K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 : Qua tập "Nhật kí trong tù " có thể thấy hầu như không lúc nào con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước. a) Cách đặt câu phủ định trên có gì đặc biệt ? Nhằm diễn tả diều gì ? b) Biến đổi câu phủ định trên thành câu khẳng định mà vẫn giữ nguyên ý người viết . Câu 2 : Xác định kiểu câu , hành động nói, cách thực hiện hành động nói trong các câu sau : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối...
Đọc tiếp

Câu 1 : Qua tập "Nhật kí trong tù " có thể thấy hầu như không lúc nào con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước.

a) Cách đặt câu phủ định trên có gì đặc biệt ? Nhằm diễn tả diều gì ?

b) Biến đổi câu phủ định trên thành câu khẳng định mà vẫn giữ nguyên ý người viết .

Câu 2 : Xác định kiểu câu , hành động nói, cách thực hiện hành động nói trong các câu sau :

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Thanh ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

0
8 tháng 4 2019

khó vl

5 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Nguồn: Hoidap247

“Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”

+ Không phải là câu phủ định, đó là câu trần thuật 

+ Lí Công Uẩn viết như vậy với mục địch: bộc lộ cảm xúc của mình về việc dời đô. Chắc chắn phải dời đổi.

 Trẫm rất đau xót về việc đó, chắc chắn dời đổi 

Cách viết ở cách thứ 2 không đem lại giá trị biểu đạt cao như cách thứ nhất, không nhằm nhấn mạnh vào vấn đề như cách 1.

6 tháng 3 2022

e cảm ơn ạ

 

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

4 tháng 3 2023

     Đất nước đau thương: đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ đứa lột da.

- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.

- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

=> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

     Cách diễn tả thể hiện của nhà thơ đã cho ta thấy được bộ mắt tàn ác của thực dân, nhưng thứ mà dân ta phải trải qua, những thứ được và mất để đổi được độc lập tự do. Đồng thời cũng tố cáo, lên án những hành vi dã man của bọn chúng qua đó thấy được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:

8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
1
11 tháng 6 2019

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

   + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

   + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

   + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

- Tính cá thể

   + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình ) Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.Vậy là giữa đêm, mình...
Đọc tiếp

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình leuleu

Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.

Vậy là giữa đêm, mình vẫn phải miệt mài "nói chuyện" đến mỏi cả tay qua tin nhắn. Tất cả chì vì mình sợ rằng nếu không khéo léo, rồi sẽ có lúc bạn phải ân hận giống mình. Một sự ân hận, một nỗi đau mà suốt cả cuộc đời mình sẽ không thể nào thay đổi được.

Mình không hỏi kĩ, và cũng không nghi ngờ nỗi đau mà bạn đang gánh phải. Mình cứ mặc nhiên cho rằng tất cả những gì bạn đang tâm sự với mình là hoàn toàn sự thật. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những nỗi đau mà bạn có thể kể ra chỉ bằng 1/10 nỗi đau mà bạn thực sự đang chịu đựng. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những hành vi sai trái mà ba của bạn đang mắc phải chỉ "xấu xa" bằng 1/10 so với thực tế mà vì bạn quá xấu hổ chẳng dám nói ra.

Nhưng bạn ơi, cho dù cha bạn có xấu xa như thế gấp một trăm, một ngàn lần đi nữa thì đó vẫn là cha của bạn. Đó là một thực tế "đau đớn" mà không ai trong bất cứ chúng ta có thể thay đổi được. Kể từ khi chúng ta được mẹ sinh ra trên cõi đời này, thì chúng ta đã gánh món nợ ân tình, ơn nghĩa sinh thành và sau này là công lao dưỡng dục của cả cha lẫn mẹ. Nếu không có công lao trời biển ấy, chúng ta có đủ hình hài, có được tồn tại được trên đời để bây giờ ngồi phán xét hay không?

Thật may là người bạn đó đủ thân tình để hiểu hết và hiểu đúng đến từng ngóc ngách những khổ đau trong cuộc đời mình. Để bạn tin rằng những nỗi đau mà bạn đang gánh chịu so với mình thì còn nhẹ nhàng nhiều lắm. Bạn cũng đủ đồng cảm để tin rằng có những thời điểm mình "hoàn toàn đúng" khi phát sinh lòng thù hận với cha. Và với những người thân thuộc, họ còn cho rằng sự thù hận như vậy là quá nhẹ so với những gì mình chịu đựng.

