K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2018

Đáp án

- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được buông thả, lệch lạc. phải giữ cho bản thân và tinh thần được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý. 

17 tháng 1 2022

tham khảo

câu 1 

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.
22 tháng 2 2020

Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng chắc chắn rằng điều đó cũng không phải là chuyện không thể. Ta như thấy được giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ và dường như để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta cũng đã khuyên dạy thế hệ sau câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ đặc sắc đó chính là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để có thể hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ đó chính là “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, khi mà ngay cả cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, và chúng ta không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy thì mới có thể vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm nghĩa hàm ngôn của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây nó đã thể hiện một hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. Có thể thấy được “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục gì cả.

 câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

22 tháng 2 2020

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta

8 tháng 3 2022

a, Rút gọn thành phần : chủ ngữ

b, Khôi phục : Ông cha ta đã răn dạy chúgng ta rằng : "Đói cho sạch rách cho thơm ''

c, Vì như thế sẽ làm gọn câu hơn , vừa dễ hiểu lại tránh lặp các từ ngữ xuất hiện phía trước .

Câu 3 . Nội dung : Khuyên người ta cho dù nghèo đến mức không có cơm ăn, áo mặc thì vẫn nên giữ được tính liêm khiết, ngay thẳng, sống trung thực.

`-` Nghệ thuật : tương phản.

Câu 4 : 

`-` Câu đặc biệt : Than ôi !

`-` Tác dụng :Dùng để bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối của con hổ về thời ngày xưa, lúc nó còn ngự trị nơi rừng xanh đại ngàn.

Viết đoạn văn nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động (Gạch chân dưới câu bị động đó)

                                                                              Bài làm 

         Từ xưa tới nay  ta đã được ông bà , cha mẹ , thầy cô đã căn dặn chúng ta chỉ trong mọi hoàn cảnh nào cuộc sống nào thì ta cũng phải sống thật lương thiện , sống tốt đẹp , tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm chất của mình . Kinh nghiện này đã được nhân gian đúc kết thành câu tục ngữ " Đói cho sạch , rách cho thơm ". Vậy thường có rất nhiều người thường đặt ra câu hỏi :

đói , sạch , rách , thơm vì sao ? Vì ta thấy đói sạch ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người . Còn sạch là tình cảnh nghèo nàn , rách nát . Thơm có nghĩa là đẹp  đẽ , sạch sẽ . Câu tục ngữ đó đã  đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa , đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất , cao quý nhất của con người . Ta thấy đấy trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người nghèo , hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nổ lực , chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận . Họ không hề nghĩ ăn cắp , ăn trộm , tài sản của bất kì ai đó để làm giàu cho bản thân . Thật đáng quý trọng , đáng trân trọng !Thật vậy nét đẹp tâm hồn là cái mà con người cần giữ gìn . Người có tâm hồn trong sáng sẽ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống .

                          Cậu tự tìm câu bị động nhé ( mình ngạy)

                                            Chúc cậu học tốt ( nhớ .k đúng cho mình)

1 tháng 4 2020

Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

#tham khảo #

chúc bạn học tốt

17 tháng 3 2020

Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao và việc giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn, người xưa có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày là “ăn” và “mặc” để thông qua đó phản ánh quan niệm sống. Trong xã hội phong kiến, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự bần cùng: “Bần cùng sinh đạo tặc” hay “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh, còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch của ông cha. Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Câu tục ngữ này không chỉ đề cập đến cái đói, cái rách mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ lấy “đói” và “rách” là hai biểu hiện cụ thể, tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn chín mươi phần trăm dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dãi dầu nắng mưa, đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Suốt đời, người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ, ấm no? Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm giá, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi “cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời” và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa. Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột, là sự tự khẳng định và đề cao lối sống thanh cao của người lao động, không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.

bạn tham khảo bài tớ nhé:

nguồn:Hoc24

Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.

Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.

Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.

31 tháng 8 2021

Nêu cảm nhận mà dài thế :V

2 tháng 11 2021

Tham khảo!

a.* Giải thích ý nghĩa câu nói: - “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. - Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức

b.......

7 tháng 5 2017

bn ơi đây ko tiếng việt

15 tháng 12 2021

1, hành vi của tâm là sai 

tâm đã ko bt tác hại của việc đốt túi ni lông , ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn 

2.– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. – Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

15 tháng 12 2021

mình cảm ơn nhiều ạ