K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất.

  • Đó là thứ đồ chơi gì?
  • Có trong trường hợp nào?
  • Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)

2. Thân bài:

- Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thế nào?

- Tả từng bộ phận:

  • Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
  • Cái mặt trông giống gì?
  • Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
  • Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
  • Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
  • Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
  • Tư thế ngồi có vững không?

- Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)

- Tác dụng của thỏ:

  • Là món đồ chơi dễ thương nhất
  • Là món quà kỉ niệm
  • Trang trí góc học tập và chiếc giường xinh xắn

3. Kết bài:

  • Nêu tình cảm của em với Melody.
  • Giữ gìn cẩn thận, chơi xong cất gọn một chỗ.

HT

5 tháng 12 2021

mình cảm ơn Lê Hoàng Long

10 tháng 12 2016

1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên bn tự viết nha)

10 tháng 12 2016
Biểu cảm về mùa xuân.Ðối với những người Việt tha hương, nhất là những người đang lưu lạc ở xứ tuyết Bắc Âu giá lạnh và ít người đồng hương cư ngụ, thì khí Xuân chắc hẳn khó có thể hiển hiện rõ quanh họ được. Nhưng chắc chắn rằng giờ này đây trong lòng mỗi người Việt chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên đất khách quê người đều đang rạo rực một niềm hân hoan, và cũng đang bừng bừng một nỗi mong chờ về một mùa Xuân nơi đất Tổ.Trong bốn mùa, mùa Xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa Xuân có đầy đủ những yếu tố căn bản để cho vạn vật trong vũ trụ hòa đồng, kết hợp một cách linh động trong công cuộc súc tiến sự sinh sôi nẩy nở.Ðối với đồng bào Việt, mùa Xuân là mùa của hội hè, đình đám, giải trí, vui chơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Ðán:Tháng Giêng là tháng ăn chơi,Tháng Hai đình đám, tháng Ba hội hè.Mùa Xuân là một mùa lễ lớn của dân tộc, một mùa lễ đã được hình thành và theo giòng thời gian đã được bồi đắp thêm bởi những tinh hoa theo sự phát triển của từng thời đại trong suốt suốt chiều dài lịch sử, một mùa lễ mà đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã trở thành phong tục, tập quán, nề nếp và truyền thống của văn hóa Việt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Ðó chính là một trong những sản phẩm quý giá thuần tính dân tộc của non sông bốn nhìn năm văn hiến.



Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:



Dân ta lịch sử mấy nghìn năm

Trăm trứng đua chen toả nắng hồng

Năm mươi theo Mẹ lên triền núi

Một nửa cùng cha xuống biển đông



Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.
Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.
Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.
Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.
Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.



Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:

Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy Có nhiều vật luôn liên hệ đến Tết và đã trở thành những biểu tượng của ngày lễ này, như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam. Những hàng câu đối và những bức tranh dân gian cũng được người dân Việt treo trong nhà một cách trang trọng. Ý nghĩa của những câu đối và những bức tranh đó không ngoài mục đích diễn tả sự hân hoan, ý nguyện hướng thiện và hoàn thiện bản thân, nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, đến những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa của người xưa.



Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.Cho nên dẫu
Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,
vẫn nhớ tình quê,
say đắm tục truyền vùng đất Tổ
Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,càng yêu nghĩa nước,
ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng
Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
30 tháng 4 2020

I. Mở bài

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

II. Thân bài

a. Tả mặt trước

- Đồng hồ mang nhãn hiệu.

- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.

- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.

- Thuộc loại đồng hồ để bàn.

- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.

- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.

- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.

- Kim giờ ngắn và to, màu đen.

- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.

- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.

b. Tả mặt sau

- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.

- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.

- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

c. Tả hoạt động

- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.

- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.

- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.

- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

III. Kết bài

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.

30 tháng 4 2020

Học Văn hướng dẫn các em cách lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức một cách chi tiết và hay nhất. Chúc các em làm tốt bài văn miêu tả đồ vật trong nhà.

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

II. Thân bài

a. Tả mặt trước

- Đồng hồ mang nhãn hiệu.

- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.

- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.

- Thuộc loại đồng hồ để bàn.

- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.

- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.

- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.

- Kim giờ ngắn và to, màu đen.

- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.

- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển dộng nhanh nhất.

b. Tả mặt sau

- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.

- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.

- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

c. Tả hoạt động

- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.

- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.

- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.

- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

III. Kết bài

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình

26 tháng 1 2022

Mỗi một món quà tặng với em đều vô cùng ý nghĩa. Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, em đã được bố tặng cho chú gấu bông Doremon, là nhân vật hoạt hình mà em thích nhất và chú cũng rất đáng yêu.

Chú to bằng một nửa người của em. Chú Doremon ấy không có bộ lông xù mềm mại như những chú gấu bông khác mà là một lớp lông bằng vải cô-tông phẳng lì, nhưng bù lại bên trong, chú được nhồi rất nhiều bông mềm, khiến chú phồng to lên trông mũm mĩm, đáng yêu và ôm vào mềm mại, êm vô cùng. Chú gấu bông này giống hệt như trong phim vậy. Chú cũng có màu da xanh lam nhạt, khuôn mặt, hai tay, hai chân và phần bụng thì màu trắng. Cái đầu chú nhẵn nhụi, không có tai, khiến cho em nhớ về tiểu sử hài hước về đôi tai bị chuột cắn mất của chú. Đôi mắt chú to, tròn, đen láy được thiết kế đầy cầu kì nên trông giống như thật vậy, cùng với chiếc mũi tròn màu đỏ như quả sơ-ri, lấp lánh trên khuôn mặt tròn to. Cái miệng rộng, hai bên ria mép được khâu tinh xảo, chú nở nụ cười tươi toe toét để lộ cái lưỡi hồng xinh xắn bên trong. Thân chú thấp mà to, cái bụng tròn tròn, phình ra dễ thương, ở giữa có chiếc túi thần kì chứa biết bao những món bảo bối kì diệu. Trước cổ chú Doremon ấy có chiếc chuông vàng, mỗi khi ôm chú nựng nựng, chiếc chuông ấy lại rung lên phát ra tiếng kêu nhè nhẹ rất vui tai. Đôi tay tròn tròn không có ngón tay cùng hai chân to như hai cái bánh mì nhỏ, đằng sau là chiếc đuôi ngắn đỏ chót khiến chú càng thêm đáng yêu.

Em rất yêu quý chú Doremon ấy. Em thường ôm chú khi ngủ, khi học bài. Mỗi lần ôm chú, em đều nhớ về tuổi thơ với những tập phim ý nghĩa, vui vẻ, với hình ảnh một chú mèo máy thông minh, lém lỉnh, hay giúp đỡ bạn bè. Chú như trở thành một người bạn của em, giúp em bớt cô đơn. Mỗi khi em buồn, nhìn vào gương mặt đang nở nụ cười rạng rỡ của chú, em lại cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Chú thật sự là một chú gấu bông tuyệt vời.

Em rất yêu quý chú gấu bông của em, vì còn là món quà bố tặng nên em càng trân trọng chú hơn. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ chú gấu đáng yêu ấy. Có lẽ chú sẽ luôn là người bạn em mang theo bất cứ nơi đâu sau này.

26 tháng 1 2022

Hôm nay, bố vừa mua một chiếc lò vi sóng mới cho cả nhà.

Chiếc lò có hình hộp chữ nhật, bên trong chứa được cả hai chiếc tô lớn cùng một lúc. Nó thiết kế từ chất liệu đặc biệt, vừa cứng cáp, chắc chắn lại cách nhiệt, cách điện bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người dùng. Toàn thân lò là một màu đen bóng rất sang trọng. Riêng mặt cửa lò thì là phần kính trong suốt có thể nhìn xuyên vào bên trong. Ở cánh cửa có một tay cầm vuông dọc mép cánh để mở ra và đóng vào. Khi mở cửa, chỉ cần ấn nút ở ngay dưới tay cầm là cửa sẽ tự động mở ra. Khi đóng vào thì nhấn cửa vào đến khi nghe tiếng “tách” là được.

Ở phần bên cạnh cánh cửa là hai nút xoay để điều chỉnh nhiệt độ của lò. Nút đằng trên là các nấc nhiệt theo bốn mức nóng tăng dần. Nút ở dưới là nút hẹn giờ cho lò chia thành tám mức. bên trong lò có một chiếc đĩa lớn đặt trên trục xoay. Đồ cần quay nóng sẽ được đặt lên đó. Ở góc trên có ba chiếc đèn nhỏ, khi nào sử dụng lò thì chúng sẽ tự động sáng lên.

Nhờ chiếc lò vi sóng, nhà em có thể quay cơm và thức ăn nhanh chóng mà tiện lợi. Em thích chiếc lò vi sóng mới lắm.

22 tháng 7 2018

1. Mở bài:

Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.

2. Thân bài:

- Con búp bê có đôi mắt đen láy.

- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.

- Hai bím tóc, làn tóc mái, khuôn mặt trái xoan.

- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đủ màu sặc sỡ.

- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.

- Những ngón tay thon thon búp măng.

- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.

3. Kết bài:

- Em rất thích con búp bê.

- Em cho búp bê ngủ cùng em.

- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.

22 tháng 7 2018

Dàn bài Tả đồ chơi - Tả một chú thỏ nhồi bông

a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)

b) Thân bài:

– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?

– Tả từng bộ phận:

+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?

+ Cái mặt trông giống gì?

+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?

+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?

+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?

+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)

+ Tư thế ngồi có vững không?

– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)

c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.

6 tháng 12 2018

Mik làm đc bài 2 thôi 

Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi đuợc diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ.- Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!- A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé! Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong.- Sáu mươi, sáu mốt…Yến Nhi đếm đều, mồ hôi lấm tấm, những sợi tóc bết vào trán như đường chì kẻ. Khuôn mặt bé hồng lên trong nắng, y như mặt trời tí hon trên cao. Ông Mặt Trời gật gù mỉm cười. Những luồng gió mát thổi tung hai bím tóc dài. Chợt một hồi trống giòn giã vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!”Hồng Thắm và Yến Nhi nhanh nhẹn vào lớp cùng các bạn. Ngoài sân, nắng và gió vẫn vui đùa thản nhiên như muốn tiếp tục cuộc chơi của hai bé đang bỏ dở
 

27 tháng 1 2022

Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.

HT ~

21 tháng 2 2019

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

b) Thân bài

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.

Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

c) Kết bài

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.

21 tháng 2 2019

. Mở bài

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

b) Thân bài

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.

Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

c) Kết bài

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.