Mình cũng cho rằng mình luôn đúng. Mình tuyệt đối đúng. Cho tới một ngày mình cảm thấy những vết thương ngày xưa nay đã liền da. Những sai lầm, những khổ đau đã lui vào dĩ vãng. Cho tới lúc mình cảm thấy tâm thế dửng dưng, cảm xúc trơ lì và mặt mày ráo hoảnh trước những nỗi buồn trong quá khứ thì cũng là lúc trong lòng dâng lên một nỗi niềm mất mát và ân hận đến không giấy mực nào tả nổi.

Bởi vì trong những lúc bị "đàn áp" và "vùi dập" đến không thương tiếc, đã có nhiều lần mình "phản kháng". Và cứ thế, một bức tường vô hình đã được dựng lên ngăn cách cha con. Ban đầu nó thật mỏng manh, nhưng nỗi đau cứ bện chặt vào và tình cảm lại bị bào mòn đi một ít.

Tới khi mình đủ lớn, đủ va vấp và trải nghiệm để có thể hiểu (dù chỉ một phần) những suy nghĩ ẩn giấu sâu xa làm phát sinh những việc làm tiêu cực của cha ngày trước, để có thể nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại cho một giọt nước chảy ra và quên đi mọi chuyện, sẵn sàng đào sâu chôn chặt quá khứ đau thương dạo trước thì cũng là lúc mình bàng hoàng nhận ra tình cảm cha con không thể nào quay trở lại.

Mình bắt đầu một cuộc chạy đua không mệt mỏi để phá vỡ bức tường vô hình mà ngày xưa chính mình là kẻ góp công góp sức dựng lên. Nhưng điều đó là không đơn giản. Cho dù mình đã cố hết sức và bằng mọi cách để quan tâm, lo lắng và yêu thương nhưng hai cha con vẫn không thể đối xử với nhau một cách thực sự "bình thường".

Nhìn cha ngày một già đi, bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng mà mình lại tự trách mình vô dụng. Có nhiều đêm ngủ, nằm mơ thấy cha không còn nữa. Mình bơ vơ ôm di ảnh cha ngồi khóc bên nấm mộ, giữa đồng không mông quạnh, không một bóng người, chỉ tê tái một mùa gió chướng. Vào giây phút ấy, mọi lỗi lầm trong quá khứ của cha đối với mình nhẹ như sương khói. Oán hận đã bay đi, chỉ còn tình yêu ở lại.

Mình nói với bạn mà như tâm sự với chính bản thân mình. Rằng tất cả chúng ta, ai ai cũng chỉ có một cha một mẹ. Điều đó là bất biến, là thiêng liêng nhất và không gì có thể thay thế được.

Không gì có thể thay thế được.

Lỡ mai này cha mẹ mất đi rồi thì chúng ta sẽ mãi mãi là một "đứa trẻ" mồ côi. Cảm giác ấy mình may mắn đã được gặp trong những giấc mơ. Và mình hiểu nó kinh khủng lắm. Nó cô đơn và đau đớn lắm. Nó khiến chúng ta cảm thấy hối hận vì những tháng ngày hoang phí không ở cạnh và không được nói tiếng yêu thương với mẹ với cha.

Mình nói, và rồi gần như năn nỉ. Rằng "em hãy hứa với anh đi, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được để lỡ miệng nói ra bất cứ một lời nào có thể cắt đứt sợi dây tình cảm cha con. Sợi dây đó bền chặt lắm nhưng cũng lại mong manh lắm. Và một khi đã đứt rồi thì không gì, không gì có thể hàn gắn lại như ngày xưa được nữa".

"Em có thể buồn chán, giận hờn, oán trách hay đau khổ. Và nếu những đau khổ mà em chịu đựng lớn đến mức có thể khiến em gục ngã thì em có thể căm thù, có thể cho rằng mình không bao giờ tha thứ, nhưng hãy cố gắng ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RA CÂU NÓI ẤY. Đừng tự tay dựng lên bức tường ngăn cách tình cảm cha con".

Vì thời gian kì diệu lắm. Nó có thể chữa lành mọi vết thương. Rồi sẽ tới lúc mọi khổ đau tan biến và chúng ta muốn lại được chạy đến sà lòng vào cha mẹ, ôm lấy họ và cất lên tiếng nói yêu thương. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể nào vung tay, cất miệng để làm, để nói lên những điều như vậy. Thì đấy mới chính là sự đau khổ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Sưu tầm.

4
6 tháng 11 2016

hay