K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

Chọn đáp án: A.

13 tháng 3 2022

A

6 tháng 10 2019

Đáp án A

Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và trở thành vợ chồng.

13 tháng 3 2022

A

21 tháng 12 2018

Chọn đáp án: C.

12 tháng 8 2019

Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu… như chàng Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga (“Thạch Sanh”). Mô-típ này thể hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.

Đề bài: Dựa vào 14 câu thơ đầu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), vào vai nhân vật Kiều Nguyệt Nga kể lại cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp. Từ đó, nêu đôi điều suy nghĩ về Vân Tiên.          Vân Tiên ghé lại bên đàng,            Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.                  Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,           Chớ quen làm thói hồ đồ hại...
Đọc tiếp

Đề bài: Dựa vào 14 câu thơ đầu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), vào vai nhân vật Kiều Nguyệt Nga kể lại cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp. Từ đó, nêu đôi điều suy nghĩ về Vân Tiên.

          Vân Tiên ghé lại bên đàng,
            Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
                  Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
           Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
                  Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
           “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
                  Trước gây việc dữ tại mầy,
             Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
                  Vân Tiên tả đột hữu xông,
             Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
                   Lâu la bốn phía vỡ tan,
            Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
                  Phong Lai trở chẳng kịp tay,
           Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. 

2
19 tháng 11 2021

Tham khảo

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kì về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ, người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian.

 

Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này. “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa.

Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục đoan trang lại là một người con có hiếu. Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực, sống động những hành động của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng ra tay diệt trừ cái bạo tàn, không cho phép nó làm tổn hại, gây ra đau khổ cho những người dân lương thiện, đây là một hành động đẹp,  là biểu hiện ra bên ngoài của một tấm lòng đáng quý, đáng trân trọng.

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

 Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô 

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ” 

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” 

Câu thơ miêu tả những hành động của Lục Vân Tiên khi gặp một sự cố ở trên đường, đó là chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động, và hành động của chàng dường như cũng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt, chàng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt mất nếu như mình can dự vào mà chàng lập tức ra tay diệt trừ mối nguy hại ấy, bảo vệ người dân. Và sự gấp rút của tình huống nên chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống của những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ.  Và những hành động bạo tàn, “hồ đồ” chàng càng không cho phép nó xâm hại đến những con người lương thiện ấy.

Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người, mang trong mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng còn là một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại những tên cướp: “Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong” Những động tác của Vân Tiên đều rất dứt khoát, nhanh nhẹn “tả đột hữu xung”, và những hành động anh hùng này được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu so sánh với hình ảnh người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dang. Trước sức mạnh của Lục Vân Tiên thì băng cướp bị đánh tan “Lâu la bốn phía vỡ tan”, chúng hoảng loạn bỏ lại gươm giáo mà tìm đường thoát thân. Và cầm đầu của băng đảng này là Phong Lai thì bị Tiên cho một gậy “thác rày thân vong”. Đây là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ lấy việc hại người làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống.

19 tháng 11 2021

Tham Khảo

Bạn đọc dàn ý rồi tự làm một bài văn hoàn chỉnh theo ý mình nhé!!
 

a) Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Đình Chiểu là thầy thuốc, nhà thơ, nhà giáo - ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước Nam Bộ đầu thế kỉ XIX.

+ Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp, giúp đỡ giữa con người với con người, hướng tới lẽ công bằng.

 

- Giới thiệu khái quát 14 câu thơ đầu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga : tái hiện cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.

b) Thân bài

* Khái quát về đoạn trích:

- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên.

- Giá trị nội dung: Khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

* Phân tích 14 câu thơ đầu: Cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp

- Giữa đường gặp chuyện bất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp

+ Từ giã thầy, Vân Tiên xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí

+ Giữa đường thì gặp phải bọn cướp hãm hại dân lành liền hành hiệp trượng nghĩa.

