- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường- Đến trường thì không tập trung- Về nhà không chịu học2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến- Thành tích học tập ngày càng giảm4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước- Ra sức học tập và làm việc

3 tháng 3 2021

”Lá lành đùm lá rách’’ bàn về tinh thần nhân ái của con người trong cuộc sống. “Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, đẹp đẽ , ngụ ý là những người có cuộc sống đầy đủ . Còn “lá rách” là những chiếc lá không còn được nguyên vẹn như ban đầu hay là chỉ những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam. Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một nình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng. Vi vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoái mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả. Yêu thương nhau! là những gì mà câu tục ngữ hướng đến . hãy chung tay vì cộng đồng, vì một một dân tộc vững mạnh

câu đặc biệt là yêu thương nhau

câu rút gọn là hãy chung tay vì cộng đông, vì một dân tộc vững mạnh

3 tháng 3 2021

THANKS NHA!!!

26 tháng 3 2021

tham khảo

Từ bao đời nay,(trạng ngữ) câu tục ngữ  "Lá lành đùm lá rách chính" được đúc kết và trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Câu tục ngữ lấy hình ảnh ẩn dụ của "lá lành" và "lá rách". Lá lành là ẩn dụ cho những con người có cuộc đời may mắn hơn người khác một chút. "Lá rách" là ẩn dụ cho những con người có số phận kém may mắn hơn, khổ sở hơn. Hành động "đùm" chính là hành động thương yêu, giúp đỡ bằng tình cảm hoặc bằng vật chất. Theo em, đây chính là hành động đẹp của dân tộc VN. Người giúp đỡ người, có gì giúp nấy và giúp người khác trong khả năng của mình. Nhờ có tinh thần tốt đẹp ấy mà cuộc sống được tốt đẹp hơn, nhiều số phận bớt đi sự khổ đau trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần yêu thương trong 1 dân tộc chính là nền tảng của sức mạnh cộng đồng, giúp cho dân tộc ất vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Trên thực tế, nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Chao ôi!(đặc biệt) Những vật phẩm tưởng chừng vô gía trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ. Tóm lại, câu tục "Lá lành đùm lá rách" truyền tải thông điệp về tình yêu thương nhân nghĩa cao cả tốt đẹp, là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức của các thế hệ trẻ dân tộc.

Bài làm

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lên hàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.

Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tục truyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là “lá lành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. ” Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể sống một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sông có khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốn mọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Lá lành đùm lá rách

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùng sinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chi đội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào “Góp bút cùng bạn đến trường”. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy học bổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những quỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nước dành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. “Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.

Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tương thần tương thân tương ái của dân tộc.

# Học tốt #

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.