K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2022

Đối với mỗi học sinh chúng ta, ngôi trường thân thiết như ngôi nhà thứ hai, là nơi gắn bó  với ta suốt bao nhiêu năm tháng học trò.
Bình minh lên, ông mặt trời đã bắt đầu thả muôn ngàn tia nắng như những sợi chỉ vàng. Cổng truường to lớn và khổng lồ, nổi bật là tấm biển màu xanh có hàng chữ màu vàng ghi tên trường. Hai cánh cổng màu ghi luôn dang tay chào đón các bạn học sinh tới trường. Bước vào trong sân trường rộng lớn được lát nền gạch màu đỏ sẫm. Trường em được xây theo hình chữ L, chia thành 4 tầng khoác lên mình bộ áo xanh dương pha trắng trông thanh tao, giản dị nhưng không kém phần nổi bật. Ô kìa, những bông hoa mười giờ đương độ khoe sắc, những chị hồng duyên dáng lấp ló như e thẹn điều gì đó. Các phòng học đều khang trang, có đầy đủ tiện nghi hiện đại giúp chúng em thêm thuận lợi trong việc học tập. Còn kia, hành lang với tủ thư viện được sắp xếp gọn gàng, thỉnh thoảng vài ba bạn học sinh tíu tít khi tìm được cuốn sách hay. Bạn thì chơi đuổi bắt, bạn thì ngồi đọc sách,... mỗi người có một hoạt động riêng. Bỗng tiếng chuông kêu "Reng reng reng", các bạn học sinh nhanh chân chạy vào trong lớp học trả lại sự yên tĩnh cho sân trường.
Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, sau này dù có đi đến phương trời nào em sẽ luôn nhớ đến những năm tháng học trò.

25 tháng 11 2018

- Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 - 5; 4,5 – 4; 3,5 - 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

5 tháng 12 2021

tả nhà:Hạnh phúc biết bao sau mỗi buổi học em được trở về ngôi nhà thân thương của mình.

Ngôi nhà nhỏ bé của gia đình em nằm núp sau những tán lá râm mát của cây sấu, cây bàng. Ngôi nhà một tầng giản đơn nhưng khá đầy đủ, tiện nghi. Nó hãnh diện khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời mát mẻ. Ngôi nhà lặng yên nằm đó, trải qua bao nắng mưa nhưng nó vẫn đẹp nguyên như ngày nào bởi mỗi thành viên trong gia đình em đều gìn giữ nó. Bên trái nhà, giàn hoa thiên lý xanh tốt tỏa hương thơm dìu dịu làm ngôi nhà có vẻ đẹp quyến rũ hơn. Những ô cửa sổ như những đôi mắt duyên dáng của căn nhà. Đó như cửa sổ tâm hồn, đón nhận ánh sáng, cơn gió mát mẻ vào từng căn phòng. Từ trong đó, em thường trông ra khu vườn xum xuê cây trái phía trước nhà. Ngày ngày, những chú chim đua nhau hót ríu rít tạo nên nhịp sống náo nhiệt, tươi vui cho ngôi nhà. Em thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái mỗi khi ngắm nhìn cánh đồng lúa trải dài bát ngát đằng sau nhà. Ngôi nhà gắn bó với cả tuổi thơ em mà lúc nào em dâng lên niềm vui thích mỗi lúc đi đâu về. Căn nhà em có hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và một gian bếp. Khoảng trời riêng của hai chị em với góc học tập ngăn nắp, đó là khoảng không gian yên tĩnh giúp chúng em học hành tốt. Căn phòng khách được kê bộ bàn ghế, đây là nơi gia đình em thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn gian bếp lưu giữ những hình ảnh đẹp của bữa cơm gia đình sum họp. Ngôi nhà như chứng nhân, nó chứng kiến, giữ gìn và chở che cho mái ấm của em.

Ngôi nhà thân quen còn là điểm tựa tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ em.                                                                                                         tả ngôi vườn:

Phía sau nhà em là một khu vườn nhỏ xinh. Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, em đều ra thăm vườn và tưới nước cho cây. Đó là thói quen của em suốt gần một tháng nay rồi.