=> Tính cách anh hùng, tài năng giúp đời và tấm lòng "vị nghĩa vong thân”

- Đối đầu với lũ cướp

+ Vân Tiên chỉ có một mình, tay không đánh cướp

+ Lũ cướp rất đông với gươm giáo sáng ngời

+ Không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy

+ Không hề run sợ, Vân Tiên xông vào đánh cướp

 

+ Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, tung hoành giữa bọn cướp.

- Kết quả trận đánh cướp

+ Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác

+ Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt.

=> Lục Vân Tiên mang cốt cách nghĩa sĩ thời loạn với cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử cao đẹp, đó là cách cư xử của một tinh thần hiệp nghĩa của các bậc hảo hán.

c) Kết bài

- Cảm nghĩ của em về 14 câu thơ đầu.

27 tháng 11 2021

 

Tham khảo.

Tôi tên là Lục Vân Tiên. Một lần, trên đường trở về nhà khi đi dọc đường gặp toán cướp đang bắt nạt dân làng bèn xông vào cứu người bị nạn. Bọn cướp hung hăng đao kiếm lăm lăm vào, tôi chỉ kịp bẻ vội khúc cây bên đường làm vũ khí .Nhưng vốn là người giỏi võ nên tôi né được những cú đánh của bọn cướp Phong Lai. Và không lâu sau ,tôi đã đánh tan bọn cướp kẻ cầm đầu cũng phải bỏ mạng. Khi đó hai cô gái đang ngồi trong xe mới hoàn hồn nhưng vẫn còn sợ. Lúc đó, tôi mới tới gần xe động viên an ủi 2 cô gái. Hỏi chuyện ra mới biết cô gái đó là con của quan chi phủ Hà Khê. Nay trên đường về nhà gặp cha chẳng may gặp nạn. Đó là tiểu thư Kiều Nguyệt Nga . Cô mong được đền ơn cứu mạng của tôi nhưng tôi từ chối . Tôi vốn là nam tử hán, xưa nay làm ân chưa bao giờ có ý muốn được báo đáp. Nói đoạn, tôi liền đi khỏi.

27 tháng 11 2021

Tham khảo

Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn rất nghiêm khắc lại thêm chút lo lắng; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi để tôi yên bề gia thất, làm tròn lời hứa với mẹ tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê bàn tính hôn sự. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải hiếu thuận cha mẹ, chẳng dám cãi lời. Chẳng kịp chuẩn bị gì, tôi liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa cách trở, phận gái yếu liễu đào tơ, chẳng có tùy tùng, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế tôi thấy rờn rợn nhưng cũng đành mạnh bước chông chênh.

 

Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng, xa nhà cửa, không người qua lại, bất thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, mặt mày dữ tợn, giáo gươm sáng chói. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ, rụng rời tay chân, không nói nên lời. Chúng hùng hổ bao vây quanh kiệu, xua gươm, múa giáo thị uy. Tên tướng cướp cười sằng sặc, khuôn mặt chằng chịt những vết sẹo trông thật gớm ghiếc. Hắn vén màn thưa, nhìn tôi, ánh mắt chứa đầy dục vọng, cất giọng nham nhở:

– Tiểu thư đi đâu mà vội vã thế này? Hãy ở lại vui vẻ cùng bọn ta. Nơi đây thanh vắng, đừng la lối om sòm.

Nói rồi hắn hất hàm về phía bọn lâu la, cười lớn. Bọn lâu la cũng hò hét hô ứng. Kim Liên sợ quá nép chặt sau lưng. Tôi cũng không còn hồn vía. Sau đó, hắn định áp sát bắt tôi ra thì ngay lúc đó một tiếng quát của ai đó sang sảng vang lên:

“- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay ! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành, làm điều phi nghĩa?”

Tên tướng cướp nghe tiếng, giật mình quay lại quát: “Thằng nào dám tới lẫy lừng nơi đây? A! Thằng nhãi con. Trước gây việc dữ tại mày. Không chuyện gì của mày ở đây, chớ có can dự kẻo chuốc vạ vào thân, nếu không đừng oán trách bọn ta tàn bạo”.

