K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

Trà sữa trân châu chắc hẳn là đồ uống không còn quá xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây không ít cửa hàng trà sữa nổi lên với nhiều thương hiệu như: KOI, Gong Cha, Royal Tea, Maku,… rất nhiều chi nhánh trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu của giới trẻ. Mỗi nơi sẽ có hương vị đặc trưng riêng, không chỉ trà sữa trân châu đơn thuần như trước gần đây còn xuất hiện thêm thêm kem mặn và các loại topping đa dạng không kém. Tuy nhiên, ít ai có thể biết được trà sữa trân châu có nguồn gốc, lịch sử từ đâu. Hôm nay, hãy cùng Tin Tức Trà Sữa giải đáp thắc mắc trên nhé.
"Trà trân châu hay trà sữa trân châu (珍珠奶茶; trân châu nãi trà) là thức uống được chế biến từ trà xanh hoặc trà đen được các cửa hàng đồ uống tại Đài Trung, Đài Loan phát triển từ những năm 1980. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường "Phao mạt hồng trà" (泡沫紅茶), "bào mạt hồng trà" (泡沫綠茶).
Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Việt Nam và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.
Khi trà sữa trân châu (trân châu nãi trà) được giới thiệu vào các nước ngoài châu Á, nó được gọi bằng tên tiếng Anh là "bubble tea". Do khác biệt cơ bản nhất giữa các loại trà bong bóng và các loại trà khác là các hạt bột sắn ở đáy cốc, nên một số người không biết tiếng Anh cho rằng "bubble" trong "bubble tea" là chỉ đến bột sắn. Tuy nhiên, trân châu trong "trà sữa trân châu" nói đến các hạt "trân châu" (bột sắn).
Trân châu Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để được 7 giờ. Các hạt chân trâu lớn, làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu.
Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu vồng[cần dẫn nguồn] và thạch trái cây hỗn hợp.
Hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da. Bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì không biết rõ. Chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó.
Thực chất món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con. Sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ do hầu hết các quán không dùng sữa, trà hay hoa quả mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.
Sữa Trong pha chế pha trà trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong những lý do dùng loại sữa này là do chúng không gây kết tủa như sữa thường, hay giá thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường.
Giải thích một ít về trân trân và sữa rồi, vậy lịch sửa hình thành trà sữa như thế nào và ai là người chế biến ra công thức trà sữa này vẫn còn đang là câu hỏi không ai có thể biết được. Theo một bạn ở vnexpress.net cho biết: “Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan” có thật sự phải như vậy không? Hãy cùng mình theo dõi ngay nhé.
"Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan khoảng 25 năm trước đây và hiện nay vẫn là một đồ uống yêu thích hàng ngày của hàng triệu người. Không những thế, trà sữa trân châu đã vươn xa đến khắp nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Philippines đến Australia, Mỹ… dưới hình thức những quầy bán hàng nhỏ.
