K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2020

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.Còn bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

10 tháng 9 2020

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:

Trả lời

- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

13 tháng 6 2023

Cái này đáng ra làm xong lâu rồi mà không hiểu sao lúc bấm gửi cái nó mất luôn câu trả lời TvT (Xui xỉu:")

Một số ý:

- Tóm tắt truyền thuyết:

+ Vua Hùng thứ 6 đã lớn tuổi muốn tìm đứa con tài giỏi để nối ngôi mình. Ông có tất cả 10 người con ai cũng giỏi giang, tướng mạo đẹp đẽ nên không biết phải chọn ai. Vì vậy vua đã đưa ra thử thách nhân lễ cúng tổ tiên ai dâng lên được món ngon làm hài lòng vua cha thì ông sẽ cho người đó nối ngôi. Trong đó, Lang Liêu là đứa con thiệt thòi nhất của vua, anh chỉ có lúa gạo nhiều và không có tiền tài, không tìm được món ngon vật lạ nên rất buồn phiền. Khi anh đang nằm ngủ thì thần hiển linh trong giấc mộng của anh, mách bảo lúa gạo mới là thứ quý giá nhất và dạy anh cách làm bánh chưng, bánh giầy. Anh vui mừng miệt mài làm bánh cuối cùng bánh của Lang Liêu được vua cha chọn dâng lên cúng Tiên Vương và đồng thời từ đó anh cũng được nối ngôi vua cha.

- Ý nghĩa của truyền thuyết:

+ Giải đáp nguồn gốc và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy trong dịp lễ của dân tộc ta.

+ Truyền tải thông điệp món ngon trên đời không nhất thiết phải là "của ngon vật lạ" mà là món ăn có ý nghĩa, có giá trị tinh thần cao.

+ Ca ngợi sự hiếu thảo, thông minh của người nông dân ta.

+ Đề cao ý thức và phong tục thờ cúng tổ tiên, tính nhớ ơn, sáng tạo của nhân dân ta.

+ Thể hiện nên thành tựu văn hóa truyền thống về nền nông nghiệp từ buổi đầu xây dựng nước ta.

(Mỗi ý nghĩa thì bạn kèm theo qua đoạn văn nào đó trong truyền thuyết phản ánh)

- Liên hệ bản thân: làm gì để giữ gìn phong tục bánh chưng bánh giày, làm gì để cống hiến đóng góp cho đất nước.

+ Học tập, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, cần cù, thường xuyên tạo thói quen tốt cho bản thân, sống chan hòa cởi mở yêu thương mọi người xung quanh.

+ .....

- Tổng kết: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.

1 tháng 12 2015

Bánh chưng, bánh dầy- hai thứ ko thể thiếu trong ngày Tết. Chúng còn là sản vật từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Qua hình tượng Lang Liêu - người tạo ra hai thứ bánh ấy và cũng là hoàng tử làm nghề nông  thì đã đè cao nghề nông. Không những vậy, truyeenj còn đề cao sự thờ cúng tổ tiên .

****

 

23 tháng 8 2016

- truyện vừa giải thích nguồn gốc bánh trưng bành giầy vừa phản ánh thành tự văn minh nông nghiệp ở thời buổi đầu dựng nước vs thái độ đề cao lao động

- truyện cx suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước

23 tháng 3 2016

Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

11 tháng 12 2017

ý nghĩa:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt

11 tháng 12 2017

Tự Biết nhé bạn 

TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ

31 tháng 1 2018

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

30 tháng 8 2018

Chia đoạn: Hs tự làm

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
30 tháng 8 2018

Đoạn 1:Từ đầu đến chứng giám(Nhà vua về già muốn truyền ngôi cho người xứng đáng nhất)

Đoạn 2:Tiếp đến nặn hình tròn(Lang Liêu được thần giúp đỡ)

Đoạn 3:Phần còn lại(Lang Liêu được truyền ngôi và tục làm bánh chưng bánh giầy bắt đầu)

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

14 tháng 2 2019

Ý nghĩa của truyền thuyết:

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao nông nghiệp, đề cao lao động, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, thờ kính tổ tiên của nhân dân ta.

18 tháng 8 2016

Ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt Nam:

+ Đề cao lao động người nông ,công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra

+ Nhớ ơn công lao của chàng trai gắn liền với đồng ruộng Lang Liêu đã sáng tạo ra thứ bánh ý nghĩa này

+ Tưởng nhớ trời, đất thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống

18 tháng 8 2016

Tết Nguyên đán (Tết cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Ngày Tết là dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là ngày gia đình sum vầy, quây quần bên nhau: gói chiếc bánh chưng, trông nồi nước luộc… hay đơn giản chỉ là ngồi với nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp. Tết cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội (Cúng lễ tổ tiên, Tết thanh minh…); và cũng là thời gian để giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa xóm làng… Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Phương Đông nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.