K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

Tương truyền, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

   Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

   Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lý Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư ('Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm') lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

   Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

   Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

   Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):

 Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

   Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.

   Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

   Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

   Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lý Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

   Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

   Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.

   Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

   Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

   Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

   Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đâu phải dễ đánh bại nhưng vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

   Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

   Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

   'Bài thơ thần' ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

   Tính chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

   Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

   Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

7 tháng 1 2022

Cho ma nhìn ạ

26 tháng 5 2016

hihi bài cũng dễ,#P à ! Châu đây!

27 tháng 5 2016

ahihi làm rồi

11 tháng 2 2021

Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. TRong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

11 tháng 2 2021

Từ nội dung của bài thơ ông đồ, ta có thể rút ra được một kết luận rằng trong xã hội hiện đại như ngày nay dường như chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc khi xưa của ông cha ta. Đó là những giá trị -  những gì tinh túy, tâm huyết nhất, song nó đang dần bị bỏ quên theo năm tháng , bị phủ bụi theo dòng thời gian. Để chúng không phải mai mọt theo thời gian mà còn tồn tại mãi mãi thì điều đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay ông đồ bị người đời quay lưng, quên lãng nhưng ông vẫn chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc. Suy cho cùng có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Ngay tại thời khắc này, ta không thể chối bỏ rằng mình chính là thanh niên trong hội hiện đại - những người nắm giữ chìa khóa tương lai của đất nước, vậy nên ta phải học hỏi những điều tân tiến và những bước đi mới của hiện đại. Nhưng đồng thời ta cũng không quên đi việc " uống nước nhớ nguồn " mà ông cha ta đã dạy cho chúng ta nên đem những giá trị truyền thống ấy thổi vào nó những hơi thở hiện đại phù hợp với đương thời đặc biệt. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan",để rồi đây những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

 

 
NG
25 tháng 12 2023

  Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em thấy rất trân trọng và tự hào về truyền thống đánh giặc ở quê hương mình. Cả dân tộc luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng để chiến thắng quân xâm lược.