Ý tưởng đầu tiên được xuất phát từ một gánh bán trà rong ở Đài Loan. Người bán hàng muốn thu hút khách hàng đa số là giới trẻ với một loại đồ uống mới, bổ dưỡng mang hương vị hoa quả. Ý tưởng này ngay lập tức đã rất thành công và trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở Đài Loan với tên gọi Trà bong bóng. Tại sao lại gọi là Trà bong bóng? Đó chính là do những lớp bọt được tạo nên khi lắc những hương vị của thứ đồ uống này quyện lại với sữa.
Để làm hấp dẫn thêm thứ đồ uống này, người ta đã nghĩ ra hạt trân châu. Hạt trân châu có màu đen hoặc màu trắng tùy vào nguyên liệu. Trân châu đen thường làm từ khoai lang, sắn và đường đen. Khi luộc lên, hạt trân châu trong hơn, mềm hơn ở bên ngoài và dai dai khi cắn vào bên trong. Để hút được những hạt trân châu, người ta lại giới thiệu những ống hút to với hình dáng rất ngỗ nghĩnh.
Trà sữa trân châu không ngừng mở rộng ở Châu Á, lan sang cả Bắc Mỹ và nhiều nước khác. Học sinh Mỹ uống Trà sữa trân châu sau giờ học, học sinh Trung Quốc chen chân ở các quầy hàng yêu thích sau khi tan trường. Hình ảnh Trà sữa trân châu đã trở nên ngày càng quen thuộc. Khi trào lưu ngày càng mạnh, các hương vị trái cây được đưa vào thứ đồ uống này tạo nên sự kết hợp đặc biệt. Đa số Trà sữa trân châu ở Châu Á được kết hợp cùng trà và các vị trái cây khác nhau. Ở Mỹ và Australia, người ta lại thích uống chỉ hương vị trái cây đánh với sữa tạo nên những màu sắc khác nhau và được tô điểm thêm bởi những hạt trân châu lắng ở đáy cốc.
Dễ uống, ngộ nghĩnh và bổ dưỡng chính là những lý do Trà sữa trân châu đã trở thành mối quan tâm lớn của giới trẻ.
Chắc hẳn các bạn đã biết được nguồn gốc, lịch sử của trà sửa rồi đúng không nào? Vậy đối với những fan cuồng trà sữa còn biết đồ uống này còn có những bí mật gì khác không? Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao trà sữa trân châu xuất hiện tại Đài Loan mà không xuất hiện tại các nước khác trên thế giới không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá xem trà sữa còn có những bí mật nào nữa nhé.
"Những ai là fan cuồng trà sữa đều biết nguồn gốc xuất xứ của thức uống này là từ Đài Loan, nơi gắn liền với tên gọi “Milk Tea Heaven – Thiên Đường Trà Sữa”. Nhưng đã ai từng thắc mắc vì sao trà sữa trân châu lại xuất hiện ở Đài Loan mà không phải là một đất nước khác? Và vì sao lại phải là trân châu? Trân châu từ đâu ra mà có?
Châu Âu trong thời kỳ xâm lược các nước Châu Á đã bị ảnh hưởng nền văn hoá Á Đông và trong đó có văn hoá uống trà. Tuy nhiên, người Châu Âu không quen với hương vị chát đắng đậm đà nên đã nảy ra sáng kiến pha trà cùng với sữa và đường để cân bằng lại vị đắng. Khi Hà Lan đô hộ Đài Loan, những thương buôn Hà Lan đã lựa chọn vùng đất này để làm nơi nhập khẩu trà. Món trà pha với sữa tươi và đường của người Châu Âu từ đó đã được du nhập vào Đài Loan. Khoảng thời gian bị Nhật Bản đô hộ, Đài Loan cũng trở thành vùng đất trồng trà đen cho người Nhật. Từ đó về sau, Đài Loan trở thành một trong những đất nước nổi tiếng về trồng trà không thua gì Nhật Bản, Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây là lý do vì sao trà và trà sữa đã đến với Đài Loan.
Vào những năm 1980, khi mà ngành kinh doanh trà bắt đầu phát triển rầm rộ, Đài Loan xuất hiện rất nhiều những kiosk nhỏ bán trà như một loại nước giải khát. Họ cạnh tranh nhau trên từng con phố, ngõ hẻm. Theo nhiều tư liệu, trong số đó có một tiệm đã trở nên nổi bật hơn khi chủ tiệm cho thêm một số nguyên liệu trái cây vào công thức trà của họ. Hương vị thơm ngon đặc biệt và mới lạ này nhanh chóng được các tiệm khác bắt chước và trở thành một trào lưu.
