K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

e

8 tháng 12 2021

a,c,e

24 tháng 12 2021

TẢ BÚP BÊ

4 tháng 1 2022

mình không hỉu

9 tháng 6 2023

Câu B.Sao cậu giỏi thế 

GT:

Chị mới về đấy à ?

\(=>\) Là câu hỏi

Sao cậu giỏi thế ?

\(=>\)Sửa lại Sao cậu giỏi thế !

\(=>\) Là câu cảm thán,bộc lộ cảm xúc

Tại sao các cậu lại cãi nhau ?

\(=>\) Câu hỏi

Quê bạn ở đâu ?

\(=>\) Câu hỏi

3 tháng 1 2022

. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung:

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà !

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại :

- Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

2. Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, chúng được dùng làm gì ?

Gợi ý:

Con đặt câu hỏi vào trong hoàn cảnh diễn ra câu chuyện để trả lời.

Trả lời:

Hai câu hỏi cùa ông Hòn Rấm không hề được dùng để hỏi về điều chưa biết.

Thực ra câu hỏi: Sao chú mày nhát thế? là để chê trách cu Đất.

Câu hỏi sau: Chứ sao? là để khẳng định nhấn mạnh là đất có thể nung trong lửa được.

3. Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: "Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?". Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

Gợi ý:

Trong trường hợp này câu hỏi không dùng để hỏi mà nhằm mục đích khác, con hãy suy nghĩ xem đó là mục đích gì?

Trả lời:

Câu hỏi chỉ để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.

II. Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: "Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này."

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?"

c) Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ?"

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?"

Gợi ý:

- Câu hỏi có thể được dùng để thể hiện:

+ Thái độ khen chê

+ Sự khẳng định, phủ định

+ Yêu cầu, mong muốn

Trả lời:

Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Thể hiện sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giống.

d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ 

2. Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói: "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.

Gợi ý:

Con đọc kĩ từng trường hợp rồi đặt câu sao cho phù hợp.

Trả lời:

Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho

a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?

b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?

c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?

d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?

3. Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi đặt câu hỏi sao cho phù hợp.

Trả lời:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?. Về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: “Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn cũng hay đấy chứ?” Thấy vậy bạn em bĩu môi: “Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không

4 tháng 1 2022

Sorry nhé mình trả lời lại cho nè

Các câu đó nhằm mục đích hỏi han, quan tâm, hỏi để biết

16 tháng 1 2018
Câu hỏi Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, nó được dùng làm gì ?
Sao chú mày nhát thế ? Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định. Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.
Chứ sao Câu hỏi này không dùng để hỏi. Câu hỏi này dùng để khẳng định.
29 tháng 12 2021

câu:Sao cậu giỏi thế:là câu dùng để hỏi

29 tháng 12 2021

Câu: Sao cậu giỏi thế. Là câu dùng để hỏi và có thái độ khen nhá 

HT

25 tháng 6 2018

Câu hỏi dùng để nếu yêu cầu , mong muốn .

Câu hỏi : 

Sao chú nhát thế ?

mục đích :  Ông hòm Gấm chê chú nhát 

Chứ sao ? 

mục đich : Ông Hòm Gấm khẳng định đất có thể nung trong lửa 

hok tốt

7 tháng 12 2018

a, Em nghĩ là anh chị nên nói nhỏ hơn một chút ạ!

b, Chơi đa

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.