K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:          "Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước của...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: 

         "Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước của mấy chiếc cối giã gạo nhịp lên xuống đều đều, thùm thụp."

                     (Núi rừng thơ mộng ở Yên Bái)
1. Tác giả chọn những chi tiết nào để miêu tả?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

3. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

4. Khái quát nội dung đoạn văn trên. 

Phần II: Tập làm văn (7 điểm): Em lớn lên trong vòng tay yếu thương của những người thân. Hãy viết bài văn tả người thân yêu nhất của em.

0
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: "Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước của mấy chiếc cối giã...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

"Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước của mấy chiếc cối giã gạo nhịp lên xuống đều đều, thùm thụp."

(Núi rừng thơ mộng ở Yên Bái)
1. Tác giả chọn những chi tiết nào để miêu tả?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

3. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Khái quát nội dung đoạn văn trên.

Phần II: Tập làm văn (7 điểm): Em lớn lên trong vòng tay yếu thương của những người thân. Hãy viết bài văn tả người thân yêu nhất của em.

1
20 tháng 5 2020

a. Mây trời, con đường, nước suối

b. So sánh - con đường

-> Vẻ đẹp của con đường.

KIỂM TRA THỬ LẦN 4 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh...
Đọc tiếp

KIỂM TRA THỬ LẦN 4 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.” (Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau và phân loại chúng: "Tôi nhớ ngộn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi". Câu 4: Xác định biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó. Câu 5: Qua đoạn trích trên, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với những kí ức tuổi thơ. Câu 6: Từ đoạn trích trên, em rút ra được những thông điệp ý nghĩa nào? Phần II: LÀM VĂN Trình bày cảm nghĩ của em về một loài cây em yêu thích nhất

0
II. Đọc hiểu: (6 điểm)Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:ĐƯỜNG VÀO BẢNTôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ...
Đọc tiếp

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

Đoạn văn trên tả cảnh gì?

A. Suối

B. Con đường

C. Suối và con đường

1
30 tháng 10 2018

Chọn C

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                            MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnhĐến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm )

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                           

MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnh

Đến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn cái mặc, vì học hành, vì lập nghiệp… rồi phải lòng Sài Gòn mà ở lại bởi những điều giản dị như thế. Bây giờ Sài Gòn bị “bệnh”, ai nấy đều thương và cầu mong cho Sài Gòn bình an sớm vượt qua địa dịch.

Đúng là mảnh đất làm nên con người, mảnh đất Sài Gòn-Gia Định và nay là TP.HCM đã tạo nên một Sài Gòn bao dung nghĩa tình. Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, bon chen, ta vẫn bắt gặp ngay ở những con người bình dị nhất, những góc tâm hồn, tình người ấm áp, những nét văn hóa đặc sắc của người Sài Gòn, của đất Sài thành.

Mỗi người đến với mảnh đất này với những tâm trạng khác nhau nhưng riêng tôi, tôi yêu Sài Gòn mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên từ những điều bình dị ấy. Chính tình yêu Sài Gòn đã giúp tôi suy ngẫm và nghiệm ra nhiều điều của cuộc sống muôn màu đầy thi vị, đó là ẩn sau đô thị phồn hoa là một thành phố lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình. Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ!

Mong bão Covid-19 nhanh đi qua để Sài Gòn trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

(Lê Thị Thu Thanh, theo báo Thanh niên ngày 02/11/2021, cuộc thi viết“Có một Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ”)

Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cái đẹp của Sài Gòn? Qua đó thể hiện những tình cảm gì của người viết?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau: “Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây”.

Câu 5. (1.5 điểm) Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm những mong muốn gì? Em làm gì để góp phần thực hiện những lời gửi gắm đó?

1
29 tháng 4 2023

1. biểu cảm

2. Nội dung chính: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về con người Sài Gòn và mảnh đất Sài Gòn cùng những ước mong Sài Gòn nhanh hết "bệnh Covid".

3. Từ ngữ: nhân hậu, mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên, ấm áp, lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình.

Hình ảnh: bà mẹ, tình người.

4. Mục đích nói: trần thuật.

Hành động nói: trình bày.

5. Gửi gắm những mong muốn: Sài Gòn mau hết dịch covid, trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

Em sẽ làm: thực hiện chuẩn 5k, luôn cách xa người khác ít nhất 2m, luôn vệ sinh nhà cửa, luôn rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên và giúp đỡ quyên góp theo điều kiện gia đình.

Phần 1: Đọc hiểu            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.

Câu 1: Tác giả yêu những gì của quê hương?

Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nà của câu được rút gọn?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu van sau và nêu tác dụng:

"Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi."

Câu 4: Đặt câu có thành phần trạng ngữ nêu nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương trong đoạn trích trên. Chỉ rõ thành phần trạng ngữ ấy.

 

 

0
Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất

      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.

         Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.                                                            

            (Ngữ văn 7- tập 2 )

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra hai lợi ích của việc đọc sách được đề cập đến trong đoạn trích.

Câu 3: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết câu văn đó đã được rút gọn thành phần nào? Tác dụng của việc rút gọn thành phần đó?

Câu 4: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách.

Câu 2: Hãy chứng minh ý kiến: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người.

 

 HELP MEEEEEEEEEEEEEEEEEEE!

 

0
23 tháng 2 2023

a.

Đoạn văn trên có 2 từ láy là: mênh mông, rập rờn.

b.

Đoạn văn trên có 2 danh từ riêng: Việt Nam và Trường Sơn.

c. 

Đoạn văn trên có 2 động từ là: bay lả, che.