Tên gọi “Bubble Tea” cũng bắt đầu được hình thành từ câu chuyện trên. Khi cho các nguyên liệu khác vào ly trà, để có được vị ngon đều, người pha chế phải lắc hỗn hợp trà thật mạnh cho nguyên liệu và trà hoà quyện lại với nhau. Hành động lắc trà đã tạo ra những bọt bong bóng gọi là “bubble”. Và đây là bí mật đầu tiên cũng chính là nguyên nhân cái tên “Bubble Tea” ra đời. Trước đây, nhiều người vẫn tưởng rằng chữ “bubble” xuất phát từ những hạt trân châu, nhưng sự thật thì không phải thế!
Năm 1983, ông Liu Han – Chieh, người sáng lập ra thương hiệu Chun Sui Tang Tea House tại Đài Trung, một thành phố của Đài Loan, đã mang ý tưởng trà sữa uống lạnh đến với đất nước này. Một lần du ngoạn đến xứ sở hoa anh đào, khi ông chứng kiến cách người Nhật uống cà phê lạnh, ông đã về và pha trà lạnh cho khách hàng của mình thưởng thức. Không ngoài mong đợi, ý tưởng mới của ông đã được đón nhận rất tích cực và từ đó, món trà sữa lạnh lại tiếp tục được phổ biến rộng rãi như một trào lưu mới.
May mắn tiếp tục đến với ông Liu khi một quản lý nữ của ông đã vô tình phát minh ra trà sữa có thể kết hợp với các loại hạt dai dai, còn gọi là “Fen Yuan”, một món tráng miệng phổ biến của Đài Loan thời đó. Trong một lần họp nhân viên, bà vô tình bỏ những hạt Fen Yuan dai dai vào trong ly trà sữa như một thú vui. Khi thưởng thức, bà tỏ ra ngạc nhiên với sự kết hợp tuyệt vời này. Sau đó, bà đưa cho tất cả nhân viên trong tiệm uống thử thì mọi người đồng lòng đưa món trà sữa kết hợp với Fen Yuan, bây giờ là trân châu vào menu bán cho khách. Hiện nay, thương hiệu Chun Sui Tang Tea House vẫn trụ vững sau 20 năm thành lập. 80-90% doanh số đến từ trà sữa trân châu truyền thống và họ đã có khoảng 30 cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan mặc cho sự canh trạnh khốc kiệt của thị trường trà sữa.
Hạt trân châu thường có màu đen, nâu đậm hoặc màu trắng trong tuỳ vào thành phần nấu. Trân châu trắng trong làm từ chính thành phần bột năng nguyên chất. Trong khi trân châu đen có thể làm từ bột năng, hoặc tinh bột sắn dây nấu cùng đường nâu và caramel để tạo ra màu đen hoặc nâu đậm. Nhưng hãy nhớ nhé, những hạt trân châu xinh xinh này không phải là lý do cho tên gọi “bubble” mà chính là những hạt bong bóng nhỏ li ti do trà sữa được lắc đều. Sau này khi trà sữa đã trở thành thức uống quá phổ biến thì cái tên “bubble tea” luôn được gắn liền với trà sữa trân châu.
Một ly trà sữa 500ml chứa khoảng 220 calories (chưa bao gồm các loại topping). Nếu bạn thích một ly đầy trân châu thì hàm lượng calo có thể tăng thêm tới 90 calories. Đây quả là con số không mấy thân thiện với những ai có nhu cầu giảm cân. Tuy nhiên, đối với các bạn đang cần tăng cân thì trà sữa là một thức uống giàu chất dinh dưỡng. Với thành phần từ trà đen hoặc trà ô long, sữa tươi, kem béo thực vật và sữa đặc, trà sữa là nguồn năng lượng dồi dào cho suốt một ngày lao động miệt mài. Vì thế, nếu ai đang có vấn đề với cân nặng thì cần tiết chế lại việc uống trà sữa hoặc các topping và thay vào đó là các loại trà trái cây chỉ chứa khoảng 100-120 calories. Còn ai cần tăng cân hay có dấu hiệu suy nhược thì có thể thoả thích thưởng thức trà sữa.

