K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2020

Em/thấy rất hạnh phúc vào mỗi buổi sum họp gia đình

CN                                  VN

26 tháng 8 2020

bn chắc ko

12 tháng 2 2022

1. Gạch dưới các quan hệ từ nối các vế câu ghép sau:

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng gia đình họ sống rất hạnh phúc.

2. Phân tích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi vế câu của câu ghép trên: Vế thứ nhất:

- Chủ ngữ:cuộc sống 

- Vị ngữ:còn nhiều khó khăn,thiếu thốn 

Vế câu hai:

- Chủ ngữ:gia đình họ

- Vị ngữ: sống rất hạnh phúc

3. Gạch dưới các quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản trong các câu ghép sau:

                                 - Nay tuy châu chấu đá voi

                           Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.

- Cây bồ quân được lũ trẻ rất yêu thích, mặc cho cây đầy những chùm gai.

12 tháng 2 2022

1. Gạch dưới các quan hệ từ nối các vế câu ghép sau:

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng gia đình họ sống rất hạnh phúc.

2. Phân tích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi vế câu của câu ghép trên: Vế thứ nhất:

- Chủ ngữ:cuộc sống 

- Vị ngữ:còn nhiều khó khăn,thiếu thốn 

Vế câu hai:

- Chủ ngữ:gia đình họ

- Vị ngữ: sống rất hạnh phúc

3. Gạch dưới các quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản trong các câu ghép sau:

                                 - Nay tuy châu chấu đá voi

                           Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.

- Cây bồ quân được lũ trẻ rất yêu thích, mặc cho cây đầy những chùm gai.

26 tháng 8 2018

Ba là cây nên vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh……. Những bài hát về gia đình lại vang lên mang trong em những cảm xúc thật là kì là. Nay phải đi học ở cách xa nhà, em mới càng cảm nhận được, ở cùng với cha mẹ của mình có những điều đáng quý như thế nào.

Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối.

Gia đình em có bốn thành viên: cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ.

Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em trai đang nhạn mình là những đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. những hình ảnh đo như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quẩn bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đàng được phát sóng. Thình thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đâu dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thức là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bổ luôn nói với chúng em rằng: điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thể cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. điều đó làm cho em cảm thật vô cùng vui sướng. không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cức kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết long hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

#

 

27 tháng 8 2018

Tham khảo:

Công việc của bố em rất bận rộn lại cách nhà rất xa nên gia đình em ít có dịp sum họp đông đủ. Buổi tối thứ bảy vừa qua là dịp để cả nhà em quây quần trò chuyện.

Vừa nghe tiếng bố ngoài cửa, chị em tôi đã cuống quýt chạy đến mở cửa rồi chưa kịp đợi bố cho xe vào nhà đã ôm vai, bá cổ bố, cu Chuột còn bắt bố bế nữa! Mẹ nhìn cảnh tượng ấy phì cười nói: “Nào, Chuột xuống cho bố rửa mặt cái đã, bố đi đường xa chắc một lắm rồi!”. Thế là Chuột tụt xuống nhưng còn phụng phịu.

Mẹ cất áo và cặp cho bố rồi nhắc bố đi tắm, nước ấm mẹ vừa pha. Lúc mẹ vào nhà thì chị em tôi đã ríu rít ngồi đoán xem hôm nay bố mua quà gì.

