K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Nhân ái là tình yêu thương con người. Lòng nhân ái là cách con người trao yêu thương cho nhau. Lòng nhân ái thuộc đời sống tinh thần, đời sống tình cảm, ẩn chứa sâu sắc trong tâm hồn các giá trị chân - thiện - mỹ. Nhưng lòng nhân ái lại có một sức mạnh - một “sức mạnh mềm” theo cách nói tân thời của nhiều người. Sức mạnh đó đã được đúc kết như một lời “tuyên ngôn”: “Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí mà là sức mạnh của tình đoàn kết, sức mạnh của lòng nhân ái, nhân văn (nhân nghĩa thắng hung tàn)”. “Sức mạnh mềm” đó còn giúp con người biết quay đầu cả khi lầm đường, lạc lối. Biết đứng dậy vượt lên lầm lỗi của chính mình trong quá khứ, biết hướng thiện để làm lại cuộc đời, có ích cho xã hội…

26 tháng 2 2023

Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, việc giữ gìn văn hóa cổ truyền hay văn hóa dân gian của dân tộc là một điều vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống. Nét đẹp văn hóa cổ truyền được thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan, cách tư duy lối sống và thẩm mỹ cùng với phong tục, tập quán, ngôn ngữ. Nó là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời. Nó đã tồn tại với chúng ta từ nhiều năm và sẽ mãi trường tồn. Vì vậy, đây là một tài sản tinh thần giá trị cần được lưu giữ cẩn thận. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.Nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên Việt Nam không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Việt Nam gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất. Suốt 4000 năm lịch sử, văn hóa cổ truyền Việt Nam đã đi cùng năm tháng, theo dõi tiến trình phát triển của dân tộc ta. Do đó, việc bảo vệ văn hóa cổ truyền là cần thiết. Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực. Hiện nay, hội nhập quốc tế là quy luật khách quan nhưng trong tương quan lại nghiêng về các nước phát triển, các nước lớn. Cho nên Việt Nam cần tỉnh táo, thông minh trong quá trình hội nhập để không bị hòa tan. Vậy nên, người trẻ như chúng ta cần chung tay để có thể giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền, để lưu giữ giá trị của dân tộc

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

5 tháng 5 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

5 tháng 5 2016

Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta ngàn đời nay. Bằng tinh thần yêu nước nhân dân ta đã đoàn kết tạo nên một sức mạnh vĩ đại chiến thắng mọi kẻ thù giành lại đọc lập cho Tổ quốc, đất nước. Có thể thấy, lòng yêu nước đã ăn sâu vào mỗi con người Việt Nam chúng ta và trở thành bản năng của mỗi con người mang dòng máu Lạc Hồng. Nói đến truyền thống yêu nước, chúng ta nhơ ngay đến câu nói của Bác Hồ: '' Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lươt qua mọi sự nguy hiểm, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước.'' Em mong truyền thống yêu nước này của nhân dân ta sẽ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và không bao giờ phai nhoà. Dù có phải hy sinh tính mạng của mình, chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc, vẫn cố chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Là học sinh, em sẽ tuyên truyền cho mọi người về lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ của nhân dân ta cho mọi người.Tích cực học tập cũng là một hành động thế hiện lòng yêu nước. Chúng ta phải tích cực phấn đấu học tập, mang vinh quang về cho nước nhà và xây dựng Tổ quốc ngày mộ giàu đẹp, văn minh hơn.

4 tháng 3 2022

Bất cứ ai , ở đâu , làm gì cũng đều có chung 1 chí hướng giành lại độc lập cho đất nước. Từ già đến trẻ , từ miền ngược đến miền xuôi ,từ những công chức địa phương đến những chiến sĩ ở ngoài mặt trận chiến đấu. Mỗi người 1 việc , người hăng hái thi đua lao động, tăng gia sản xuất đến việc nhịn đói nhường gạo cho bộ đội , săn sóc bộ đội như con đẻ . Những người lính đã ra đi, gác lại đằng sau bao giấc mơ còn dang dở, bao mộng ước ấp ủ để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với một tinh thần, ý chí bất diệt " Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biêt bao nhiêu những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, không ngại thân mình để bảo vệ từng tấc đất của chủ quyền thiêng liêng. 

4 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

Lòng yêu nước nồng nàn. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Ôi! (Câu cảm thán)Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. 

24 tháng 2 2022

tham khảo:

Cũng như hàng triệu người dân Việt Nam khác, trong trái tim em luôn nồng nàn một tình yêu tổ quốc. Với tình yêu ấy, em vâng theo lời dạy của Bác Hồ, cố gắng học tập, rèn luyện để lớn lên góp sức dựng xây đất nước. Em cảm thấy tự hào về lịch sử nước nhà, về những chiến tích phát triển của đất nước ngày hôm nay. Em luôn khát khao cùng các bạn trẻ khác đưa đất nước vươn tầm quốc tế. Những lần bắt gặp hình ảnh xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam trên internet, em luôn cùng các bạn mình vào phản biển lại để chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy được. Hành động ấy và sự đoàn kết của mọi người khiến em cảm thấy vui sướng lắm. Bởi cũng như em, thế hệ trẻ ngày hôm nay đã biết nối bước cha ông, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước.

31 tháng 3 2022

Tham khảo;

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

31 tháng 3 2022

thanks you

20 tháng 2 2021

Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.  Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.

Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ. Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.

 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi! Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.

Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm: Giặc dữ cớ sao phạm đến đâyChúng bay nhất định phải tan thây.  đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!