K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2018

a) Cậu bé trở về nhà.

Một hôm, vừa đói rét lại bị đám trẻ lớn hơn đánh, nhớ mẹ, cậu bé trở về nhà.

b) Không thấy mẹ, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc.

Về nhà, cảnh vật vẫn như xưa. Cậu bé gọi khản cổ nhưng không thấy mẹ đâu, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc.

c) Từ trên cây, quả lạ xuất hiện và rơi vào lòng cậu.

Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi xuống lòng cậu bé. Cậu vừa đưa lên miệng đã chảy một dòng sữa, thơm ngọt như sữa mẹ.

d) Cậu bé nhìn cây, ngỡ như được thấy mẹ.

Tán cây xanh mát. Lá cây một mặt đỏ hoe như màu mắt mẹ khóc chờ con. Bỗng cậu bé òa khóc, cây xòe cành ôm cậu như tay mẹ vỗ về âu yếm.

26 tháng 11 2017

Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.

Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3 tháng 10 2019

- Tranh 1: Ngày xưa, có hai anh em lúc nhỏ sống rất hòa thuận, nhưng khi đã có gia đình riêng, ngày nào họ cũng cãi vã khiến người cha rất buồn phiền.

- Tranh 2: Một hôm, người cha gọi các con đến và đố xem ai là người bẻ được bó đũa, ông sẽ thưởng cho một túi tiền.

- Tranh 3: Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Mặc dù cố hết sức mà họ chẳng thể nào bẻ gãy được.

- Tranh 4: Người cha bèn tháo bó đũa ra và bẻ từng cái rất dễ dàng.

- Tranh 5: Người cha khuyên các con phải biết đoàn kết lại với nhau, như vậy mới vững mạnh. Cả bốn người con cùng hiểu ra câu nói của cha : Thưa cha, chúng con sẽ vâng lời cha dặn !

17 tháng 12 2017

- Tranh 1: Chàng trai cứu con rắn, không ngờ đó là con của Long Vương. Để trả ơn chàng, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý.

- Tranh 2: Người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc quý bèn đánh tráo khiến chàng rất buồn.

- Tranh 3: Mèo tới nhà thợ kim hoàn bắt chuột phải đi tìm ngọc. Cuối cùng chuột cũng tìm được.

- Tranh 4: Khi viên ngọc bị cá đớp mất, Chó nghĩ ra cách chờ người đánh được con cá lớn, Mèo nhảy tới ngoạm ngọc, chạy biến.

- Tranh 5: Mèo đội ngọc lên đầu nên bị quạ sà xuống cướp mất. Nó nghĩ ra cách nằm phơi bụng giả chết. Qụa sà xuống định rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy lên vồ khiến quạ phải van xin và trả lại ngọc.

- Tranh 6: Chàng trai vui mừng khi thấy viên ngọc và càng yêu quý hơn hai con vật thông minh và tình nghĩa.

10 tháng 8 2017

Tranh 1 : Chi nhìn ngắm những bông hoa màu xanh lộng lẫy. Chi giơ tay định hái nhưng lại chần chừ vì bạn biết nhà trường có quy định học sinh không được ngắt hoa.

Tranh 2 : Bỗng cánh cửa lớp mở ra, cô giáo rất ngạc nhiên vì Chi đến sớm. Chi nói:

- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.

Cô nhẹ nhàng ôm bạn vào lòng:

- Em hái thêm hai bông nữa. Một bông cho em, một bông cho mẹ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

21 tháng 6 2019

- Tranh 1 : Trông thấy Ngựa đang gặm cỏ, Sói ta thèm thuồng đến rỏ dãi.

- Tranh 2 : Sói cải trang thành bác sĩ với cặp kính đeo mắt, đầu đội mũ chữ thập, khoác áo choàng trắng, đeo ống nghe và tiến đến gần Ngựa.

- Tranh 3 : Sói mon men tiếng lại gần Ngựa và dụ dỗ. Ngựa nhón nhón chân vờ cho Sói khám bệnh.

- Tranh 4 : Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.

18 tháng 4 2018

- Tranh 1 : Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn : “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.

- Tranh 2 : Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.

- Tranh 3 : Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa thì hai anh em vẫn chấp nhận.

- Tranh 4 : Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

17 tháng 9 2023

Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét..ét” tạo cảm giác hoang vắng.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

 Nội dung: Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét… ét” tạo cảm giác hoang vắng.

28 tháng 8 2019

- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).+ Những...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.