Khi bố xong việc cũng là lúc mẹ pha nước cam cho bố. Mẹ hỏi han bố xem công việc cơ quan tiến triển đến đâu. Trong khi bố mẹ nói chuyện, chị em tôi vui đùa tranh giành nhau những tập truyện, những gói bánh bố mang về làm quà, cả nhà trò chuyện xong, bố cùng tôi lên phòng của tôi. Bố hỏi rất cặn kẽ về tình hình học tập, xem lại những bài tôi đã học, giảng những bài tôi chưa hiểu kĩ. Bố và tôi chơi trò “bingo” giống như trong tiếng Anh. Bố ra một chủ đề nào đó, ví dụ như “mùa xuân”, tôi sẽ viết năm từ về chủ đề ấy, bố sẽ viết mười từ cũng về chủ đề này. Bố sẽ đọc mười từ của mình, nếu tôi có cả năm từ giống từ của bố thì tôi sẽ hô “bingo”. Bố và tôi chơi rất vui, hết chủ đề này sang chủ đề khác, và cũng khá nhiều lần tôi hô “bingo”. Cu Chuột phải chơi một mình thì có vẻ ganh tị. Chú ta chạy sang phòng tôi giận dỗi: “ứ ừ, con không biết đâu, bố chỉ chơi với mẹ và chị thôi, chẳng chơi với con gì cả!”. Bố vội thanh minh: “Trời ơi, xin lỗi Chuột yêu của bố. Nào, đồ chơi đâu, đưa đây bố con mình cùng chơi nào!”. Bố chơi ô tô, máy bay, người máỹ,… với cu Chuột. Còn tôi xuống phụ mẹ làm bếp. Nhân dịp bố về, hôm qua mẹ bảo tôi mua đỗ xanh, đường phèn,... vò đỗ mẹ nấu chè. Chà! Thơm quá! Mẹ thật tâm lí! cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhâm nhi bát chè đỏ xanh nóng hổi thì thật tuyệt. Cả nhà tôi trò chuyện vui vẻ, cu Chuột còn lên hát và múa những bài học ở mẫu giáo làm cả nhà còn vui hơn, tiếng cười và vỗ tay vang rộn rã!

Những buổi tối thứ bảy như thế tối không thể nào quên. Tổ ấm gia đình thực sự là nơi hạnh phúc nhất!

NG
11 tháng 8 2023

Tham khảo

Tình huống 1: Nếu là A, em tôi sẽ nỗ lực để hỗ trợ mẹ và gia đình của mình trong thời gian khó khăn, như giúp đỡ trong việc chăm sóc nhà cửa.

Tình huống 2:

Nếu em là T, em sẽ:

Xem đây như một cơ hội để tìm hiểu về môi trường mới, gặp gỡ những người mới và khám phá những thứ mới.Tham gia vào các hoạt động ở trường mới để kết nối với bạn bè mới và xây dựng mối quan hệ.Giữ cho mình một thái độ tích cực và luôn cố gắng hòa nhập với cộng đồng mới.Học tập tình huống mới và nỗ lực để hiểu và thích ứng với các giáo viên và học sinh mới.

Buổi tối là lúc các thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ nhất. Vì vậy lúc này gia đình vui vẻ, sôi nổi và có nhiều chuyện để nói, để giãi bày hơn. Sau đây mình xin tổng hợp lại những bài văn viết về cảnh sinh hoạt của gia đình em hoặc gia đình quen biết vào buổi tối nhé. Mời các bạn tham khảo.
Đề bài: Em hãy kể lại cảnh sum họp của gia đình em (hoặc gia đình quen biết) nơi em sinh sống hàng ngày vào một buổi tối.
Bài làm
Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng.
- Bố ơi, bố dùng tăm nhé!
- Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à!
- Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả!
- Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế!
- Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ!
- Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó!
Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói:
- Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể.
- Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố?
- Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai?
- Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ!
Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói:
- Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút!
Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi.
- Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào?
- Con nhớ mẹ và em lắm!
- Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem!
Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú.
Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.

Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng.
- Bố ơi, bố dùng tăm nhé!
- Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à!
- Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả!
- Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế!
- Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ!
- Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó!
Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói:
- Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể.
- Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố?
- Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai?
- Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ!
Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói:
- Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút!
Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi.
- Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào? 
- Con nhớ mẹ và em lắm!
- Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem!
Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú.
Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.
 

1 tháng 5 2016

Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh... Những bài hát về gia đình lại vang lên mang trong em những cảm xúc thật kì lạ. Nay phải đi học ở cách xa nhà, em mới càng cảm nhận được, ở cùng với cha mẹ của mình có những điều đáng quý như thế nào.

Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối.

Gia đình em có bốn thành viên: cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ.

Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho  em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em  trai đang nhạn mình  là những  đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. những hình ảnh đo như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quẩn bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đàng được phát sóng. Thình thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đâu dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thức là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bổ luôn nói với chúng em rằng: điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thể cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. điều đó làm cho em cảm thật vô cùng vui sướng. không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cức kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết long hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

Từ khóa tìm kiếm: Tả lại buổi sum họp gia đình em, tả bữa cơm sum họp gia đình em, tả bữa cơm chiều tối của gia đình em, tả bữa cơm sum họp vào buổi tối của gia đình em.

nhớ tik cho mik vs nha
13 tháng 9 2016

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất. Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gỗ cẩm lai được đánh vẹc-ni láng bóng như mặt gương soi, nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kì ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inch được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp. Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng “trống hàng tiền đạo” trông thật dễ thương, bàn tay cà cà vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị Hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bé. Đúng bảy giờ, tôi bật ti vi để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỏ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt. Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cám ơn ba rất nhiều. Chính những lời động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh. Mẹ bưng ra một đĩa bánh kẹo, quà của ba mang về hồi chiều. Bé Thảo Ngọc thích quá vỗ tay reo: “A, kẹo ngon quá! Mẹ cho con nhiều nghe mẹ!”. Ba tôi cười tủm tỉm rồi nhắc hai đứa chúng tôi: “Ăn kẹo xong, chị em nhớ đánh răng súc miệng kẻo sâu răng đấy!”. Rồi ba quay sang mẹ hỏi han về tình hình công việc nhà trong tuần qua. Mẹ tôi cười nhìn ba tôi đáp: “Hai đứa nó ngoan cả. Tuần này, cơ quan em hơi nhiều việc nên cũng lu bu nhưng anh cứ yên tâm, đâu rồi vào đấy cả!”. Biết mẹ ở nhà vất vả, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan vừa phải lo việc nhà nên mỗi tuần được nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật, ba tôi thường tranh thủ về sớm để giúp đỡ mẹ. Ba quay sang tôi nói nhỏ: “Con ráng đỡ đần thêm công việc giúp mẹ. Mẹ mà ốm ra thì ba con mình vất vả đấy con ạ! Ba trông cậy vào con gái lớn của ba đấy!”. Tôi chạy đến bên mẹ rồi nói như để ba tôi cùng nghe: “Mẹ khỏe lắm. Chẳng có bệnh tật nào làm mẹ ốm đâu phải không mẹ? Nhưng ba phải thường xuyên về thăm nhà đấy. Mẹ có trông ba về không mẹ?” Mẹ tôi cười, mắng yêu tôi: “Mẹ chả trông, chỉ có các con thôi!” Tối thứ bảy tuần nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ và đầm ấm. Hai chị em tôi thật sự hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ấm áp của ba mẹ tôi.

17 tháng 4 2018

đi học/ là hạnh phúc của trẻ

CN    /        VN

Đây là câu trần thuật đơn có từ là!

k cho mk nhé~

27 tháng 11 2023

a) Trạng ngữ: đầu xuân

Chủ ngữ: mỗi gia đình

Vị ngữ: mua cây về trồng hai bên đường.

b) Chủ ngữ: những hàng cây xanh mát

Vị ngữ: như những nhà máy lọc bụi

c) Trạng ngữ: chiều chiều

Chủ ngữ: đám trẻ

Vị ngữ: rủ nhau ra chơi rất đông.

d) Chủ ngữ: chúng ta

Vị ngữ: cần bảo vệ môi trường.

e) Chủ ngữ: những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ

Vị ngữ: làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

g) Chủ ngữ: buổi sớm trên cánh đồng ở quê hương em 

Vị ngữ: rất đẹp

h) Trạng ngữ: từ nhà đến trường

Chủ ngữ: em

Vị ngữ: ngửi thấy mùi hương lúa chín.

 

cô búp bê có gương mặt bầu bĩnh , tròn xoe

chủ ngữ : cô búp bê

vị ngữ : có gương mặt bầu bĩnh , tròn xoe

em thường dậy tù rất sớm để làm vệ sinh cá nhân vào mỗi buổi sáng

trạng ngữ : vào mỗi buổi sáng

chủ ngữ : em

vị ngữ : thường dậy từ rất sớm để làm vệ sinh cá nhân

12 tháng 10 2018

Có một cuốn sách đã từng viết: “Ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa, hạnh phúc trong cuộc sống. Hồi nhỏ, mọi người đều thường nhìn nhận khái niệm về hạnh phúc rất đơn giản, đó là đạt được những điều mình mong muốn. Và đến khi lớn lên, họ bước vào cuộc hành trình đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có hạnh phúc?... Xung quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều người đã trăn trở đi tìm câu trả lời cho mình.

