K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hai Bà Trưng1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 2. Bấy giờ, ở...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hai Bà Trưng

1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 

2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. 

3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời : 

- Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. 

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. 

4.  Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 

- Giặc ngoại xâm : giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm. 

- Đô hộ : thống trị nước khác 

- Luy Lâu : Vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 

- Trẩy quân : đoàn quân lên đường 

- Giáp phục : đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể. 

- Phấn khích : phấn khởi, hào hứng.

A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào

B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy

C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra

3
24 tháng 4 2019

Lời giải:

Nhân dân ta vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy.

18 tháng 11 2021

B

chúc bạn học tốt

17 tháng 1 2022

    Thuở xưa , nước ta bị đánh giặc ngoại xâm đô hộ . Chúng thẳng tay chém giết rân lành , cướp hết duộng nương màu mỡ .

rân \(\Rightarrow\)dân

17 tháng 1 2022

    Thuở xưa , nước ta bị đánh giặc ngoại xâm đô hộ . Chúng thẳng tay chém giết rân lành , cướp hết duộng nương màu mỡ .

Sửa lại:Rân=>dân

duộng=>ruộng

HT

Hai Bà Trưng   1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.   2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài...
Đọc tiếp

Hai Bà Trưng

   1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

   2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

   3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:

- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

   Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

   4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

(Theo VĂN LANG)

Giặc ngoại xâm: giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.

Đô hộ: thống trị nước khác.

Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Trẩy quân: đoàn quân lên đường.

Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.

Phấn khích: phấn khởi, hào hứng.

7
26 tháng 9 2021

Hai Bà Trưng

   1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

   2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

   3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:

- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

   Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

   4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

(Theo VĂN LANG)

Giặc ngoại xâm: giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.

Đô hộ: thống trị nước khác.

Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Trẩy quân: đoàn quân lên đường.

Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.

Phấn khích: phấn khởi, hào hứng.

26 tháng 9 2021

   1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

   2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

   3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:

- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

   Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

   4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

(Theo VĂN LANG)

Giặc ngoại xâm: giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.

Đô hộ: thống trị nước khác.

Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Trẩy quân: đoàn quân lên đường.

Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.

Phấn khích: phấn khởi, hào hứng.

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.SỰ TÍCH HỒ GƯƠMVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm trong chắc là mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Bỗng, chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

a) Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định được như vậy?
b) Ghi lại một chi tiết kì ảo mà em thích nhất trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” và nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo đó.
c) Qua câu chuyện em hãy lí giải vì sao Hồ Tả Vọng lại mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm?
d) Xác định lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong phần trích sau:

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

0
Bài tập vận dụng – Hoàng Lê nhất thống chíBài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ...
Đọc tiếp

Bài tập vận dụng – Hoàng Lê nhất thống chí

Bài 1. 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

 

Câu 1: Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Đó là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

 

Câu 2: Nêu nội dung chính và tác dụng của lời phủ dụ? Hây kể tên một tác phẩm có cùng mục đích như lời phủ dụ?

 

Câu 3: Các tác giả của đoạn văn trên vốn là những người trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng lên hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Em hãy lí giải ngắn gọn về điều đó? 

 

Câu 4: Từ hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em, bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của mình về trách nhiệm ở tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.

Bài 2

Cho đọạn văn sau:

    “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

                                       (“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em lại khẳng định như vậy? 

Câu 3: Qua lời nói này, em hiểu thêm gì về phẩm chất của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ?

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn, có sử dụng một phép nối để liên kết câu.

Câu 5: Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu văn nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)?

mn giúp mik vs :<

1
11 tháng 10 2021

Em chia bài này ra thành 2 câu hỏi, mỗi câu hỏi 1 bài thôi thì mọi người mới giúp em được!

14 tháng 11 2017

Đáp án B 

23 tháng 9 2018

phương thức biểu đạt: nghị luận.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi vào thời ấy giặc Minh và cách tách đô hộ ở nước Nam chúng tôi dân ta như cỏ rác thi hành nhiều điều bạo lực ngược làm cho thiên hạ căn dặn đến tận xương tủy bây giờ ở vùng Lam Sơn Nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng nhưng buổi đầu thế được còn non yếu nên bị lật đánh cho tam giác vậy vua Đức Long quyết định hỏi cho họ mượn Gươm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi vào thời ấy giặc Minh và cách tách đô hộ ở nước Nam chúng tôi dân ta như cỏ rác thi hành nhiều điều bạo lực ngược làm cho thiên hạ căn dặn đến tận xương tủy bây giờ ở vùng Lam Sơn Nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng nhưng buổi đầu thế được còn non yếu nên bị lật đánh cho tam giác vậy vua Đức Long quyết định hỏi cho họ mượn Gươm Thần để biết rằng tích Sự Tích Hồ Gươm câu 1 xác định ngôi kể của đoạn trích câu 2 Nêu nội dung chính của đoạn trích câu 3 Tìm những chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử có trong đoạn văn trên những chi tiết có ý nghĩa gì với câu chuyện được kể câu 4 giải thích được một lên gấp của Hồ Gươm gần với cuộc kháng chiến của nhân dân sống thật

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt gì?

Câu 2: Nêu chủ đề của văn bản trên.

Câu 3: Đoạn văn thứ 2 người viết đã sử dụng phép lập luận gì? Nêu trình tự của cách lập luận ấy?

0