19 tháng 12 2021

dàn ý bạn ơi

26 tháng 11 2019

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

5 tháng 9 2018

I. Mở bài: giới thiệu ông nội

Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.

II. Thân bài

1. Giới thiệu bao quát

Ông nội năm này 72 tuổi. ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ong buồn hẳn, nhưng điều đó là diều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.

2. Giới thiệu chi tiết.

a. Tả ngoại hình

- Năm nay, ông nội em 75 tuổi

- Nội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn.

- Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứng

- Lông mày đậm, hơi xếch.

- Ông nội luôn tươi cười

- Nội già nên phải đi khom khom

b. Tả tính tình

- Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với dồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông

- Em rất tự hào về ông.

- Ông là chỗ dựa vững chắc của em.

- Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Ông là tượng đài tráng lệ trong em.

kb nhé

5 tháng 9 2018

Mở bài:

giới thiệu về người thân? Người đó là ai?

Khái quát tình cảm dành cho người thân yêu mến, khâm phục, ngưỡng mộ,......

Thân bài

- Nét ấn tượng về ngoại hình

+ Tuổi tác

+ Đôi mắt hiền từ

+ Dáng đi nhẹ nhàng

+ Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, rám nắng.......

=> Vẻ bề ngoài hiền từ , phúc hậu nên được mọi người yêu mến ngay lần gặp đầu tiên

- Tính cách

+ Là người phụ nữ đảm đang, tháo vát lo cho cuộc sống của gia đình

+ Mẹ dạy cách đối nhân xử thế

+ Em rất yêu thương , khăm phục, trân trọng và bik ơn vì sự hi sinh của mẹ cho cuộc sống gia đình

+ Mẹ là người hàng xóm tốt bụng..... với ai mẹ cũng giúp đỡ mà ko cần đền đáp nên dc mọi người yêu mến → riêng tôi, tôi rất tự hào và hãnh diện khi có 1 ng mẹ như thế

- Nhắc đến kỉ niệm của mình và người thân để nói lên => Mẹ dịu dàng và bao dung lời dạy bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang cho con suốt cuộc đời,. Ai cũng có 1 lần sai nhưng qua trọng là phải biết sửa lỗi

Kết Bài:

+ Khẳng định tình cảm dành cho người thân

+ Liên hệ bản thân

26 tháng 11 2019

I. Mở bài: Giới thiệu mắt kính

Ông bà ta thường có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. Để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620.

- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi

- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời

2. Cấu tạo

2 bộ phận:

- Mắt kính: Tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa

+ Mắt kính thủy tinh: Mắt kính này trong suốt nhưng có nhược điểm là dễ vỡ

+ Mắt kính nhựa: Mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước

- Gọng kính: Gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại

+ Gọng kim loại: Gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu

+ Gọng nhựa: Gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính

- Kính thuốc: Kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mắt kính

Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người, là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

26 tháng 11 2019

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: Kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài: (Có thể giới thiệu theo thứ tự: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

a. Nguồn gốc:

- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.

- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: Tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: Hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):

- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính

- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:

+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.

+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.

+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.

- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

- Mắt kính chia làm hai loại: Thủy tinh và nhựa

+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ

+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước

- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

c. Công dụng (theo từng loại kính):

- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;

3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

4 tháng 3 2022

anh đi học hay học olnline

4 tháng 3 2022

các bạn giúp mình nha

22 tháng 3 2022

REFER

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều di sản bậc nhất nước ta. Toàn tỉnh hiện có 632 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên). Trong đó, Vịnh Hạ Long là di sản nổi bậc nhất trong quần thể các di sản tỉnh QUảng Ninh.

 

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.

Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.

Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…

Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, kì bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.

 

Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.

Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm). Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.

Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.

22 tháng 3 2022

refer

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều di sản bậc nhất nước ta. Toàn tỉnh hiện có 632 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên). Trong đó, Vịnh Hạ Long là di sản nổi bậc nhất trong quần thể các di sản tỉnh QUảng Ninh.