Vào buổi sáng mùa hè, mới năm rưỡi sáng nhưng trời đã sáng rõ. Cảnh vật hiện lên tươi mới sau giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, do trời chưa có nắng, nên vẫn còn một màn sương mỏng vắt ngang trên các lùm cây. Những chiếc lá, vạt cỏ đều ướt đẫm, long lanh những giọt sương đẹp như viên pha lê. Lớp nền đất của vườn cũng ươn ướt, dẫm lên nghe lạo xạo. Những cơn gió lúc này thật nhẹ nhàng và mát mẻ. Thậm chí còn cảm thấy hơi se lạnh nữa cơ. Theo hương gió, em ngửi được mùi thơm trong lành tinh khiết của những giọt sương, mùi hương ngai ngái của bùn đất, mùi hương chan chát của cỏ cây, mùi hương ngọt ngào của quả chín. Tất cả khiến em cảm thấy được thư giãn hơn bao giờ hết.

Thoáng chốc, các tia nắng dần dần xuất hiện, đánh thức cả khu vườn dậy. Đầu tiên là các chú chim nhỏ trong vườn cây. Chúng chui ra từ những hốc cây và các chiếc tổ nhỏ trên tán lá, bay lượn và hót véo von. Rồi đến những bông hoa nhỏ e ấp nở từng chút từng chút một. Và cả những chiếc lá xanh tỉnh lại, vươn rộng ra hứng lấy ánh sáng mặt trời ấm áp. Tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây xào xạc, khiến cả khu vườn trở nên rộn ràng và sôi động.

Sau khi thư giãn xong, em liền mở vòi nước để tưới nước cho cây. Em tưới chậm rãi và cẩn thận, để cây nào cũng được no nước. Ở những vạt rau, luống hoa thì tưới ít nước với lực nhẹ, còn những cây ổi, cây mít thì có thể tưới mạnh hơn. Dưới dòng nước mát, cành lá trong vườn rung rinh như đang reo hò, vui sướng. Ánh nắng nghịch ngợm nhảy vào dòng nước phun ra từ vòi, ánh lên những vầng sáng nhỏ nhiều màu, như là phiên bản cầu vồng tí hon. Thật là thích thú. Lấp ló trong góc vườn, từng chú bướm nhỏ không biết từ đâu bay tới, đang chậm rãi lượn quanh các bông hoa mới nở, như để nói lời chào buổi sáng.

Tưới nước xong, em ngắm nhìn khu vườn lần cuối rồi quay vào nhà, chuẩn bị đến trường. Được tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của khu vườn vào buổi sáng đã tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng để học tập và rèn luyện trong cả một ngày dài.                         tả bố mẹ anh chị:Trong gia đình em, nếu mẹ là những lời an ủi ân cần, là bàn tay khéo léo vun vén, là nụ cười hiền hậu nhân từ thì bố lại tựa như trụ cột, là lời dạy bảo nghiêm túc, là sự mãnh mẽ và kiên cường ẩn trong dáng hình bố.
Bố là một cười đàn ông cao lớn và lực lưỡng với tấm lưng lớn và bờ vai rộng mà em hay gọi đó là bờ vai “Thái Bình Dương”. Bởi vậy, bố giống như một cây cao lớn xòe tán lá rộng để cho những cây non là các con lớn lên trong bình yên và hạnh phúc. Bờ vai ấy che chở chống đỡ cả mái nhà. Bố không đẹp như những nam thần hay diễn viên trên màn ảnh nhưng khuôn mặt nam tính và góc cạnh, cùng với nước da ngăm càng thêm khỏe khoắn. Bố không phải là người hay cười nhưng mỗi lần cười, vẻ nghiêm khắc đã tạm thời lùi đi và lộ ra chiếc răng khểnh nên trông bố hiền lành hơn hẳn. Mẹ em nói rất thích chiếc răng khểnh ấy vì nó làm nụ cười của bố tươi tắn và duyên dáng hơn. Đôi mắt bố to, đen nhưng lại tựa như một hòn đảo rất xa xăm và đầy bí ẩn đối với em. Bố che giấu nội tâm giỏi và chả mấy khi biểu lộ nó qua đôi mắt. Điều duy nhất em thấy, là bọng mắt của bố thường khá to do thức khuy làm việc, tiếp xúc với máy tính nhiều. Do vậy, bố cũng bị cận và đeo kính khi đọc báo. Lúc đọc được tin tức phải suy tư, các nếp nhăn của bố hằn in trên trán. Đôi lông mày rậm xích lại gần nhau và bố như già đi… Mái tóc lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng và đâu đó đã lốm đốm vài sợi bạc. Dù nó chưa nhiều cũng khiến lòng em đủ xót xa. Bàn tay bố to và rộng, bàn tay em lọt thỏm trong bàn tay ấy. Các ngón tay cứng rắn và vững chãi. Bàn tay ấy không mịn màng và thô ráp, mạnh mẽ mà cũng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp khi cần và cương quyết lúc phải. Có lần em soi hoa tay, thấy bố chỉ có đúng một cái, bố cười bảo “Thế nên bố chả khéo cái gì đấy!”. Nhưng với em bố không cần vẽ đẹp, làm đồ thủ công giỏi hay nấu ăn ngon, em thích bố chia sẻ với em về học tập, về cuộc sống, về những suy nghĩ. Những lúc ấy, giọng của bố trầm và vang vọng vào tâm trí em. Không phải giọng nói của nhà thuyết giảng mà chất chứa trong từng lời nói là sự đồng cảm và hi vọng em thấu hiểu được. Đó là khoảnh khắc của tình cha con.
Sự yêu thương, dạy dỗ của bố có thể chẳng dịu dàng như mẹ nhưng đó là người đàn ông quan trọng nhất và em biết ơn nhất cuộc đời này!

