K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2023

Sóng thể hiện trạng thái của tình cảm và riêng với tình yêu thì con sóng phải mang một sắc thái đặc biệt. Bản thân con sóng cũng có nhiều trạng thái biểu hiện: “dữ dội” rồi lại “dịu êm”, chợt “ồn ào” rồi lại “lặng”, nhưng tất cả đều là sóng. Tác giả dùng hình thái này của sóng để xây dựng nên hình tượng “em”. Lòng của “em” cũng như những con sóng, khi yêu lòng em cũng đầy sự biến hóa vô hồi, triền miền và bất tận cũng như nhịp điệu của sóng.

8 tháng 3 2016

Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.

 

Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.

 

Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

 

Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.

 

Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.

 

Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…

 

Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.

 

 

12 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

2 tháng 6 2018

- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.

- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.

11 tháng 1 2022

mik cũng ho nhớ lắm mong bạn thông cảm nhá

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:

Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

==> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

24 tháng 10 2017

mk ko bt 123

1: Thế nào là yêu thương con người? Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương con người?2: Em hiểu thế nào là tự trọng? Nêu 4 biểu hiện?3: Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Em hãy kể 4 việc làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?4: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?5: Tình huống: Hồng và Lan học cùng lớp....
Đọc tiếp

1: Thế nào là yêu thương con người? Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương con người?

2: Em hiểu thế nào là tự trọng? Nêu 4 biểu hiện?

3: Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Em hãy kể 4 việc làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?

4: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

5: Tình huống: Hồng và Lan học cùng lớp. Hồng giỏi toán còn Lan giỏi văn. Vì thế, khi đến giờ kiểm tra hay làm bài tập toán, Hồng cho Lan chép bài còn đến giờ kiểm tra văn, Lan cho Hồng chép bài.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Hồng và Lan. Vì sao?

b. Nếu là Hồng hoặc Lan em sẽ làm gì?

6: Trong dòng họ của Hà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hà rất xấu hổ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bất kì ai.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hà không? Vì sao?

b. Em sẽ góp ý gì cho Hà?

các bạn giúp mình vớivuimình đang cần gấp. Thanks nhìu

2
12 tháng 10 2021

llllllllllllllllllllllllllllllll

13 tháng 11 2021

bn ơi

5 tháng 12 2021

Câu 2 : - Yêu thương con người là quan tâm,giúp đỡ khi họ gặp khó khăn

Các biểu hiện tình yêu thương con người là :

+ Giúp đỡ những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong học tập

+ Nhường nhịn người già,em nhỏ,phụ nữ có thai

Các biểu hiện chưa yêu thương con người :

+ Đố kị,hãm hại người khác

+ Lạnh nhạt,thờ ơ

Cách rèn luyện : Cần có tấm lòng bao dung,sẵn sàng chia sẻ với những người khó khăn,có lòng vị tha với những người mắc tội lỗi

5 tháng 12 2021

Câu 3 :

- Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.(Tham Khảo)

- Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại.(Tham Khảo)

Các biểu hiện :

+ Không bỏ cuộc , không nản chí trước những khó khăn,...

Các biểu hiện của việc 0 siêng năng,kiên trì:

+ Không có ý chí vững vàng,dễ dàng bỏ cuộc trước những khó khăn

21 tháng 12 2016

Lòng Yêu Thương Con người là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất la những người gặp khó khăn hoạn nạn

Biểu Hiện:

Sẵn Sàng giúp đỡ thông cảm chia sẻ

Biết Tha Thứ

Có lòng vị tha

Ý nghĩa:

Là phẩm chất đạo đức

Là truyền thông đạo đức của dân tộc ta

Người có lòng yêu thương con người sẽ được mọi người kính trọng sống hạnh phúc sống thanh thản

 

6 tháng 2 2017

-Người được nhận tình yêu thương: vui, hạnh phúc, cảm động, có thêm nghị lực trong cuộc sống và đưa họ đến được bến bờ thành công

-Người đã thể hiện tình yêu thương: vui, hạnh phúc, được mọi người yêu mến và kính trọng

-Những người xung quanh: có sức lan tỏa, tạo ra sự đồng cảm, có thể cảm hóa, thay đổi và thôi thúc mọi người làm theo

-Xã hội: xây dựng mối quan hệ giữa người và người \(->\)xây dựng xã hội trong sáng, lành mạnh, vun đắp truyền thống nhân ái có từ bao đời trước của nhân dân ta

Mk trả lời rồi dó bạn xem có đúng k nhé

8 tháng 3 2016

Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng:... chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học tiếng Pháp cuối cùng này.

Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không qưở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng

baogiờ quên lãng nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giũ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp, An-dátviết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.

Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.

Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy...

Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm dạy... cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ vàtiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cùa sổ... Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cô' viết thật to: “Nước Pháp muôn năm! ”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.