 

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.

Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.

Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…

Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, kì bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.

 

Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.

Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm). Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.

Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.

21 tháng 2 2019

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

 Bạn tham khảo nhé!                                 Mẫu 1

a. Mở bài

  • Mở bài trực tiếp: giới thiệu về mẹ của em
  • Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ qua hình ảnh những kỉ vật, món đồ gắn bó với mẹ (chiếc khăn, đôi dép, món ăn…), khiến em suy nghĩ, nhớ thương về mẹ.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát về mẹ:

  • Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? (trông ngoại hình mẹ có giống với tuổi thật không, hay nhìn trẻ hơn/ già hơn)
  • Mẹ có thân hình thế nào? (cao ráo/ hơi thấp/ gầy gò/ đầy đặn…)
  • Làn da mẹ thế nào? (trắng hồng, đen sạm, màu mật ong…)
  • Công việc của mẹ là gì? Có vất vả lắm không? Có chiếm nhiều thời gian trong ngày của mẹ không?

- Miêu tả chi tiết về mẹ:

  • Mái tóc của mẹ (màu gì, độ dài, để kiểu tóc gì, khô xơ hay mềm mượt, khi làm việc thì mẹ buộc như thế nào…)
  • Khuôn mặt, cái mũi, đôi mắt… của mẹ có đặc điểm như thế nào? (hình dáng, màu sắc…)
  • Đôi bàn tay của mẹ (mềm mại hay thô ráp, do đã làm những công việc thường ngày là gì)
  • Trang phục của mẹ (gồm những gì, có đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng ra sao, nó có khác biệt nhiều giữa trang phục đi làm và đi chơi, ở nhà không)

- Miêu tả tính cách, thói quen, sở thích của mẹ:

  • Mẹ em là người có tính cách như thế nào? (hiền lành, khô cứng, dịu dàng, năng động, lạnh lùng, nghiêm khắc…) - được thể hiện qua các hành động gì, được mọi người đánh giá ra sao?
  • Mẹ có thói quen làm việc như thế nào? Thường làm gì vào thời gian rảnh?
  • Mẹ có sở thích gì? (kể ra đi kèm với hoạt động cụ thể)

- Tình cảm của em dành cho mẹ: Kể những tình cảm ấy cùng với những kỉ niệm, những hành động quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho em (và ngược lại).

c. Kết bài

  • Mẹ là một người mẹ tuyệt vời và cũng là tấm gương để em học tập và noi theo
  • Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể là niềm tự hào của mẹ.                  
  •                                     

                                                             Mẫu 2

  • a. Mở bài: Giới thiệu mẹ

    Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ có xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. Tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

    b. Thân bài

    -Tả ngoại hình

  • Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
  • Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
  • Mắt to tròn và đẹp
  • Đôi môi cong mịn
  • -Tả tính tình

  • Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực để nuôi em khôn lớn
  • Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
  • Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
  • Mẹ nấu ăn rất ngon
  • Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
  • Yêu thương mọi người xung quanh
  • Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và khổ cực
  • Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.
  • c. Kết bài

  • Em rất tự hào về mẹ.
  • Mẹ là động lực, là nguồn sống của em.
  • Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai.
  •  
  • Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
  • Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp                                                                                                                                                                                                                                                                                            Nguồn:Mik lấy trên vndoc
  •  
  • ~Học tốt nha~
9 tháng 11 2021

Bạn thao khảo ạ :

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ

Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ có xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. Tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình

- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ

- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu

- Mắt to tròn và đẹp

- Đôi môi cong mịn

- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học

- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp

2. Tả tính tình

- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực để nuôi em khôn lớn

- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến

- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà

- Mẹ nấu ăn rất ngon

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người xung quanh

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và khổ cực

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

III. Kết bài

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là động lực, là nguồn sống của em.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai.