K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2022

1. Trận đánh địch tại trường Con Gái đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương).

a) Thời gian: Đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946

b) Diễn biến:

Tại Trường Con gái, ngay từ những phút đầu tiên, cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt.

Hỏa lực của ta không chế áp được các hỏa điểm địch, hỏa điểm địch bắn rát, các mũi xung phong của ta bị khựng lại không tiến công lên được.

Đêm 20/12/1946, vẫn đội hình như cũ, ta tiếp tục tiến công. Mũi đc Đặng Quốc Chinh đã bám sát ụ súng số 01. Địch bắn trả quyết liệt.

Ngày 21/12/1946, Ban chỉ huy mặt trận triệu tập một cuộc họp đến tất cả các mũi tiến công, các lực lượng tham chiến, kể cả chủ lực và địa phương để nhận định tình hình, rút kinh nghiệm chiến đấu, quyết định thay đổi chiến thuật, tạm thời tránh chỗ mạnh, dồn lực lượng đánh vị trí Trường Con gái, tăng cường một khẩu 37 mm đặt ở sân chùa Đông Thuần để bắn sang.

Đến 21 giờ đêm 21/12/1946 tiếng súng tiến công của quân dân thành phố Hải Dương lại nổ giòn. Quân ta chiến đấu gan dạ, mưu trí, giành giật với địch từng căn phòng, từng ngách đường. Khoảng  một giờ sau ta tiêu diệt và bắt gọn một trung đội lính Pháp. Khi giải tù binh về Ủy ban Bảo vệ tỉnh, chúng ngoan cố chống lại bị anh em tự vệ bắn chết 06 tên, còn lại bàn giao cho trên được 09 tên.

c) Kết quả

- Về địch: Bị diệt 19 tên, bắt sống 09 tên và thu toàn bộ vũ khí, trang bị

- Về ta: Hy sinh 02 đồng chí (Đc Đặng Quốc Chính và 01 đc thuộc đại đội Vệ quốc đoàn).

d) Ý nghĩa

- Trận đánh thắng bọn xâm lược Pháp tại vị trí trường Con Gái là chiến công đặc biệt, gợi mở cho quân ta nhiều cách đánh sau này.

- Quân ta đã giành quyền chủ động và phá tung thế trận của quân Pháp định đánh úp ta, đẩy chúng vào tình trạng bị động đối phó.

2. Trận đánh ca nô địch trên sông Gùa tại thôn Bá Nha, xã Hợp Đức, huyện Thanh Hà

a) Thời gian: Ngày 25 tháng 3 năm 1948

b) Diễn biến:

Đúng 13 giờ chiều ngày 25/3/1948, hai chiếc ca nô quân sự của địch chạy từ Hải Phòng lên Hải Dương. Khoảng một giờ sau, tổ trinh sát tại cây quéo thôn Bá Hoàng phát hiện 2 ca nô địch từ đò Lạng chạy xuống. Ca nô đi trước của địch đã vượt qua ống ngắm, khi ca nô di sau của địch vừa lọt vào tầm bắn thì đc Phạm Kim Bạo đã bình tĩnh bóp cò, một tiếng nổ vang cả mặt sông, chiếc ca nô địch khựng lại, bốc cháy, khói bay mù mịt và lao đầu sang bờ sông phía Lại Xá. Gần 60 tên địch và các phương tiện kỹ thuật, vũ khí trên ca nô bị cháy, chìm trong nước. Ca nô còn lại của địch vội vã thoát thân chạy về hướng Hải Phòng.

c) Kết quả

Ta bắn cháy, chìm 01 ca nô, phá hủy nhiều phương tiện kỹ thuật, vũ khí trên ca nô và tiêu diệt gần 60 tên địch.

d) Ý nghĩa

Chiến thắng bắn cháy và chìm ca nô địch trên sông Gùa đã làm nức lòng quân dân Thanh Hà. Chiến thắng đã mang lại sự vui mừng phấn khởi và niềm tin tưởng, lạc quan về loại vũ khí mới của ta. Câu ca "Bốn anh du kích Thanh Hà, bắn ca nô đắm chan hòa máu tây" được truyền tụng rộng rãi và cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giết giặc lập công trong toàn huyện.

3. Trận đánh mìn phá hủy đoàn tàu hỏa chở lính Pháp của du kích xã Bình Định (Cẩm Giàng).

a) Thời gian: Ngày 05 tháng 10 năm 1948

b) Diễn biến

Sau 3 ngày đêm đặt "Mìn giả" vào vị trí định sẵn mà kẻ định không phát hiện được, nên đêm ngày 03/10/1948, cấp trên cho lệnh đặt mìn thật vào trận địa.

Sáng ngày 04/10, đội quân tuần tra dò mìn của địch đã không phát hiện được gì ở khu vực Chùa Dê. Trận địa mìn của ta vẫn còn nguyên vẹn. Đến 14 giờ có tiếp một đoàn tàu từ thị xã Hải Dương đang chạy về hướng trận địa.

Ngay đêm đó, Chi ủy và Ban chỉ huy xã đội đã quyết định khắc phục tình huống xảy ra bằng cách thay dây dật mìn bằng dây thép tốt hơn.

Căng thẳng trong chờ đợi suốt gần 4 giờ mà vẫn không có đoàn tàu nào chạy qua. Đến 14 giờ kém 10 phút, từ thị xã Hải Dương, một đoàn tàu kéo theo 12 toa chạy về phía Hà Nội. Trên tàu nhốn nháo bọn lính Âu Phi. Đoàn tàu đang từ từ lao vào trận địa. Khi nửa trên đoàn tàu vào vị trí đặt mìn, thì một tiếng nổ rung động cả một vùng, quả mìn 50 kg đã phá hủy đầu máy và lật đổ 6 toa, các toa còn lại đều bị trật bánh nghiêng ngả, dồn ép vào nhau. Bọn lính trên tàu kêu la, những tên sống sót sau khi hoàn hồn cầm súng lao xuống về đường và bắn xối xả ra các hướng.

Do vũ khí cất giấu ở hầm lâu ngày, nên khi bắn thì đạn không nổ, ném lựu đạn thì lựu đạn câm. Anh em đành phải bí mật rút lui. Giữa lúc đó ở phía bên kia đường tàu, hai đồng chí In và Yểng đã nhanh chóng rời vị trí, men theo bờ mương lẩn vào cánh đồng lúc đang độ chín. Bọn lính ở các chốt gần đó như bốt Cầu Ghẽ, Cẩm Giàng, Ngặt Kéo đến chi viện và truy tìm người giật mìn. Phát hiện được gốc dây mìn, đoán chắc là quân ta còn ẩn nấp ở đâu đây, bọn chúng liền phối hợp rải quân vây chặt cánh đồng phía nam gần khu vực Chùa Dê. Sau một hồi càn quét, bọn địch phát hiện thấy và bắn chết hai duy kích của ta. Đồng chí Nguyễn Văn In và Vũ Tiến Yểng chiến đấu dũng cảm và huy sinh oanh liệt sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ đoàn tàu quân sự địch.

c) Kết quả

Về địch: Bị tiêu diệt và bị thương 250 tên viễn chinh xâm lược; phá hủy 01 đầu máy, đổ và hư hại nặng 6 toa, 5 toa khác bị hư hại nhẹ; phá 140 mét đường sắt, làm đoạn đường này bị ách tắc suốt 3 ngày đêm.

Về ta: hy sinh 02 đồng chí

d) Ý nghĩa

Đây là trận đánh mìn thắng lợi giòn giã nhất trên địa bàn  Hải Dương tính từ đầu cuộc kháng chiến đến tháng 5/1948. Trận đánh biểu thị tinh thần quyết tâm rất lớn của đơn vị du kích xã đặc biệt của hai đồng chí trực tiếp đánh mìn. Trận đánh thể hiện tính kiên trì bám và đánh trúng đoàn tàu quân sự địch trong khắc phục sự cố, tập trung dân chủ bàn biện pháp có hiệu quả nhất. Trận đánh đã gây tiếng vang lớn trong cả tỉnh, chiến khu và trong cả nước, khích lệ tinh thần dám đánh giặc và thắng giặc, tạo đà cho phong trào đánh địch trên đường sắt, đường 5 ngày càng mạnh mẽ hơn.

------ tham khảo -----

 

9 tháng 2 2017

Đáp án D

*Từ năm 1947, chiến tranh lạnh bùng nổ giữa Liên Xô và Mĩ do đối đầu về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc, biểu hiện cụ thể là các cuộc chiến tranh cục bộ.

*Xét chiến tranh Việt Nam (quốc gia xác định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa):

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954): Mĩ đã bắt đầu can thiệp và chiến tranh Việt Nam (từ năm 1947) và từ năm 1949 bắt đầu viện trợ cho Pháp và kinh tế và quân sự, đồng thời ở giai đoạn 1953 – 1954 ép pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh nhằm hạn chế sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Hơn nữa, từ năm 1950, Trung Quốc và Liên Xô (thuộc phe XHCN) lại bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975): Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm ngăn chặn ảnh hưởng và phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á + Liên Xô và Trung Quốc lại có sự viện trợ, giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

=> Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam là biểu hiện của thời kì thế giới xảy ra Chiến

17 tháng 11 2018

Đáp án D

*Từ năm 1947, chiến tranh lạnh bùng nổ giữa Liên Xô và Mĩ do đối đầu về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc, biểu hiện cụ thể là các cuộc chiến tranh cục bộ.

*Xét chiến tranh Việt Nam (quốc gia xác định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa):

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954): Mĩ đã bắt đầu can thiệp và chiến tranh Việt Nam (từ năm 1947) và từ năm 1949 bắt đầu viện trợ cho Pháp và kinh tế và quân sự, đồng thời ở giai đoạn 1953 – 1954 ép pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh nhằm hạn chế sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Hơn nữa, từ năm 1950, Trung Quốc và Liên Xô (thuộc phe XHCN) lại bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975): Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm ngăn chặn ảnh hưởng và phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á + Liên Xô và Trung Quốc lại có sự viện trợ, giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

=> Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam là biểu hiện của thời kì thế giới xảy ra Chiến

25 tháng 10 2021

A

17 tháng 2 2022

Tham khảo

a) 

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

b) 

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

 

14 tháng 6 2016

mk xin lỗi bn, mk ko bk lm

30 tháng 3 2017

Đáp án A

Từ năm 1925, phong trào công nhân phát triển mạnh, đặc biệt là với vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đặc biệt là phong trào vô sản hóa, phong trào công nhân đã dần trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

Thực tế của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) đã minh chứng cho mối quan hệ mật thiệt giữa thắng lợi trên mặt trận quân sự và thắng lợi trên mặt trận ngoại giao:

- Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định kết quả trên bàn đàm phán.

- Kết quả trên bàn đàm phán thể hiện thắng lợi trên mặt trận quân sự.

28 tháng 11 2019

Đáp án A

Từ năm 1925, phong trào công nhân phát triển mạnh, đặc biệt là với vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đặc biệt là phong trào vô sản hóa, phong trào công nhân đã dần trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

Thực tế của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) đã minh chứng cho mối quan hệ mật thiệt giữa thắng lợi trên mặt trận quân sự và thắng lợi trên mặt trận ngoại giao:

- Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định kết quả trên bàn đàm phán.

- Kết quả trên bàn đàm phán thể hiện thắng lợi trên mặt trận quân sự.

12 tháng 5 2019

Đáp án B

Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện cục diện hai cực, hai phe bao trùm, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam chính là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử trong thế kỉ XX.