K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2017

d, Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đạt mục đích giao tiếp. Người liều lĩnh, bất cần như Chí bị thu phục

10 tháng 9 2018

c, Dẹp đám đông để cô lập Chí Phèo

- Dùng lời lẽ nhẹ nhàng, xoa dịu tâm trí của Chí Phèo. Sau đó thân mật, xưng hô như người nhà để khích lệ, tạo sự thân thiết

    + Nâng vị thế Chí Phèo ngang hàng với với mình để trấn an Chí, khiến Chí thấy bản thân được hãnh diện, ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng

16 tháng 7 2017

a, Các nhân vật giao tiếp đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, dân làng Vũ Đại

Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp Chí Phèo, Lí Cường. Khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe

19 tháng 1 2018

b, Vị thế xã hội của Bá Kiến từng người nghe

- Với dân làng- Bá Kiến thuộc tầng lớp trên nên lời nói có trọng lượng, bản chất lời nói là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này!)

- Với Chí Phèo, ông nói vừa như thăm dò, như dỗ dành, có lúc như có vẻ đề cao, coi trọng

- Với Lí Cường, Bá Kiến tỏ ra giận, trách mắng nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo

- Với các bà vợ: Bá Kiến là chồng nên “quát”, thị uy

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

21 tháng 3 2019

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

3 tháng 5 2017

Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn  và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)

Đáp án cần chọn là: A

10 tháng 2 2019

b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên

    + Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn

    + Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình

    + Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo

16 tháng 8 2019

 

a, Các nhân vật: Tràng, mấy cô gái, “thị”

- Đặc điểm của nhân vật giao tiếp

    + Lứa tuổi: họ đều là người trẻ, trung tuổi

    + Giới tính: Tràng - nam, còn lại là nữ

    + Tầng lớp xã hội: đều là người dân lao động nghèo khổ

29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.