 

26 tháng 5 2018

Đề 3:

   Vào năm học được ít ngày, bố mua cho em một chiếc xe đạp mới tinh và đẹp lắm. Em mừng vui vô cùng, gặp bạn nào thân thiết em cũng muốn khoe.

   Thật đúng là một chiếc xe còn mới tinh. Em thấy nó còn xinh xắn hơn cả chiếc xe mini Trung Quốc của chị Hai.

 Bố chọn chiếc xe có nước sơn màu xanh ngọc dịu dàng, màu sắc mà em yêu thích. Hai vành xe sáng bóng soi được cả ngón tay khi em chùi vào. Những chiếc nan hoa bé nhỏ nhưng thật cứng tỏa ra hết cả vòng tròn bánh xe, trong thật vui mắt. Người thợ khéo tay còn gắn ở một bên tay lái chú Hugô dễ thương làm bằng thiếc mỏng. Cái chuông gắn một bên tay lái kia, thỉnh thoảng kêu "kính coong, kính coong..." thật tinh nghịch và vui tai. Bên phải của bánh xe sau có cái chân chống vững chắc, tiện lợi khi dựng xe mà xe không bị đổ xuống, em thấy thật yên tâm! Khi đạp xe, những tiếng ro ro của chiếc xích xe khiến em cảm thấy con đường đến trường như ngắn lại. Chiếc xe thật khỏe, vì có lúc nó chở cả em và bạn Dũng mà vẫn chạy bon bon trên đường làng. Khi gặp nơi đông người, cái phanh xe gắn ngay phía dưới tay em cầm lái giúp em điều khiển xe rất dễ dàng. Em yêu chiếc xe đạp lắm. Em gọi nó là "người bạn tốt".

   Hàng ngày, em vẫn dành thời gian để lau chùi chiếc xe đạp thân thiết. Vì thế, hơn một năm trôi qua mà chiếc xe vẫn còn mới lắm. Chiếc xe đã gắn bó với bước chân đến trường của em, vì thế, càng yêu quý chiếc xe bao nhiêu em càng biết ơn tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình dành cho em bấy nhiêu.

24 tháng 8 2023

Ai trả lời mình tick cho nhé

24 tháng 8 2023

1.ở trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng 

2.Hôm nay em được đi về quê thăm ông về đến nơi ông bảo em ra đây ông chỉ cho cây hoa hồng này đẹp lắm 

3.Mỗi mùa thi chúng ta lại không thể không nhớ đến cây hoa phượng

4.Trong những loại cây ăn quả em thích nhất là quả ổi

7 tháng 3 2018

mk chọn đề 1

  - Mở bài: Lí do em có quyển sách?

    Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.

    - Thân bài:

    + Tả bao quát:

    Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.

    + Tả các bộ phận của đồ vật:

    Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.

    Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.

    Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: NGƯỜI CÔNG DÂN.

    Trang bốn là chữ Tuần 19 với bài tập đọc Người công dân số Một. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.

    Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc Những cánh buồm. Bài thơ bộc lộ cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu; ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

    - Kết bài: Cảm nghĩ của em.

    Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

19 tháng 4 2019

Dàn ý chi tiết

(Đề số 3)

- Mở bài : Giới thiệu ngôi nhà em.

- Thân bài :

- Tả hình dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà

     + Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ)

     + Màu ngói, màu tường.

- Bên trong các phòng:

     + Vị trí từng phòng.

     + Cách trang trí từng phòng.

     + Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.

- Vườn nhà:

     + Cây cỏ trong vườn

- Ngoài phòng mình ra em yêu nhất căn phòng nào, vì sao ?

- Hoạt động của gia đình

- Kết bài:

- Em rất yêu quý ngôi nhà của mình

- Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.

1 tháng 10 2021

Dàn ý tả ngôi nhà số 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu ngôi nhà của em
  • Đi là để trở về, nơi chốn trở về thân thương nhất đó là ngôi nhà yêu quý của em

II. Thân bài

a. Miêu tả bao quát ngôi nhà:

  • Nhìn từ xa, thấp thoáng là giàn hoa giấy trước cổng nhà.
  • Bước đến gần cổng, ngôi nhà hai tầng màu xanh dương xinh xắn hiện ra.
  • Ngôi nhà được xây cách đây mười năm nhưng mới được tu sửa khang trang, hiện đại.

b. Miêu tả chi tiết căn nhà:

  • Trước căn nhà là khu vườn nhỏ nhắn đủ các loại cây từ cây ăn quả đến các loài hoa đủ hương, đủ sắc góp phần làm căn nhà thêm thoáng đãng. Bước đến hiên nhà là những chậu hoa phong lan được treo lên cẩn thận , chăm sóc một cách tỉ mỉ.
  • Vào trong nhà là không gian ấm áp gồm tất cả sáu phòng gồm : một phòng khách, một phòng cúng, ba phòng ngủ, một phòng bếp. Mỗi phòng đều được trang trí với màu sơn khác nhau tùy vào chức năng và sở thích của mỗi người nhưng tất cả đều hướng tới một tổng thể tạo sự hòa hợp, thống nhất cho cả ngôi nhà.
  • Phòng khách được trang trí rất tỉ mỉ nổi bật là bốn bức tranh thêu tùng, cúc, trúc, mai, gam màu trầm ấm gợi lên sự ấm cúng.
  • Phòng cúng ở trên tầng cũng theo thiết kế truyền thống thể hiện sự linh thiêng.
  • Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi người nên sẽ có cách trang trí riêng.
  • Đặc biệt là phòng bếp- nơi mẹ nấu món ăn ngon được thiết kế mở để thể hiện sự hiện đại nhưng cũng rất truyền thống.
  • Mỗi chậu cây đều được đặt để thể hiện sự hài hòa của căn nhà, góp phần giúp mọi người được gần gũi với thiên nhiên hơn. Ngôi nhà như một không gian xanh thu nhỏ trong lòng thành phố.
  • Đằng sau căn nhà là một khu đất rộng với bãi cỏ xanh trải dài thường như một sân vận động mini để em trai chơi đá bóng với bố. Ở một góc còn có cầu trượt và xích đu để chơi đùa. Em thích nhất là một hồ cá nhỏ bố em đặt ở đó, những chú cá trong hồ với những chiếc vây lóng lánh bơi thành từng đàn nhỏ rất đáng yêu.
  • Ngôi nhà là không gian sinh hoạt của cả gia đình nghỉ ngơi, vui chơi, gắn kết bên nhau. Là nơi mẹ bên gian bếp nấu món ăn ngon cho cả nhà, nơi bố sớm dậy chăm sóc cho khu vườn trước nhà, nơi em và em trai chơi đùa, nơi cả gia đình cùng xem những bộ phim yêu thích cuối tuần....