Bọn lâu la nghe thế cũng liền quay lại quát nạt, khua gươm giáo vây đánh chàng trẻ tuổi. Chẳng chút nao núng, chàng trai trẻ vạch tội kẻ côn đồ, nhân danh chính nghĩa, ra lời kêu gọi dừng tay. Bọn cướp không những không nghe mà còn cười nhạo, lấy đông hiếp yếu vây đánh kẻ thân cô thế cô.

Trận chiến diễn ra kịch liệt. Tôi và Kim Liên vì quá sợ hãi không còn tâm trí nữa. Tiếng la quát lanh lảnh vang lên, tiếng gươm giáo chạm nhau nghe sắt lạnh, tiếng thét đầy sức mạnh của chàng trai, tiếng kêu la của bọn cướp bị đánh trúng đòn đau. Kim Liên sợ quá nấp đằng sau kiệu, lúc này mới khuyên tôi bình tĩnh.

Sau một lúc, tiếng kêu dần ra xa. Chàng trai đã đánh tan quân cướp. Thật là may quá, tôi và Kim Liên đã được cứu rồi. Kim Liên ở phía sau kiệu vẫn chưa hoàn hồn, còn thút thít khóc lóc. Thoáng sau, chàng quay lại, ân cần hỏi han. Tôi và Kim Liên mới bình tĩnh lại. Kim Liên bước ra trình bày rõ sự tình. Chàng cũng giới thiệu tên là Lục Vân Tiên. Chàng là một thư sinh, vừa ở xa tới, vì thấy chuyện bất bình nên ra tay tương trợ. Lúc này, tôi mới cất lời cảm tạ ân công và giới thiệu mình cùng Kim Liên để chàng tiện thưa gọi. Tôi muốn bước ra ngoài để nhìn rõ mặt ân nhân và mong được báo đáp ân cứu mạng của chàng thì Lục thư sinh can ngăn, vì muốn giữ gìn lễ tiết.

Hết lời cảm tạ ân nhân, nếu không có chàng chắc tôi và Lim Liên đã nguy khốn rồi, phận gái hai chữ tiết trinh chắc có lẽ cũng tan tành trong tay bọn cướp. Ân nghĩa ấy, đang lúc giữa đường, biết lấy gì báo đáp. Tôi bèn ngỏ lời mời chàng về phủ của cha miền Hà Khê để tiện báo đức thù công.

Vân Tiên nghe nói liền cười khảng khái rằng làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đã giúp tôi và Kim liên khỏi cơn hoạn nạn là chàng đã vui rồi, không tính thiệt so hơn làm gì. Với chàng, hành hiệp trượng nghĩa, cứu người đương lúc nguy nan, bảo vệ lẽ phải, thực hiện cái chí khí anh hùng là bổn phận làm trai chứ chẳng cầu danh lợi, cũng chẳng cần báo đáp.

Cảm phục trước hành động anh hùng, hào hiệp; nghĩa khí và đức độ của chàng, tôi đã khắc sâu hình ảnh ấy vào trái tim của mình. Người đời ai cũng vì lợi danh. Nay Lục Vân Tiên chẳng màng đến quả thực là phi thường.

Nói hết lời, Vân Tiên dứt gót ra đi để lại trong tôi bao vấn vương. Đâu chỉ cảm phục, hàm ân mà trong lòng tôi đã khởi phát tình yêu mến đậm sâu đối với chàng. Nay người không cảm nhận, đường đời vạn nẻo, biết đến bao giờ được hội ngộ để tỏ lòng. Than ôi, chữ tình trên thế gian sao mà nghiệt ngã.

Về đến tri phủ, cha tôi liền hỏi han. Tôi tỏ bày hết hiểm nguy trên đường và được ân công họ Lục cứu giúp. Cha tôi khuyên tôi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và hứa sẽ cho người sang Lục Thành mời Vân Tiên sang Hà Khê để đền đáp xứng đáng. Một lần hộ thân, cứu giá, nghìn năm ơn ấy ghi sâu.