K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2020

*NHÂN TẾ BÀO

1. Cấu trúc

- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 micrômet.

- Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) dày 6 - 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.

- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.

2. Chức năng

- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp prôtêin.

*LƯỚI NỘI CHẤT

Lưới nội chất hạt

a) Cấu trúc

- Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia.

- Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

b) Chức năng

- Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể.

- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp.

2. Lưới nội chất trơn

a) Cấu trúc

- Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

b) Chức năng

- Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.

- Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.

*. RIBÔXÔM

- Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc.

- Cấu tạo gồm một số loại rARN và prôtêin.

- Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.

- Chức năng của ribô xôm là chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.

*BỘ MÁY GÔNGI

1. Cấu trúc

- Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

2. Chức năng

- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) ⟶ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

- Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

17 tháng 8 2023

Tham khảo

loading...

16 tháng 12 2021

A

24 tháng 7 2019

II, III à đúng

I à sai. Vì trong tế bào, bào quan vật có chất di truyền là ty thể và lục lạp.

IV à  sai. Grana hạt (tạo ra từ các túi dẹp tylacoic) là cấu trúc có trong bào quan lục lạp.

Vậy: C đúng

27 tháng 3 2017

II, III à đúng

I à sai. Vì trong tế bào, bào quan vật có chất di truyền là ty thể và lục lạp.

IV à  sai. Grana hạt (tạo ra từ các túi dẹp tylacoic) là cấu trúc có trong bào quan lục lạp.

Đáp án B

28 tháng 2 2016

Tế bào trong cơ thể bao gồm các thành phần cấu trúc và chức năng được trình bày trong bảng sau:

Các thành phần cấu trúc

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng sinh chất

- Dày khoảng \(70-120\text{Å }\)

\(1\text{Å}=10^{-7}mm\)
- Cấu tạo bởi các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

- Bảo vệ và ngăn cách các tế bào.
- Trao đổi chất có chọn lọc đối với các yếu tố của môi trường.

2.Tế bào chất và các bào quan:

- Gồm 2 lớp: ngoại chất và nội chất.
- Trong chứa nhiều bào quan.

Thực hiện mọi hoạt động sống của tế bào

a) Ti thể






b) Lạp thể (lục lạp, sắc lạp, bột lạp)
c) Trung thể


d) Thể Gôngi


e) Lưới nội chất






g) Lizôxôm (thể hòa tan)


h) Thể vùi

- Thể hình sợi, hạt, que
- Kích thước nhỏ: \(0,2-7\mu m\)
- Số lượng tùy thuộc hoạt động của các loại tế bào ( \(2-2000\text{/}1\) tế bào).
- Có hệ enzim nằm trên các tấm răng lược ở thành trong ti thể.
- Chỉ có ở tế bào thực vật, quan trọng nhất là lục lạp trong chứa chất diệp lục.
- Chỉ có ở tế bào động vật và thực vật bậc thấp.
- Nằm gần nhân
- Có dạng gồm nhiều túi dẹp xếp chồng.
- Nằm gần nhân
- Là hệ thống các xoang và ống phân nhánh nối màng với nhân và các bào quan, có cấu tạo giống màng sinh chất.
- Có các ribôxôm (vi thể) kích thước từ \(100-150\text{Å}\) .- Có dạng túi nhỏ chứa nhiều enzim thủy phân.

Tham gia quá trình hô hấp của tế bào →tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.



- Lục lạp than gia vào quá trình quang hợp.

Tham gia vào quá trình phân bào.

Tập trung các chất tiết, các chất cặn bã thải ra ngoài (kể cả các chất độc).
- Tham gia vào quá trình trao đổi vật chất cùng với màng tế bào.


- Nơi thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.


- Phân giải các chất dinh dưỡng thâm nhập vào tế bào, thực hiện tiêu hóa nội bào.
- Bảo vệ cơ thể.
- Nơi dự trữ glicôgen, lipit

3. Nhân

- Hình cầu, ở trung tâm tế bào

- Màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiều lỗ nhỏ.

- Trong nhân có nhân con và chất nhiễm sắc (ADN).

- Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiệm vụ điều khiển trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
- ADN có chức năng di truyền. Nhân con tổng hợp các ribôxôm cho tế bào chất.

 

 

28 tháng 2 2016

Tế bào học là một lĩnh vực khá rộng lớn. Những phần mà teenager (có lẽ em nên gọi là chị teenager) vừa nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong cấu tạo tế bào.
Tế bào học theo em có thể chia thành 2 phần (em chỉ có thể phân chia theo trí nhớ hạn hẹp của mình, mong các bác thông cam cho những sai sót): 
Phần i: Các thành phần hóa học
Phần ii: Cấu tạo và chức năng của tế bào

Những phần mà teenager nêu trên mới chỉ thuộc phần các thành phần hóa học của tế bào. Tuy nhiên, theo Mèo thì không nên đề cập và phân chia một cách quá rõ ràng giữa protein, enzyme và vitamin. Đây là 3 mảng kiến thức có liên quan chặt chẽ tới nhau: enzyme là chất xúc tác có bản chất là protein, và vitamine thì lại chính là thành phần coenzyme. Những phần này đề cập trong Tế bào học là hơi sâu và có phần lạc.

Một mảng quan trong nữa trong thành phần cấu tạo TB là phần cấu tạo và các chức năng của tế bào. Bao gồm những phần sau:

- Sơ lược về các thành phần cấu trúc TB (TB nhân sơ, TB nhân chuẩn, Vi khuẩn cổ)
- Cấu tạo tế bào (màng sinh chất, tế bào chất, lưới nội chất, ty thể, lạp thể, nhâ tế bào và các bào quan khác)
- Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở Tế bào (hô hấp tế bào và quang hợp)

20 tháng 1 2023

Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật: Sinh vật nguyên sinh, thực vật, nấm, động vật.