K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2020

em xem sex bi phat hien

1 tháng 10 2020

em xem sex and hentai

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:

“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20 ‐ 11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ huynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19 ‐11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.

Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20 ‐ 11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.

Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.

22 tháng 5 2022
22 tháng 5 2022

tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.

Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”

Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.

 

Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.

Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.

Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.

Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần ngồi xem ti vi. Bố mẹ hỏi tôi về một ngày ở trường ra sao, tôi nhớ lại ngày đặc biệt hôm nay và chia sẻ với bố mẹ. Đó là buổi tiệc sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm.

Tôi bắt đầu kể cho bố mẹ nghe về buổi tiệc ấy với tất cả sự hào hứng như muốn bố mẹ cùng chung vui với mình. Hôm nay là ngày sinh nhật cô giáo chủ nhiệm lớp con. Cả lớp đã bí mật lên kế hoạch để chuẩn bị cho cô một bữa tiệc sinh nhật thật đặc biệt. Lớp con phân công từng bạn làm những nhiệm vụ khác nhau để chuẩn bị. Cả lớp dành một buổi ngồi họp bàn về ý tưởng sinh nhật cô. Sau đó từng bộ phận được phân công. Nhóm hậu đài làm những nhiệm vụ chuẩn bị về trang trí bảng, lớp học, bánh kem, hoa quả liên hoan...

Nhóm văn nghệ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn dành tặng cô. Nhóm truyền thông làm một video ấn tượng về những kỉ niệm của cô với tập thể lớp kèm những dòng chữ cảm ơn và chúc mừng sinh nhật đầy ý nghĩa. Mọi việc cứ thế được diễn ra một cách cẩn thận, chu đáo. Từng bộ phận chịu trách nhiệm làm việc của nhóm mình. Riêng con được các bạn tin tưởng phân công làm người dẫn chương trình của buổi tiệc nên vô cùng vinh dự. Con cố gắng tìm những lời dẫn hay nhất, ý nghĩa nhất về buổi sinh nhật để dẫn dắt chương trình vừa hấp dẫn, sinh động, tạo được không khí vui vẻ lại cảm động vì những lời chúc dành cho cô giáo. Tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn thành trước đó. Hôm nay, chúng con tổ chức sinh nhật bất ngờ cho cô vào tiết sinh hoạt. Mọi thứ được dựng lên nhanh chóng, tất cả đã sẵn sàng.

Cô bước vào lớp như thường lệ, tất cả lớp đứng lên và những ngọn nến lung linh được thắp lên. Lớp trưởng mang chiếc bánh sinh nhật với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật cô giáo của chúng em". Trên màn hình là video đầy ý nghĩa về những khoảnh khắc của cô cùng với lớp. Cô vô cùng xúc động, bố mẹ ạ!. Đúng lúc đó, cả lớp hát vang bài hát "Cô giáo như mẹ hiền" dành tặng cô. Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị cũng được thể hiện ngay sau đó. Cuối cùng là phần liên hoan. Cả lớp đều hào hứng cùng cô cắt bánh và thổi nến đón tuổi mới. Cuối buổi tiệc, cô cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất, bất ngờ nhất của cô từ trước tới giờ. Buổi tiệc kết thúc trong sự xúc động của cả lớp với những lời ý nghĩa cô dành tặng. Tôi hào hứng nói với bố mẹ: - Bố mẹ biết không, con được cả lớp khen vì dẫn chương trình có duyên và hay đấy!

Bố mẹ tôi sau khi lắng nghe đều rất vui vẻ và cho rằng cả lớp đã có một ngày ý nghĩa và trọn vẹn bên cô. Bố mẹ cũng không quên chúc mừng vì tôi đã được thỏa niềm đam mê dẫn chương trình theo đúng năng khiếu của mình.

