K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2017

Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á : Đông Ti-mo, Lào, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po,...

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á : Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Đức, l-ta-li-a, Hà Lan, Nga, Ba Lan…

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.

1 tháng 5 2017

A

Hãy nối tên gọi của các nước Đông Nam Á thời phong kiến với tên gọi các nước Đông Nam Á ngày nay cho đúng:

A. 1b-2a-3c-4d

22 tháng 6 2019

Đáp án A

Hãy nối tên gọi của các nước Đông Nam Á thời phong kiến với tên gọi các nước Đông Nam Á ngày nay cho đúng:

Tên các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến

Tên các quốc gia Đông Nam Á ngày nay

1. Lang Xang

2. Đại Việt, Chăm-pa

3. Ăng-co

4. Mô-giô-pa-hít

a. Việt Nam

b. Lào

c. Campuchia

d. In-đô-nê-xia

A. 1b-2a-3c-4d        

 

17 tháng 5 2016

Các nước đông nam á:

Indonesia

Myanmar

Thái Lan

Việt Nam

Malaysia

Philippines

 Lào

 Cambodia

Đông Timor

Brunei

Singapore

Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của các nước đông nam á:

a) Địa hình
Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.
Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ...

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
Gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam. vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi vé vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đóng Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển. thường gây nhiều thiệt hại về người và của.

Các sông ở đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa.
Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, do đó dân cư tập trung đông đúc, làng mạc trù phú.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển trên phần lớn diện tích của Đông Nam Á. Chỉ có một số nơi trên bán đảo Trung Ấn lượng mưa dưới l000 mm/năm, có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
 

17 tháng 5 2016

Các nước trong khu vực Đông Nam Á: Có 11 nước:  Việt NamCampuchiaĐông TimorIndonesiaLàoMalaysiaMyanmaPhilippinesSingapore,Thái Lan và Brunei

1. Vị trí địa lí- địa hình:

- Là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa.

- Phía Bắc: miền nuí Hymalaya cao, đồ sộ, hướng Tây Bắc

– Đông Nam, dài 2000km, rộng 320 – 400km.

- Nằm giữa: đồng bằng Ấn Hằng bồi tụ, thấp, rộng, dài hơn 3000km, rộng 250 – 350km.

- Phía Nam: sơn nguyên Đêcan vơi 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Đông và Gát Tây cao trung bình 1300m.

2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên

a/ Khí hậu:

- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Là khu vực mưa nhiều của thế giới.

- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.

- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.

b. Sông ngòi, cảnh quan tự nhiên

- Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bramaput.

- Các cảnh quan tự nhiên chính:

+ Rừng nhiệt đới.

+ Xa van.

+ Hoang mạc núi cao.

Chúc bạn học tốt!hihi

16 tháng 2 2022

Refer

 

- Đông Nam Á gồm 11 nước:

STT

Quốc gia

Thủ đô

1

Việt Nam

Hà Nội

2

Lào

Viêng Chăn

3

Cam-pu-chia

Phnôm-pênh

4

Thái Lan

Băng Cốc

5

Mi-an-ma

Nây-pi-tô

6

In-đô-nê-xi-a

Gia-các-ta

7

Xin-ga-po

Xin-ga-po

8

Bru-nây

Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan

9

Phi-líp-pin

Ma-ni-la

10

Đông Ti-mo

Đi-li

11

Ma-lai-xi-a

Cua-la Lăm-pơ

 

- Diện tích: Việt Nam có diện tích lớn thứ 4 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và Thái Lan).

- Dân số: Số dân đông thứ 3 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin).

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.

=> Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Các nước còn lại của khu vực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.

16 tháng 2 2022

Tham khảo :

- Diện tích: Việt Nam có diện tích lớn thứ 4 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và Thái Lan).

- Dân số: Số dân đông thứ 3 trong khu vực (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin).

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.

=> Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Các nước còn lại của khu vực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.


 

29 tháng 8 2019

Tên các nước ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.

   - Đông Nam Á có 11 quốc gia, diện tích khoảng 4,2 triệu km2, dân số hơn 556,2 triệu người (năm 2005).

   - Các nước Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma.

   - Các nước Đông Nam Á hải đảo: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Bru-nây và Đông Ti-mo.

29 tháng 3 2019

Đông Nam Á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo

-HỌC TỐT-

29 tháng 3 2019

Đông Nam Á có 11 nước  gồm:

1 việt nam

2 thái lan

3-indonesia

4-myanmar

5-malaysia

6-philippines

7-lào

8-campuchia

9- đông  timor

10-brunei

11-singapore

15 tháng 5 2022

 Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore ,Myanmar, Lào ,Campuchia, Đông Timor, Brunei

15 tháng 5 2022

11 quốc gia Việt Nam Thái Lan Philippines Malaysia Indonesia Singapore Myanmar Lào Campuchia Đông Timor Brunei

4 tháng 1 2021

Phong trào phát triển mạnh,lan rộng khắp châu Á:Đông Nam Á,Đông Bắc Á,Nam Á...

Tiêu biểu:Trung Quốc,Việt Nam,Ấn Độ,...

*Nguyên nhân:

-Ảnh hưởng của CMT10 Nga 1917

-Hậu quả của CTTGT1 và khủng hoảng kinh tế 1929-1933

*Nét mới:+Giai cấp công nhân tham gia đấu tranh và ngày càng trưởng thành

+Đảng cộng sản thành lập,lãnh đạo cách mạng.

4 tháng 1 2021

- Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:

+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.

+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.

+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì,...

- Điểm mới:

+ Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Các Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Like nhe bn