K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2021

Tặng bạn tất tần tật luôn <3. CHÚC BẠN HỌC TỐT !!

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của LB Nga

Yếu tốPhần phía tâyPhần phía đông
– Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổPhía Tây sông Ê-nít-xây.Phía Đông sông Ê-nit-xây.
– Địa hình– Chủ yếu là đồng bằng: ĐB Tây Xibia (chủ yếu là đầm lầy, nhièu dầu mỏ, khí đốt) và đồng bằng Đông Âu ( địa hình cao, đất màu mỡ).

– Dãy U-ran giàu khoáng sản

Chủ yếu là núi và cao nguyên
– Khí hậu– Ôn đới là chủ yếu những ôn hòa hơn phần phía đông

– Phía bắc khí hậu cận cực, phía nam khí hậu cận nhiệt

– Ôn đới lục địa là chủ yếu.

– Phía Bắc khí hậu cận cực.

– Phía nam khí hậu cận nhiệt.

– Sông, hồCó sông Vônga – b iểu tượng của nước Nga.– Nhiều sông lớn như Ê-nít-xây, Ô-bi, Lê- na.

– Hồ Bai-can: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

– Đất và rừng– Đồng bằng châu Âu có đất màu mỡ.– Nhiều rừng Taiga –  gốp phàn làm cho LB Nga có diện tích rừng đứng đầu thế giới.
– Khoáng sảnNhiều dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu.– Nhiều dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, trữ năng thủy điện lớn.
– Thuận lợiPhát triển kinh tế đa nghành:

Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,….

Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện, lâm nghiệp.
– Khó khăn– Đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy.

– Phía Bắc khí hậu giá lạnh

– Khí hậu khô hạn, phía bắc giá lạnh, nhiều vùng băng giá.

– Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, khó khai thác tài nguyên và vận chuyển.

16 tháng 12 2021

TK

 

Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

30 tháng 11 2016

+ Đông - Tây:địa hình cao dần,mưa ít dần,thảm thực vật thay đổi theo độ cao.động vật cũng phân bố khác nhau,nhiệt độ tăng dần,biên độ nhiệt giảm.
+ Bắc - Nam(dãy Bạch Mã làm ranh giới):- BM->ra:(tháng 11->4 năm sau))chịu ảnh hưởng mạnh cua gió mùa đông bắc,lạnh,mưa nhìu,khí hậu khô.(tháng 5>10)) chịu ảnh huơng của gió mùa đông nam,gây mưa bắc bộ.bắc trung bộ chịu ảnh hưởng gió LÀO,nóng.
- BM-> vào:(11>4 năm sau)ít chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc,nam trung bộ mưa ít,nam bộ và tây nguyên nắng.(5>10) nam bộ,tây nguyên chịu ảnh hưởng gió mùa tây nam,mưa nhìu.khi đó nam trung bộ lại nắng gay gắt do gió tây nam(LÀO).
GTVT:+ phía đông thuận tiện cho đường bộ,thủy,sắt,sông,...
+ phía đông trở ngại cho gtvt,do địa hinh dốc núi cao,khí hậu khắc ngiệt,...

3 tháng 12 2016

hay nhưng bạn cần nêu sát đè hơn mình thi đã làm bài này rồi cảm ơn nhiều

17 tháng 12 2021

ai biết giúp em với ạ, em đang cần gấp

17 tháng 12 2021

tk

 

a) Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

 + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

 + Hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b) Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

 + Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm.

 + Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. 

c) Đất:

 + Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

 + Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

+ Đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng núi.

d) Sinh vật:

 + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Các hệ sinh thái rừng thứ sinh biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, bụi gai,..

 + Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế:

 + Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.


 
 + Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

 - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

 

 

27 tháng 4 2023

Một số nước ở châu Âu:

Pháp

Đức

Anh

Tây Ban Nha

Ý

Bồ Đào Nha

Hà Lan

Na Uy

Thụy Điển

Phần Lan

Ba Lan

Hy Lạp

Áo

Thụy Sĩ

Bỉ

Đan Mạch

Séc

Slovakia

Croatia

Serbia

Bulgaria

Romania

Ukraina

Nga.

 

27 tháng 4 2023

_ Châu Phi là một lục địa có địa hình đa dạng, khí hậu và kinh tế khác nhau ở từng vùng.

Địa hình: Châu Phi bao gồm nhiều loại địa hình như sa mạc Sahara, rừng nhiệt đới, thảo nguyên, dãy núi Kilimanjaro, sông Nile, hồ Victoria, v.v. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của Châu Phi là sa mạc và thảo nguyên.

Khí hậu: Châu Phi có khí hậu nóng và khô, đặc biệt là ở các vùng sa mạc. Các vùng nhiệt đới ở châu Phi có mùa mưa và mùa khô, trong khi các vùng cận xích đạo có khí hậu nóng ẩm quanh năm.

Kinh tế: Châu Phi là một trong những khu vực kinh tế yếu nhất thế giới. Nhiều quốc gia ở Châu Phi đang phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như nghèo đói, thiếu hụt tài nguyên, tham nhũng, chiến tranh và xung đột. Các ngành kinh tế chính của Châu Phi bao gồm nông nghiệp, khai thác khoáng sản và dầu mỏ, du lịch và các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm và sản xuất điện.

