K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2022

học xong quên luôn

 

20 tháng 3 2022

Tham khảo

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.

- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.
Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!
8 tháng 9 2016

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.


 

8 tháng 9 2016

chị là vị cứu tinh của em

em đang lo ko có bợn nào trả lời

phùuuuuuuuu

thanks

"Mẹ ơi con khát nước". - tôi chạy xuống bếp ''ờ ,đừng uống chai màu xanh nha con ''-mẹ tôi nói vọng lại .tính háo thắng của tôi bắt đầu nổi lên .thế là ngay sau đó tôi tu luôn chai nc .
-Này dậy đi , ai cho ngươi nằm ngủ ở đây?-tiếng nói của 1 người đàn ông làm tôi tỉnh giấc .khung cảnh dần hiện lên . ơ ,mẹ tôi đâu ? tôi đang ở đâu thế này? làng mạc ở nơi đây khác quá . bỗng tôi thấy 1 chàng trai cưỡi 1con ngựa sắt , mặc áo giáp sắt và cầm 1cais roi sắt . tôi liên tương ngay đếm câu chuyện Thánh Giong vừa học trên lớp. Nhưng tôi tin là giong không có thật nên nghĩ là người ta đóng phim . va, không hểu hên xui thế nào mà tôi lại bị nhầm tưởng là kẻ địch . sau khi bị lôi ra chiến trương ,tôi tháy ngay tên tương địch hung hăng . mắt hắn đỏ ngầu như muốn ăn tươi nuots sống tháng gióng vậy. một cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra . hay người cầm giáo lao vào nhau. tráng sĩ nhanh nhẹn dùng 1 con dao găm ở lưng đâm vào tên tương địch . đợi hắn ta chết , cậu quay đầu đi . không may giáo của Gióng bị gãy , cậu nhanh nhẹn phi ngựa đến bụi tre , nhổ tre quật vào giặc . Giặc chết như rạ . quân ta dành thắng lợi hoàn toàn .Đất nc giơ đây không còn một bóng giặc . Gióng chạy lên đỉnh núi Sóc , cởi bỏ áo giáp sắt rồi trở về với cõi vô biên. bấy giờ ,tôi mới tin đó là Giong thật sự . bỗng ';bụp', tôi đã trơ lại ngôi nhf của mình . tôi sẽ khắc ghi thật sâu ng anh hung đánh giặc ngoại xâm , cứu nước này
(uhuhu, mình viết băng tay ớ)

16 tháng 10 2021

Người anh hùng đã sống một cuộc đời phi thường nên sự ra đi cũng phi thường, không đòi hỏi công danh lợi ích.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 10 2018

Gióng sau khi đánh tan giặc Ân thì dừng lại ở chân núi Sóc. Gióng đứng ngắm nhìn quê hương, Tổ quốc sạch bóng quân thù. Những nếp nhà rơm rạ vàng tươi lấp ló sau bóng lũy tre ngút ngàn. Cảnh nghèo khó đau thương bởi chiến tranh rồi đây sẽ được thay thế bằng cuộc sống thanh bình ấm no. Quê hương rồi sẽ thay da đổi thịt.

Gióng trông về quê mình, vái lạy công ơn sinh thành của mẹ cha. Gióng bùi ngùi nhớ thương những ngày cả làng đã cùng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng khôn lớn. Những người nông dân cần cù chăm chỉ rồi đây sẽ lại được lao động trên cánh đồng của mình, không còn lo sợ vó ngựa xâm lược của giặc. Gióng hi vọng đã phần nào đền đáp được những ân huệ ấy.

Gióng cởi lại mũ giáp, trả lại cho vua. Để khi đất nước có cơn nguy biến thì vua lại tìm được dũng sĩ, tìm được người tài... Gióng bay về trời. Nhân dân trông theo mà vái lạy, biết ơn Gióng. Nhân dân còn lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ vị anh hùng đã trở thành huyền thoại này...

13 tháng 10 2018

chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết ko có thật,nhân dân sáng tạo ra để tạo sự hấp dẫn cho truyện.

13 tháng 10 2018

chi tiết tưởng tượng kì ảo là nói về 1sự kiện lịch sử ,1 nhân vật nào đó được nhân dân ta tưởng tượng và viết lại .

chi tiết tưởng tượng kì ảo trong câu :

Thánh Gióng đánh xong giặc , cởi áo giáp bay về trời ; tiếng đàn thần , niêu cơm thần 

là : cởi áo giáp bay về trời 

chắc z 

7 tháng 10 2016

Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: thể hiên tinh thần yêu nước, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất. 

-  Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

7 tháng 10 2016

+ Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

+  Thánh Gióng đã vì dân vì nước thế nên Thánh Gióng đã quay trở về phụng lệnh cho trời, ngài không cần vàng bạc châu báu. Ngài muốn đất nước sống trong sự bình yên.

 

22 tháng 12 2016

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

22 tháng 12 2016

Sau khi đánh tan giặc Ân,Gióng cởi áo giáp ra và bay lên trời.Chứng tỏ Giong là một người không không tham hưởng vinh hoa,phú quý mà chỉ muốn dân chúng nhớ ơn về mình.Nhà vua biết cậu không muốn tiền,bạc,chỉ muốn người dân nhớ công lao cứu nước của Giong nên nhà vua đã lập đền thờ để tưởng nhớ Giọng-vị anh hùng trẻ tuổi cua nuoc Viet nam ta...