III. Kết bài

  • Tình cảm của em với ngôi nhà
  • Em rất yêu quý ngôi nhà của em và em cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống với cả gia đình ở ngôi nhà thân yêu
28 tháng 9 2017

1) Tả quyển sách tiếng Việt lớp 5 , tập  2 của em

    Sách là thứ không thể thiếu của con người. Vì nó chứa đựng những tinh hoa của cuộc sống. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.   

   Quyển sách này rất đẹp, vừa cầm nó trên tay là em đã mãi mê đọc ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày khoảng 180 trang

      Ngay trang bìa là một bức tranh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
      Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
      Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.

     ~ Hết ~

Ps: Các bạn thực hiện không đúng yêu cầu đề bài. Đề bài bảo chọn một trong các đề sau . Thế mà các bạn chọn tất cả luôn cơ à! 

28 tháng 9 2017

Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

   Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

  Tả cái đồng hồ báo thức.

   Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

   Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.

   Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng “tích tắc! tích tắc!” của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng “cạp, cạp” của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

   Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian

 Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. (Tả chiếc cặp sách)

   Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

   Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chi nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muôn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

   Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lãm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa. móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

   Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

   Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.



 

(Tả một đồ vật trong viện bảo tàng: Trống đồng Đông Sơn)

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

BÀI LÀM 2

(Tả một đồ vật trưng bày ở nhà truyền thống: cờ giải  Đố vui để học)

Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.

Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - HuyệnCần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.

Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.

Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.



 

26 tháng 9 2018

Trả lời:

Tất nhiên là bài tả ngôi nhà của emm gòi

...............

26 tháng 9 2018

em học lớp 4 mà theo em chị nên viết bài văn tả ngôi nhà của chị

11 tháng 4 2019

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có "vệ sĩ" Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành

2.Không biết từ lúc nào, đến trường sớm đã trở thành một thói quen của em. Đi trên đường, em có thể thư thả lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới, lặng ngắm thiên nhiên vừa mới vươn mình thức giấc. Hơn thế nữa, đi học sớm, em còn được ngắm nhìn và quan sát khung cảnh ngôi trường yêu dấu trước buổi học.

Nhìn từ xa, em đã thấy hình ảnh ngôi trường hiện ra thấp thoáng sau những rặng cây cao vút, đẹp như một bức tranh. Cổng trường như đang dang tay chào đón học sinh. Ngôi trường với ba dãy nhà hình chữ U được sơn màu vàng của em đây rồi. Không khí hôm nay mới trong lành, mát mẻ làm sao. Bầu trời cao và trong xanh vời vợi, vài áng mây trắng đang lững lờ trôi. Ông mặt trời đang chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới xuống mặt đất, những tia nắng tinh nghịch đang nhảy múa trên cành cây, kẽ lá. Cái nắng ấy làm cho ta cảm thấy dễ chịu chứ không chói chang, gay gắt như nắng của buổi trưa. Vài giọt sương còn cố bám dai trên những chiếc lá lung linh như những hạt ngọc, phải chăng sương chính là ngọc của đất trời? Những cây bàng, cây phượng dường như cũng trẻ trung hơn khi được thấm đẫm những gì tinh túy nhất của đất trời. Những chú chim vừa chuyền cành vừa ríu rít hót lên bài ca chào mừng một ngày mới tốt lành. Từng cơn gió mát thổi khắp sân trường, làm cho lá quốc kì màu đỏ tươi tung bay trong nắng sớm. Những cánh cửa màu xanh đã được mở toang để đón chúng em vào lớp.

