K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2019

Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông.

- Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

⇒ Tác giả đã diễn tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật: nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

- Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tự hào... Nhưng giờ đây.... dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng. Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người”. Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước được trở về làng. Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy,tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.

- Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc kháng chiến. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn.

   + Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”.

21 tháng 6 2019

●   Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.

●   Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.

19 tháng 6 2019

Tình huống trong truyện ngắn làng bộc lộ sâu sắc tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Ông Hai người yêu làng tha thiết, tự hào về làng của mình, lại nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, Việt gian bán nước, điều này khiến ông đau xót, tủi nhục. Mãi về sau, tin cải chính giúp ông Hai phấn chấn, vui vẻ trở lại.

12 tháng 12 2018

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” .  Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” .  Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .

30 tháng 12 2018

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” .  Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” .  Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .

22 tháng 2 2023

- Là sự yêu làng, yêu nước của ông.

- Trong tình huống ông Hai hay tin làng mình theo giặc và ở tình huống ông Hai nghe tin đính chính lại làng mình không theo giặc.

- Qua những chi tiết như:

+ Suy nghĩ của ông Hai: "Chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư,..."

+ Không nói năng với vợ, trằn trọc một đêm suy nghĩ về làng.

+ Vui mừng quyết định giết heo ăn mừng.

(Bạn tìm chi tiết hơn trong SGK nhé).

- Nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Đặc sắc ở chỗ: thể hiện rõ, chân thực nhất tâm lý và suy nghĩ của một người dân yêu làng yêu nước.

 

27 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B

6 tháng 1 2022

Nếu nói về việc thành công trong cách xây dựng tình huống nhân vật đặc sắc thì không thể không kể đến cách xây dựng tình huống truyện của Kim Lân trong truyện ngắn Làng. Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống éo le để đẩy tâm trạng nhân vật vào sự giằng xé nội tâm của mình. Ông Hai rất yêu làng của mình - làng chợ Dầu, dù ở nơi tản cư thì ông luôn nhắc về nó. Nhưng tin dữ đã đến với ông khi nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, khiến cho ông dằn vặt, giằng xé con tim. Không biết nên ghét làng chợ Dậu hay vẫn yêu thương nó. Tính huống ấy cùng với những hành động của ông càng đẩy tâm trạng để cực điểm. Và rồi khi mà nhận được tin cải chính như là một nút thắt trong lòng ông Hai đã được giải tỏa. Ông vẫn yêu làng và tin yêu vào làng chợ Dầu của mình.

11 tháng 1 2022

câu này có câu hỏi tu từ và khời ngữ chưa ạ?

1 tháng 4 2017

Kim Lân đã rất hiểu và thể hiện thành công tình cảm yêu làng quê qua nhân vật ông Hai - một người nông dân chất phác. Tình yêu làng của ông Hai rất đặc biệt và cách thể hiện tình yêu ấy cũng rất độc đáo.