K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2018

ð Đáp án D 

25 tháng 8 2016

* Luận điểm 1: giải thích.
- Tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên không tin tưởng vảo bản thân
Chú ý: Phân biệt tự ti với khiêm tốn: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự kiêu tự mãn
- Biểu hiện của tự ti:
+ Không tin tưởng vào năng lực, sở trường, hiểu biết, ... Của mình
+ Nhút nhát, luôn tránh những chỗ đông người
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao
- Tự phụ: Tự phụ là thái độ đề cao bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình hơn mức mình có đến mức coi thường người khác
Chú ý: Phân biệt tự phụ với tự tin: - Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình không đến mức tự cao tự đại
- Biểu hiện của tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân mình
+ Luôn tự cho mình là đúng
+ Khi làm được việc gì đó lớn lao sẽ tỏ ra coi thường người khác, huênh hoang, phô trương, khoe mẽ bản thân.
* Luận điểm 2: Tác hại của tự ti và tự phụ
- Tác hại của tự ti:
+ Hiện lên là một con người hèn nhát, yếu đuối
+ Trong mọi việc, người tự ti sẽ là người luôn thất bại
- Tác hại của tự phụ:
+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân
+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người
* Luận điểm 3: Cần phải chọn một thái độ sống hợp lí
- Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
- Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống
- Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách

18 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hai căn bệnh dễ mắc phải mà ta thường thấy trong xã hội, trong nhà trường là bệnh tự ti và tự phụ. cả hai căn bệnh ấy tuy trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.

Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.

Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đàng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.

Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến. Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ. Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.

5 tháng 2 2017

a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin

- Biểu hiện:

    + Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân

    + Nhút nhát, thu mình

    + Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách

- Tác hại của thái độ tự ti

b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ

    + Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác

    + Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác

- Tác hại của tự phụ

Biện pháp

    + Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu

    + Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn

    + Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông...
Đọc tiếp

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất:” Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối”. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi a,vì sao khi qua đời,2 anh em đã phân chia tài sản ra làm đôi những vẫn cãi nhau

b,Nhà thông thái đã dạy họ cách chia tài sản như thế nào?Vì sao họ lại đồng ý?

c,Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì về tinh anh em

d,Hãy viết một vài căn ngắn khoảng 1 trang trình bày suy nghĩ cảu em về ý nghĩa câu chuyện trên

1
12 tháng 5 2018

bạn tham khảo trên trang này:

https://vanmau.org/thi-hoc-sinh-gioi-van-8-truong-thcs-duc-hiep-2013.html

6 tháng 12 2017

mình làm vầy dc ko m.n

câu 1: Trong cuộc đời con người ai chẳng mơ ước sự thành công nhưng con đường đến thành công đâu phải là thảm hoa hồng rực rỡ. Để đạt được điều đó cần phải có một sự cố gắng, nỗ lực khẳng định mình nhưng đồng thời cũng phải biết chế ngự bản thân mình trước mọi cám dỗ của cuộc sống. Tôi rất thích một câu nói “ Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”.
Vậy những nỗ lực khẳng định mình là gì ? Đó chính là ý chí của con người trong cuộc sống. Nếu muốn thành công trước hết con người phải có một ý chí, một quyết tâm cao độ trước mục tiêu của mình. Nếu không có ý chí, con người sẽ chẳng thể làm được điều gì. Nhưng nếu chỉ có ý chí thôi thì cũng chưa đủ. Con người còn cần phải có một lý trí tỉnh táo, sáng suốt để chế ngự bản thân mình. Bởi cuộc sống vô vàn những cạm bẫy, những cám dỗ. Nếu không tỉnh táo con người dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại.
Tôi đã từng được nghe câu chuyện về một cậu bé nghèo khổ với bài văn viết về mơ ước của mình. Cậu đã nhận điểm kém cộng lời phê của thầy giáo về ước mơ viển vông, thiếu thực tế khi cậu muốn trở thành một chủ trang trại nuôi cừu. Với ý chí quyết tâm của mình, cậu đã biến ước mơ đó thành sự thật. Cậu đã trở thành một chủ trang trại rộng lớn với những đồng cỏ, những đàn cừu của mình trong sự ngạc nhiên, thán phục của người thầy và mọi người. Ý chí của cậu bé nghèo khổ đó thật khiến chúng ta khâm phục . Hay câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí – bị liệt cả hai tay nhưng vẫn quyết tâm nỗ lực đến trường. Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết được rất đẹp bằng đôi chân mà còn làm được rất nhiều việc có ích khác trong cuộc sống. Nếu không có ý chí làm sao Nguyễn Ngọc Kí có thể làm được điều đó? Trong cuộc sống còn biết bao những tấm gương về ý chí khiến chúng ta phải cảm phục như những bạn học sinh nghèo đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của mình để học tập tốt. Nhiều bạn đã thi đỗ vào các trường đại học, thậm chí trở thành thủ khoa…Thật đáng ngưỡng mộ!
Nhưng thực tế cũng cho thấy con người nếu không tỉnh táo chế ngự bản thân thì rất dễ vấp ngã. Đã có bao nhiêu người chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ đã phải trả những cái giá quá đắt cho cuộc đời. Những bạn trẻ lỡ đi vào con đường nghiện ngập, game hay ma túy, rượu chè. Những hành động khiến cho con người phải suốt đời sống trong dày vò tội lỗi. Tất cả đều bắt đầu từ việc không tỉnh táo chế ngự bản thân. Con người luôn phải cố gắng để khẳng định mình nhưng sự khẳng định đó phải phù hợp với các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa và pháp luật của xã hội chứ không phải là sự khẳng định mình bằng mọi giá. Việc cố gắng khẳng định mình là một nhu cầu của con người, nhất là con người trong đời sống hiện đại. Nếu không tự khẳng định mình bạn sẽ chẳng bao giờ thành công. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta hãy hoàn thiện nhân cách của mình bằng một ý chí mạnh mẽ và cả một lí trí sáng suốt tỉnh táo.
Câu nói: Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã quả là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta nhất là với thế hệ trẻ- Những con người đang cố gắng nỗ lực khẳng định mình nhưng cũng còn rất bồng bột thiếu lí trí. Hãy rèn luyện cho mình một ý chí kiên cường, mạnh mẽ để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống nhưng cũng cần phải có một lý trí tỉnh táo để làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn thực sự đã có một ý chí mạnh mẽ và một lý trí sáng suốt thì chắc chắn con đường phía trước của bạn dù thế nào đi chăng nữa tôi tin bạn cũng sẽ thành công!

câu 2 mình ko bik làm, mong mấy bạn giúp đỡ!!!! cần gấp

26 tháng 3 2020

Tham khảo:

Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực... khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.

Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào. Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại, kẻ tự ti thường không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạn đám nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Chính điều đó không chỉ làm anh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tập thể.

Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.

Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân. Tự tin chứ không tự ti. Tự hào nhưng không tự phụ có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình.

Chúc bạn học tốt!
27 tháng 3 2020

Còn bài khác k ạ

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.2. Tiếng Việt giàu đẹp.(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)3. Thuốc  đắng dã tật.4. Thất bại là mẹ thành công.5. Không thể sống thiếu tình bạn.6. Hãy biết quý thời gian.7. Chớ nên tự phụ.(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.

2. Tiếng Việt giàu đẹp.

(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

3. Thuốc  đắng dã tật.

4. Thất bại là mẹ thành công.

5. Không thể sống thiếu tình bạn.

6. Hãy biết quý thời gian.

7. Chớ nên tự phụ.

(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

11. Thật thà là cha dại phải chăng?

(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? 

b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.

1
21 tháng 6 2018

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

 

b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

 

- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.