Các bạn học sinh đến trường ngày càng đông. Ngoài cổng trường, một số bạn được đưa đi học chào bố mẹ xong là vui vẻ chạy vào sân trường. Cũng có vài bạn đến từ sớm để làm công việc trực nhật, tiếng chổi của các bạn sột soạt nghe thật vui tai. Những bạn khác không trực nhật thì ngồi trên ghế đá trò chuyện vui vẻ, ôn lại bài cũ hoặc chuẩn bị bài cho thật tốt. Có nhóm đang bắt đầu những trò chơi quen thuộc như: bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy dây... Chẳng mấy chốc, sân trường tràn ngập tiếng nói cười của học sinh. Thầy cô giáo sải bước trên sân trường, gặp học sinh của mình thì mỉm cười đầy trìu mến. Tà áo dài của các cô bay bay trong gió. Trên tay thầy cô nào cũng là quyển giáo án, bước về phía lớp học để chuẩn bị bài giảng cho ngày hôm nay.

Ngắm nhìn quang cảnh trường trước buổi học, em cảm thấy yêu mái trường của mình hơn. Nơi đây đã dìu dắt em nên người, chắp cánh cho những ước mơ của em, thầy cô là những người lái đò thầm lặng đưa em đến chân trời của tri thức, bạn bè như những người anh em thân thiết chia sẻ với em mọi buồn vui trong cuộc sống.


Trường học thân thuộc như ngôi nhà thứ hai của mỗi học trò chúng ta và có bao giờ bạn để ý rằng quang cảnh trường ở mỗi thời điểm khác nhau cũng khác nhau.

Hôm ấy là một buổi sáng đẹp trời với làn không khí mát mẻ dưới bầu trời cao xanh vời vợi, mây trắng phủ lững lờ trôi bồng bềnh trên không để lộ ông mặt trời ló rạng với những tia nắng vàng như rót mật xuống đường phố. Tôi đến trường sớm hơn mọi ngày với niềm hân hoan khoan khái lạ kì. Vì đến sớm nên sân trường chưa có ai, nhìn sân trường lúc ấy quang cảnh khác lạ mà lòng tôi thấy thoải mái vô cùng.

Nhà để xe chỉ có vài chiếc đến sớm nên quang đãng hẳn. Sân trường vắng người, đâu đó chỉ lác đác mấy bạn học sinh có thói quen đến sớm cùng những bạn có nhiệm vụ trực nhật ngày hôm đó. Nhưng có lẽ sân trường càng quang, màu xanh của cây cối lại trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Những cành cây rung rinh trước con gió nhẹ tạo ra những tiếng xào xạc nghe như những bản nhạc êm tai trong từng kẽ lá. Những lớp học giống như còn muốn ngái ngủ, có một số lớp chưa có học sinh đến nên chưa mở cửa lớp. Nhìn một hàng lớp học im lìm dưới lùm cây xanh mát thật khiến người ta liên tưởng đến những mái nhà thân yêu tuy giản dị mà ấm áp tiếng nói cười. Ở một số lớp học đã có học sinh thì những bồn cây trước cửa lớp bắt đầu được chăm sóc, đồng thời lớp học cũng sáng sủa hơn.

Tôi thích thú đi dạo xung quanh sân trường và ghé lại vườn hoa vì thấy những bông hồng đang nở đỏ tươi cả góc vườn mời gọi người thưởng thức. Khi bước vào tôi nhận ra không chỉ có hoa hồng mà ngay cả những bông tu-lip cũng nở tươi một vùng vườn. Tôi ghé dạo quanh vườn và cứ thế để mình đắm chìm trong sắc hương tuyệt vời ấy. Tôi không thể nhớ rằng mình đã ở đó bao lâu bởi dường như người ta mất đi ý niệm về thời gian trước những cái đẹp mộng ảo như là những cánh hoa. Khi tiếng trống vào lớp vang lên tôi mới nhớ ra mình cần vào học và tiếc nuối chia tay với những bông hoa xinh tươi để quay trở lại với lớp học trong niềm hào hứng đón những gương mặt rạng rỡ tươi như hoa của bạn bè và hương thơm dịu dàng chỉ có ở cô giáo.

Quang cảnh trường học trước giờ vào lớp thật khiến cho tâm hồn người ta thư thái, nó mang một vẻ đẹp dịu dàng và một không gian tràn đầy sự kích thích những trạng thái vui vẻ của con người. Ngắm khung cảnh ấy, tôi thấy mình như hào hứng hơn khi đón một ngày học mới.

3

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.