Trong cuộc sống, dường như ai cũng mơ ước mình có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trên bước đường đi tìm giá trị của hạnh phúc, có người đã tìm được câu trả lời và không ít người tìm mãi mà không thấy, dần dần đi vào bế tắc, tuyệt vọng như đi vào con đường không tìm thấy lối ra. Một chàng trai từ lúc sinh ra đã bị nhiễm chất độc màu da cam do người cha di truyền sang, hai chân bị teo không thể đi lại được. Vậy theo các bạn cuộc sống của chàng trai này liệu có được hạnh phúc không? Ngỡ tưởng anh sẽ sống như vậy đến hết cuộc đời. Một điều kì diệu đã đến với anh, một cô gái còn lành lặn đã hiểu, thông cảm, yêu thương và nguyện được gắn bó suốt đời với anh. Câu hỏi được đặt ra, liệu đôi vợ chồng này có sống với nhau hạnh phúc không? Hằng ngày, chồng chở vợ trên chiếc xe ba bánh đi bán rau. Cuộc sống thật bình yên cứ thế trôi qua với những điều giản dị. Nhìn cảnh vợ ôm chồng trên chiếc ghế ba bánh, ai bảo cuộc sống của họ không hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải ở nơi nào đó xa xôi mà nhiều người phải vất vả đi tìm, nó ở ngay những niềm vui rất đỗi bình dị trong đời sống thường nhật của mọi người.

Mọi người thường nói là đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc, cứ ngỡ rằng hạnh phúc là một cái gì đó cao siêu mà không nhận ra rằng hạnh phúc có ở quanh ta. Hạnh phục không phải trên trời rơi xuống hay được ai ban phát mà nó nằm ngay trong cảm nhận, suy nghĩ và hành động của mỗi ngầm. Tôi hỏi một người bạn, hạnh phúc là gì và bạn tôi đã trả lời: “Hạnh phúc là khi được ôm đứa cháu và cảm thấy ấm áp bình yên trong lòng, hạnh phúc là khi về nhà trò chuyện cùng bố...”. Hạnh phúc thật gián dị phải không các bạn. Nó rất gần gũi với chúng ta, có thể diễn ra ngay trước mắt chúng ta, chỉ tùy thuộc vào cảm nhận của bạn mà thôi. Một cụ già sang đường, bạn chạy tới và đưa cụ qua đường. Sang bên đường cụ già nói cảm ơn, bạn cảm thấy vui vui, ấm áp trong lòng khi làm được một việc tết. Đó chẳng phải là một hạnh phúc nho nhỏ ở ngay trong cuộc sống, bạn đâu phải đi tìm.

Hạnh phúc là những điều giản dị, bạn hãy mở lòng mình với mọi người, với cuộc sống, khi đó bạn sẽ thật sự nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Cho dù bạn có gặp nỗi buồn lớn đến đâu bạn sẽ có lòng tin để vượt qua vì bạn biết tằng hạnh phúc luôn ở quanh ta. Hạnh phúc chúng ta không thể tóm lấy hay bắt được nó mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó mà thôi. Có thể ở cùng một sự việc bạn cảm thấy hạnh phúc, còn người khác thì không. Con người là một sinh vật kì diệu được tạo ra trên thế gian này, chỉ riêng việc được sinh ra trên đời này đối với mỗi người cũng là niềm hạnh phúc lớn lao rồi. Nhưng nhiều người lại không nhận ra được điều này, không biết trân trọng nó. Hạnh phúc là điều chúng ta muốn vươn tới để có cuộc sống tết đẹp nhưng bạn cũng động nên mơ mộng hãy ảo tưởng về một hạnh phúc toàn mỹ hay xa xôi nào đó mà hãy sống thật với con người mình, biết nâng niu trân trọng những gì mình có biết cảm thông và chia sẻ với mọi người và hãy mở lòng mình đón nhận. Đó chính là hạnh phúc thật sự mà bạn không phải đi tìm.

hơi dài nha!

12 tháng 10 2018

ĐÀ NHƯNG THẾ CŨNG ĐƯỢC THANK YOU VINAMIK