K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2018

Đáp án B

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) là sự kiện chính trị có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi do:

- Đại hội thông qua hai báo cáo quan trọng:

+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kỳ, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn, thực hiện “Người cày có ruộng” phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Mác-Lênin riêng phù hợp với từng dân tộc.

- Đặc biệt, ở Việt Nam, lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng hoạt động công khai, ngày càng phát huy vai trò trong sự nghiệp cách mạng.

3 tháng 10 2018

Đáp án A

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được đánh giá là có ý nghĩa góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đến thắng lợi.

- Đại hội đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam;

- Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Đảng; Đại hội bầu ra BCH Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

=> Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng.

10 tháng 6 2018

Đáp án A
Đầu 1950, chính phủ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể hiện tinh thần chủ yếu đó là sự tương trợ của phe XNCN đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

18 tháng 10 2017

Đáp án A

Trong năm 1950:

- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tuyên bố đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Với kế hoạch Rơve, Mĩ từng bước can thiệp và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Trong khi đó, đây là thời gian trật tự hai cực, hai phe đang tồn tại, Mĩ và Liên Xô đang trong tình trạng chiến tranh lạnh.

=> Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, viện trợ cho Pháp >< Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã biến cuộc chiến tranh Đông Dương 1945 – 1954 thành cuộc chiến tranh quốc tế giữa hai phe

28 tháng 2 2018

Đáp án A

Trong năm 1950:

- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tuyên bố đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Với kế hoạch Rơve, Mĩ từng bước can thiệp và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Trong khi đó, đây là thời gian trật tự hai cực, hai phe đang tồn tại, Mĩ và Liên Xô đang trong tình trạng chiến tranh lạnh.

=> Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, viện trợ cho Pháp >< Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã biến cuộc chiến tranh Đông Dương 1945 – 1954 thành cuộc chiến tranh quốc tế giữa hai phe.

14 tháng 4 2017

Thắng lợi chính trị của ta từ năm 1946 đến năm 1954:



18 tháng 4 2019

Mặt trận

Thời gian

Sự kiện

Chính trị

Từ ngày 11 đến 19-2-1951

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày 3-3-1951

Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

Ngày 11-3-1951

Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Quân sự

19-12-1946 đến 17-2-1947

Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

7-10-1947 đến tháng 12-1947

Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

16-9-1950 đến 22-10-1950

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

Đông - xuân 1950-1951

Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Đông - xuân 1951-1952

Chiến dịch Hòa Bình

Thu - đông năm 1952.

Chiến dịch Tây Bắc

Xuân - hè năm 1953.

Chiến dịch Thượng Lào

13-3 đến 7-5-1954

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ngoại giao

21-7-1954

Hiệp định Giơ-ne-vơ

15 tháng 9 2019

* Thuận lợi:

- Chiến tranh kết thúc, đất nước được hưởng hòa bình, thống nhất là điều kiện căn bản để kiến thiết, phát triển đất nước.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

* Khó khăn:

- Chiên tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả rất nặng nề, làm chậm lại quá trình phát triển đất nước.

- Ở miền Nam, di hại xã hội vẫn còn tồn tại, kinh tế mang tính chất nhỏ, phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.

=> Vượt qua những khó khăn, phát huy những thuận lợi, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thống nhất toàn diện đất nước và từng bước phục hồi, xây dựng lại đất nước ngày càng phát triển hơn.

14 tháng 4 2017

Bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954:



1 tháng 2 2018

viết sai các sự kiện mà hoc24 vẫn chọn

hoc24....oe