K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Tham khảo 

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

 
3 tháng 12 2021

copy trên mạng đk

 

4 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

đoạn văn thôi ạ

 

12 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

31 tháng 10 2023

sợi dây vô hình của văn chương đã thắt chặt lòng người khiến người đọc phải yêu, ghét. buồn ,vui. mỗi tác phẩm văn học nghệ thuận đắc sắc chạm khắc vào lòng người luôn là những khúc nhạc du dương,trầm bổng trên khuôn nhạc con tim,làm cho trái tim người đọc đập lên loạn nhịp,lắng xuống chiều sâu hoặc sung sướng hả hê.một trong số đó là tác phẩm chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ.qua tác phẩm,vũ nương đã để lại trong tim người đọc một cảm xúc thật khó phai.vũ nương đc nguyễn dữ ưu ái giới thiệu ngay từ dầu tác phẩm. Vũ thị thiết thiết nguoief con gái quê ở nam xương,tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. lời giới thiệu khái quát ấy dã gới thiệu một người phụ nữ vừa đẹp người đẹp nết. bết ck có thính đa nghi nên vũ nương cũng giữ gìn khuôn phép không từng để thất hòa,nàng khôn khéo vụn vẹn cho hạnh phúc gđ nên tổ ấm lúc nào cũng ấm êm hòa thuận.lúc trương sinh chuẩn bị ra chiến trường nàng rót chén rựu đầy tiễn ck và căn dặn " chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong theo đc ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ chỉ mong ngày về mangh theo hai chữ bình yên thế là đủ rr" lời căn dặn ấy cho thấy vũ nương là mottj người vợ ko màng danh lợi , xa hoa phú quý mà chỉ lo cho sự an nguy của ck. trong những ngày tháng xa ck tình yêu ấy thể hiện trên nỗi nhớ ck da diết khôn nguôi" mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi" thì nỗi buồn góc bể chân trời.nàng tạo ra trò chơi cái bóng để con có một hình dung về người cha,và làm nguôi đi nỗi nhớ ck trong những ngày tháng dài đằng đẳng.lúc ck trở về nhửng tưởng là lúc gđ đc xum họp nhừng tai họa ập đến vs vũ nương qua cái bóng oan khiêm.chỉ vì lời ns ngây thơ của bé đản mà trưởng sinh đã nghi ngờ vợ thất tiết về nhà đánh đập,chửi mắng,đuổi đi.vũ nương đã 3 lầm phân trần để khẳng định phẩm giá trong sạch của mình nhưng trtuong sinh ko tin.vũ nương là một người vợ thủy chung son sắt , hết mực thương ck,khiến cho người đọc ngậm ngùi thương xót.vũ nuong hiện là một người con dâu hiếu thảo tận tình tận hiếu vs mẹ ck.lúc mẹ ck ốm,hết sức thuốc thang,lễ bái thần phật,lấy lời ngon ngọt đẻ khuyên lơi.lúc mẹ ck mất,hết lòng thương xót,ma chay tế lễ như cha mẹ ruột.cách chăm sóc tận tình ấy bắt nguồn từ lòng hiếu thảo,chứ ko phải là trách nhiệm và nghĩa vụ,chính lời chăn chối vủa bà trc khi mất là công nhận công lao của vũ nương đối vs nhà ck"xanh kia quyết chẳng phụ con cx như con đã chẳng phụ mẹ".dòng chảy thời gian có thể cuốn trôi mọi thứ nào là văn là thơ.mỗi tác phẩm văn hc nghệ thuận vẫn còn đọng mãi theo thời gian.cũng như nhận vật vũ nương vẫn còn đọng mãi trong trái tim của bạn đọc

 

3 tháng 7 2023

Vũ Nương, nhân vật chính trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, là một biểu tượng của sự đau khổ và hy sinh trong cuộc sống. Bi kịch của Vũ Nương được phản ánh qua nhiều khía cạnh. Đầu tiên, Vũ Nương là một người phụ nữ bị đánh đổi và bị bóc lột quyền tự do. Cô bị ép buộc vào cuộc hôn nhân không mong muốn với một người đàn ông giàu có nhưng vô tình và lạnh lùng. Thứ hai, Vũ Nương phải chịu đựng sự cô đơn và bất hạnh khi bị chồng bỏ rơi sau khi sinh con. Cô phải sống trong cảnh nghèo khó và bị xã hội coi thường. Cuối cùng, bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện qua tình yêu không đáp lại của người đàn ông mà cô yêu. Mặc dù đã dành cả cuộc đời để chờ đợi, Vũ Nương không bao giờ nhận được tình yêu và sự chấp nhận từ người đó. Tất cả những bi kịch này khiến Vũ Nương trở thành một nhân vật đáng thương và đáng khâm phục, mang lại cho độc giả sự xúc động và suy ngẫm về cuộc sống.

3 tháng 7 2023

Gợi ý cho em đoạn văn:

Vũ Nương không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Người xưa ta hay có câu: ''Hồng nhan bạc phận'', VN cũng không tránh khỏi những bi kịch đau buồn. Sau khi đi lính trở về, Trương Sinh vì nghe lời của bé Đản nói rằng cứ tối đến bố nó lại đến mà không tìm hiểu đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện mà sinh lòng ghen tuông, nghi ngờ vợ mình, đuổi vợ mình đi. Tuy VN đã hết lời thanh minh, giải thích, họ hàng làng xóm bênh vực nhưng TS 1 mực không nghe. Để chứng minh cho sự trong sạch của mình, nàng đã gieo mình trên sông để bảo toàn khí tiết. Sau này khi hiểu ra mọi chuyện, TS đã hối hận vì không tin vợ nhưng đã muộn. TS lập đàn giải oan cho VN bên sông nhưng nàng không thể trở về được nữa. Sau cùng, tuy rằng nàng đã được rửa oan nhưng nàng không thể trở về dương gian được, cái kết vừa có hậu vừa không có hậu. VN là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ: xinh đẹp, đảm đang nhưng đoản mệnh.

_mingnguyet.hoc24_

29 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

3 tháng 12 2019

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.