Qua câu chuyện với bố mẹ ngày hôm nay, tôi càng thấy hiểu thêm sự chia sẻ trong gia đình là vô cùng ý nghĩa. Khi có niềm vui, bạn chia sẻ sẽ nhân đôi. Còn khi có nỗi buồn, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, vì khi ấy, bạn sẽ giảm đi một nửa nỗi buồn. Và tôi tin chắc bố mẹ cũng sẽ rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của những đứa con mình

Mỗi ngày đến trường không chỉ chúng ta được học tập những kiến thức vô cùng bổ ích mà còn được vui chơi cùng bạn bè, được chứng kiến nhiều sự việc vô cùng thú vị và bất ngờ. Vì vậy mà mỗi khi đi học về tôi đều ríu rít kể chuyện cho bố mẹ nghe, đó là những câu chuyện lí thú mà tôi đã trải qua, được nghe hoặc được chứng kiến ở trường. Dù không diễn đạt được rõ ràng, rành mạch nội dung của câu chuyện nhưng bao giờ bố mẹ và những người thân của tôi đều chú ý lắng nghe với vẻ mặt đầy hào hứng, đôi khi còn tham gia bình luận làm tôi rất vui và nói không ngừng, chỉ khi được bố mẹ nhắc nhở tôi đã đến giờ học thì tôi mới có thể dừng lại. Hôm đó, ở trường tôi đã chứng kiện một sự việc vô cùng cảm động, và trong bữa ăn tối, tôi đã kể cho bố mẹ nghe, khiến mọi người ai cũng đều cảm thấy xúc động theo.

Lúc đó chúng tôi mới chỉ học lớp 7, kể từ khi bước chân vào mái trường trung học cơ sở đến nay thì ba mươi chín thành viên của lớp tôi đã học cùng nhau được hơn 1 năm rồi. Khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, chúng tôi ngỡ như đã có thể hiểu hết về gia đình, hoàn cảnh của nhau, nhưng không phải vậy, chúng tôi chưa thể nhận thức hết được sự phức tạp của mọi việc trong đời sống này nên chúng tôi luôn đơn giản hóa mọi việc, những việc xảy ra trên lớp vì cho rằng chỉ là những sự cố nhỏ, những vấn đề riêng của mỗi bạn nên chúng tôi thường không mấy quan tâm. Chính vì vậy mà việc mọi người phát hiện ra hoàn cảnh khó khăn của bạn Nam ngày hôm đó khiến cho ai cũng ngỡ ngàng, xúc động và cả sự hối hận vì chúng tôi đã không quan tâm đến nhau hơn.

Câu chuyện về bạn Nam có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng tôi những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Nam. Chúng tôi cũng không có bất ngờ gì cả, vì Nam luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Nam vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Nam mười điểm vào sổ.

Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Nam chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Nam đứng lên trước lớp, thầy giáo Nam mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Nam cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.

Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Nam khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Nam đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Nam ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp tôi không ai tin Nam là người như vậy cả, bởi Nam thông minh học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Nam không chịu nói kia.

Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Nam phải nộp bản kiểm điểm , nhưng Nam lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Hải đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Nam, nhà Nam nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Nam không đi học là vì mẹ Nam bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ". Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Nam. Nhà Nam là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Nam đang giúp mẹ uống thuốc.

Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí tôi đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Nam và sau đó thầy đã xin lỗi Nam vì đã hiểu lầm Nam ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Nam, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng tôi thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Nam nhiều hơn nữa trên lớp.
_______Chúc bạn học tốt____

8 tháng 10 2018

Em đã được chứng kiến một cuộc chạy đua cự li 100 mét tại sân vận động của tỉnh do Sở Thể dục thể thao tổ chức nhân ngày kỉ niệm 44 năm Bến Tre đồng khởi. Tám vận động viên xuất sắc của tám huyện thị đã vào vị trí xuất phát và đang ở trong tư thế “sẵn sàng”. Cả tám vận động viên mắt đăm đăm nhìn lá cờ hiệu trên tay trọng tài. Chỉ mấy giây sau, lá cờ trên tay chú trọng tài phất xuống, cả tám vận động viên đồng loạt lao người về phía trước như một mũi tên. Ai cũng như bay trên đường chạy; những mái tóc hất ngược về sau, nằm sát sạt trên đầu. Em đứng gần chỗ về đích nên thấy rất rõ: chỉ còn khoảng từ 10 đến 15 mét nữa thôi, từ vị trí số ba, vận động viên mặc áo đỏ số 5 tăng tốc vượt qua vị trí số 2 rồi bay qua số 1, chạm đích trong tiếng reo hò của các cổ động viên.

