K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ CHẤM (GẠCH CHÂN TỪ ĐÃ ĐIỀN) 1. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc …………hay dấu gạch đầu dòng. 2. “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ ……….” 3. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ ………. 4. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau....
Đọc tiếp

2. ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ CHẤM (GẠCH CHÂN TỪ ĐÃ ĐIỀN) 1. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc …………hay dấu gạch đầu dòng. 2. “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ ……….” 3. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ ………. 4. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ…….. 5. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ ………… 6. Cốt truyện thường có 3 phần là……………. 7. Một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là……….. 8. Dấu …….. thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 9. Cấu tạo của tiếng “trắng” gồm …..

1
12 tháng 12 2021

1. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

2. “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy 

3. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn

4. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép

5. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức

6. Cốt truyện thường có 3 phần là mở đầu,diễn biến,kết thúc

7. Một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là cốt truyện

 8. Dấu hai chấm(:) thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

9. Cấu tạo của tiếng “trắng” gồm: âm đầu(tr),vần(ăng),thanh(sắc)

 

(Những từ cần điền mk đã in đậm và in nghiêng rùi nhé)

 

 

9 tháng 9 2018
Những chỗ có dấu ngoặc kép Lời dẫn trong dấu ngoặc kép là câu trọn vẹn hay cụm từ ? Dấu ngoặc kép dùng phối hợp với dấu hai chấm hay dùng độc lập ?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” (1), là “đầy tớ trung thành của nhản dân” (2). Đều là cụm từ. Dùng độc lập.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3). Câu văn trọn vẹn. Dùng phối hợp với dấu hai chấm.

Giải thích thêm:

- Dấu ngoặc kép thường được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.

Ví dụ : Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” (1), là “đầy tớ trung thành của nhân dân” (2).

- Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

Ví dụ : Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3).

19 tháng 9 2021

a) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật (dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng)

b) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

17 tháng 4 2021

Đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật: 

→ Mẹ bảo tôi : Mẹ có quà tặng cho con đấy !

Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước: 

→ Thằng bé này là em trai tôi : nó tên Phúc. 

Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt : 

→ Đối với tôi, chiếc bút mực như ''người thầy'' đã giúp tôi nắn nót từng chữ trên trang giấy trắng. 

Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật : 

→ Ông tôi gọi tôi : ''Cháu ơi ! Lấy cho ông chén trà với ! 

19 tháng 5 2021

Hay thật đó vao + Trần Thu Hà

Câu 5. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau:      Cành gai nói với hoa hồng:       Hoa ơi        Nhìn cô nở đẹp lắm, có cô, mọi người khen lây cả tôi nữa      Hoa hồng đáp: - Cành gai ơi! Nhìn anh sao mà sắc nhọn oai phong thế, nếu không có anh  chúng mình đã bị bẻ sạch rồi                                                                        (Theo Truyện...
Đọc tiếp

Câu 5. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau: 

    Cành gai nói với hoa hồng:

      Hoa ơi        Nhìn cô nở đẹp lắm, có cô, mọi người khen lây cả tôi nữa 

    Hoa hồng đáp:

- Cành gai ơi! Nhìn anh sao mà sắc nhọn oai phong thế, nếu không có anh  chúng mình đã bị bẻ sạch rồi 

                                                                      (Theo Truyện ngụ ngôn thế giới)

 

 

 

Câu 6. Điền từ bắt đầu bằng “tr” hoặc “ch” là tên một loại quả nhiều múi, vị chua, kết trái theo mùa. 

                               Đáp án: quả......

2
1 tháng 8 2021

chanh

1 tháng 8 2021

Câu 5: 

- Hoa ơi!

- Nhìn cô nở đẹp lắm, có cô, mọi người khen lây cả tôi nữa!

- Nếu không có anh, chúng mình đã bị bẻ sạch rồi.

Câu 6: quả chanh

Chúc bạn học tốt!! ^^

16 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

2 tháng 10 2021

lần lượt là : 2 / từ ghép / từ láy

2 tháng 9 2021

Bài 3Các câu văn dưới đây có dùng dấu hai chấm báo hiệu lới nói của nhân vật nhưng còn thiếu dấu phối hợp. Em hãy điền đúng dấu phối hợp sau dấu hai chấm.

a/ Tôi ngả đầu vào lòng mẹ và nói: "Con yêu mẹ !"

b/ Bố tôi khen:

         - Con đã ngoan hơn trước rồi đấy!

@Duongg

2 tháng 9 2021

1)Tôi ngả đầu vào lòng mẹ và nói:"Con yêu mẹ!"

B)Bố tôi khen:
-Con đã ngoan hơn trước rồi đấy!

câu a thêm dấu ngoặc kép trước từ con và sau dấu chấm than

câu b thêm dấu gạch đầu dòng trước từ con

học tốt nhé!

7 tháng 1 2018

Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”.

a) Điền vào chỗ trống:– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví...
Đọc tiếp

a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.

1
31 tháng 5 2019

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

    + chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

    + mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

    + dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

    + liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b. Tìm từ theo yêu cầu:

- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

    + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

    + Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

    + Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

    + Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

    + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Câu với mỗi từ: lên, nên.

    + Trời nhẹ dần lên cao.

    + Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng

- Câu để phân biệt các từ: vội, dội

    + Lời kết luận đó hơi vội.

    + Tiếng nổ dội vào vách đá.