K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy phân tích và chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn sau a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích.Trước hết, nó tạo điểu kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù lao đọng nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sủ dụng...
Đọc tiếp

Hãy phân tích và chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn sau 
a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích.Trước hết, nó tạo điểu kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù lao đọng nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sủ dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
b) Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của trong bể máu.
c) Những cách chống nạn đói chia ra làm mấy hạng như: cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp, cấm các thứ bánh ngọt... để cho đỡ tốn ngũ cốc. Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác, đỡ dầu cho các vùng khác. Như gia sức tăng gia, trồng trọt các thứ rau, khoai...Nói tóm lại, bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đới mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.

0
Bài tập 1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ( 1) Những cách chống nạn đói chia làm mấy hạng: như cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp, cấm các thứ bánh ngọt…..để cho đỡ tốn ngũ cốc. Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác, đỡ đầu cho các vùng khác. Như ra sức tăng gia trồng trọt các thứ rau khoai……Nói tóm lại bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa...
Đọc tiếp

Bài tập 1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

( 1) Những cách chống nạn đói chia làm mấy hạng: như cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp, cấm các thứ bánh ngọt…..để cho đỡ tốn ngũ cốc. Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác, đỡ đầu cho các vùng khác. Như ra sức tăng gia trồng trọt các thứ rau khoai……Nói tóm lại bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.

( 2) Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ Bác. Mỗi thời kì khác nhau Bác đều có thơ viết về trăng. Trăng là ánh sáng, là hạnh phúc, là thanh bình, là mơ ước, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác. Ánh trăng làm cho cảnh vật trở nên êm đềm, làm cho cảm nghĩ con người thêm thâm trầm, trong trẻo. Có thể nói trong thơ Bác, ánh trăng luôn tràn đầy.

a. Mỗi đoạn văn trên trình bày luận điểm gì? Tìm câu văn nêu luận điểm ở mỗi đoạn?

b. Trong từng đoạn, luận điểm được làm rõ bằng những luận cứ nào?

c. Mỗi đoạn văn lập luận theo cách nào?

1
13 tháng 3 2020

a. Luận điểm: cách chống nạn đói

Câu văn chứa luận điểm: nói tóm lại, bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.

Luận điểm: Đề tài trăng trong thơ Bác.

Câu văn chứa luận điểm: Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ Bác.

b. Cách lập luận đoạn 1 là chứng minh, đoạn 2 là giải thích.

18 tháng 12 2017

Đáp án là B.

15 tháng 5 2018

Đáp án B

9 tháng 2 2017

Đáp án A

17 tháng 6 2019

Đáp án A

18 tháng 11 2017

Đáp án D

29 tháng 8 2019

Đáp án A

10 tháng 11 2016

Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)

Bài 1 :

Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :

a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )

c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )

d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )

e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )

 

Bài 2 :

Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.

Bài 3 :

Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Bài 4 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

 

Bài 5 :

Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :

a) Thợ + X

b) X + viên

c) Nhà + X

d) X +

 

Bài 6 :

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).

c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bài 7 :

Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :

a) Cắt, thái, ...

b) To, lớn,...

c) Chăm, chăm chỉ,...

 

Bài 8 :

Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

( theo Nguyễn Đình Thi )

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

 

Bài 10:

Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :

Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....

10 tháng 11 2016

Từ đồng âm

Bài 1 :

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Bài 2 :

Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.

Bài 3 :

Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.