8 tháng 10 2018

bạn Chi Kute chưa chỉ ra 5 đại từ trong bài 

30 tháng 7 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

 

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

 
31 tháng 8 2016

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

 

15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đen đúa, áo quần rách rưới, nhà cửa tồi tàn. Có điều là anh ta rất khỏe, lắm mưu trí và dũng cảm. Anh lại chơi thân với thần Bếp, một vị thần chẳng có địa vị cao sang như các vị thần linh khác. Anh ta lại ngang bướng coi Trời bằng vung.

Trời tức lắm. Trời sai thần Sét xuống hạ giới trừng trị kẻ ngang bướng cho thiên hạ mở mắt ra.

Thần Bếp biết được tin thần Sét sẽ xuống, bèn báo cho chàng trai hay. Anh ta hái lá mồng tơi giã với dầu vừng. Lấy lá chuối tươi phủ lên mái nhà rồi quệt thứ nước trơn ấy vào. Anh ta vác gộc tre ra nấp ở góc sân mé vườn. Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Sét từ trên trời đánh xuống với muôn ngàn tia lửa sáng chói, và tiếng nổ đùng đùng. Thần mặt mũi sát khí đàng đằng, trong tay lăm lăm lưỡi tầm sét. Thần vừa chạm chân tới mái nhà kẻ bất trị, thì đôi chân bê bết nhựa mồng tơi và dầu vừng. Thần Sét ngã đánh oạch xuống sân. Thần liền bị con người đen đúa kia vung gộc tre tới tấp nện xuống đầu, xuống lưng chí chết. Hoảng quá, thần vứt lưỡi tầm sét lại, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về Trời.

Không thể để kẻ mồ côi kia làm loạn cõi trần. Trời hạ lệnh sai thần Nước lên đường. Thần Bếp lại mật báo cho người bạn nối khố của mình biết tin dữ mà chống trả. Chàng trai nghèo khổ chặt nhiều cây chuối kết thành bè to, bên trên che lều. Ngoài gộc tre, anh ta còn có lưỡi tầm sét dắt ngang khố, trước mạt là một chiếc trống cái với hai cái dùi trống bằng gỗ cứng vừa to vừa dài.

Thần Nước đi tới đâu, mưa to gió lớn tới đấy. Nước mỗi lúc một dâng cao, trắng xóa, mù mịt cả trời đất. Thần Nước quyết dìm kẻ ngang ngược vào muôn ngàn lớp sóng dữ. Kẻ to gan kia ngồi trong lều trên bè chuối khua trống ầm ầm cất tiếng hò reo tưởng như có muôn nghìn binh hùng tướng mạnh. Nước càng dâng cao, thần Nước càng bị bè chuối của kẻ to gan đè xuống, không thể nào ngóc đầu lên được. Nước dâng cao mấp mé cửa nhà Trời. Thiên đình nhốn nháo cả lên khi nghe tiếng thét của kẻ ngang ngược mang quân lên đánh Trời một trận. Trời phải vội vàng hạ lệnh cho nước rút.

Sau hai chiến công đánh thắng thần Sét và thần Nước, danh tiếng chàng trai mồ côi vang xa. Dân gian khắp vùng kính phục và ngưỡng mộ gọi anh ta là Cường Bạo Đại Vương.

21 tháng 12 2018

Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.

Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa. 
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn. 
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được... điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình. 

Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo. 

Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một màu xanh.

8 tháng 11 2021

hhhhhhhhhhhh

tham khảo:

Em đã được chứng kiến một cuộc chạy đua cự li 100 mét tại sân vận động của tỉnh do Sở Thể dục thể thao tổ chức nhân ngày kỉ niệm 44 năm Bến Tre đồng khởi. Tám vận động viên xuất sắc của tám huyện thị đã vào vị trí xuất phát và đang ở trong tư thế “sẵn sàng”. Cả tám vận động viên mắt đăm đăm nhìn lá cờ hiệu trên tay trọng tài. Chỉ mấy giây sau, lá cờ trên tay chú trọng tài phất xuống, cả tám vận động viên đồng loạt lao người về phía trước như một mũi tên. Ai cũng như bay trên đường chạy; những mái tóc hất ngược về sau, nằm sát sạt trên đầu. Em đứng gần chỗ về đích nên thấy rất rõ: chỉ còn khoảng từ 10 đến 15 mét nữa thôi, từ vị trí số ba, vận động viên mặc áo đỏ số 5 tăng tốc vượt qua vị trí số 2 rồi bay qua số 1, chạm đích trong tiếng reo hò của các cổ động viên.