15 tháng 10 2016

1. Vị trí địa lí: + Nằm ở nửa cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến gần Xích đạo

                      + Là bộ phận của lục địa Á-Âu

Anhr hưởng : Có nhiều kiểu khí hậu, nhiều đới khí hậu.

2. Đặc đm địa hinh châu Á:  Bị chia cắt mạnh mẽ;

_ Nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ, chạy theo 2 hướng chính Bắc - Nam và Đông -Tây, tập trug ở trung tâm lục địa.

_Nhiều đồng bằng rộng lớn.

Anhr hưởng: 

_Ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa => Khí hậu ẩm ở gần biển, khô hạn ở sâu trog lục địa.

_Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

3. Đặc điểm của khí hậu châu Á: 

_ Phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau

_Phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Nguyên nhân:

_Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ 

_Do lãnh thổ rộng lớn, núi cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào đất liền.

4. Đặc điểm của SN châu Á:

_Phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.

_Phân bố ko đều

_Chế độ nước phức tạp.

Do sự thay đổi của các đới cảnh quan thiên nhiên và do sự phân bố dân cư ko đều.

5. Do châu thổ trải dài từ vùng Xích đạo đến vòng cực Bắc

 

15 tháng 10 2016

2.Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 

Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

3.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
-Đới khí hậu cực và cận cực 
-Đới khí hậu ôn đới 
-Đới khí hậu cận nhiệt 
-Đới khí hậu nhiệt đới 
-Đới khí hậu xích đạo 
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
-Khí hậu gió mùa: 
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

 

9 tháng 11 2017

dễ mà

7 tháng 10 2016

 - Do châu á trải dài trên nhiều vĩ độ (từ còng cực bắc có khí hậu cực đến vùng xích dạo có khí hậu nóng ẩm) nên khí hậu phân hóa rất phức tạp. 
- Khí hậu bị phân hóa từ bắc vào nam theo thứ tự: khó hậu cực, cạn cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo, đã làm sông ngòi châu á cũng bị phân hóa phức tạp và không đều. 
- Việc địa hình châu á chủ yếu có địa hình rất cao ở phần trung tâm (như hệ thống dãy hi-ma-lay-a, sơn nguyên tây tạng, cá dãy núi đại hưng an, an tai, côn luân, nam sơn, xai-an, ..) là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn, địa hình thấp dần ra xung quanh tạo điều kiện cho sông ngòi lan rộng đề tận biển. Châu á là nơi tập trung các con sông dài và lớn trên thế giới, nguyên nhân do châu á kéo dài từ tây sang đông, địa hình bị chia cắt nên các sông thường không thẳng mà uốn cong làm tăng thêm chiều dài. 
- Đặt biệt bắc á có nhiều sông , mùa đông đóng băng, mùa xuân băng tan gây lũ. Do khí hậu phân hóa mạnh: vùng thượng lưu sông có khí hậu ôn đới, còn vùng hạ lưu lại có khí hậu cận cực (lạnh) nên vào mùa đông sông bị đóng băng, đến mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên thì vùng thượng lưu có băng tan nhanh, băng vùng hạ lưu chưa kịp tan kết hợp với địa hình cao đã gây lũ lụt lớn.

7 tháng 10 2016

-Do châu á trải dài trên nhiều vĩ độ (từ còng cực bắc có khí hậu cực đến vùng xích dạo có khí hậu nóng ẩm) nên khí hậu phân hóa rất phức tạp. 
-Khí hậu bị phân hóa từ bắc vào nam theo thứ tự: khó hậu cực, cạn cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo, đã làm sông ngòi châu á cũng bị phân hóa phức tạp và không đều. 
-Việc địa hình châu á chủ yếu có địa hình rất cao ở phần trung tâm (như hệ thống dãy hi-ma-lay-a, sơn nguyên tây tạng, cá dãy núi đại hưng an, an tai, côn luân, nam sơn, xai-an, ..) là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn, địa hình thấp dần ra xung quanh tạo điều kiện cho sông ngòi lan rộng đề tận biển. Châu á là nơi tập trung các con sông dài và lớn trên thế giới, nguyên nhân do châu á kéo dài từ tây sang đông, địa hình bị chia cắt nên các sông thường không thẳng mà uốn cong làm tăng thêm chiều dài. 
-Đặt biệt bắc á có nhiều sông , mùa đông đóng băng, mùa xuân băng tan gây lũ. Do khí hậu phân hóa mạnh: vùng thượng lưu sông có khí hậu ôn đới, còn vùng hạ lưu lại có khí hậu cận cực (lạnh) nên vào mùa đông sông bị đóng băng, đến mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên thì vùng thượng lưu có băng tan nhanh, băng vùng hạ lưu chưa kịp tan kết hợp với địa hình cao đã gây lũ lụt lớn.

2 tháng 5 2016

*3 miền địa hình chính:

+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ: hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, bề rộng 320 –400km.

– Phía Nam là sơn nguyên Đecan (với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Tây, Gát Đông cao TB 1300m).

– Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn dài hơn 3000km, rộng 250 – 350km.

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều: 
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm 
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương 
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha. 
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu