K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

 ngày 30 tháng 3  năm 2021.   

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi:

- Ban phụ trách Đội trường Tiểu học Hà Thạch

- Ban chỉ huy Liên đội....

Em tên là: Lê Yến Nhi

Sinh ngày: 1 tháng 5 năm 2011

Học sinh lớp: 4A trường Tiểu học Hà Thạch

Ao ước lớn nhất của em hiện nay là được vào Đội, được mang chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai tung tăng đến trường, được sinh hoạt vui chơi trong tổ chức Đội như các anh các chị lớp Bốn lớp Năm và coi đó là niềm vinh dự tự hào của tuổi thơ. Sau khi được học Điều lệ Đội, em biết Đội là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn trong tổ chức của mình, để rèn luyện giáo dục tuổi thơ trở thành những con ngoan trò giỏi sau này lớn lên giúp ích cho đất nước. Vì vậy, em viết đơn này xin được vào Đội và bày tỏ quyết tâm của mình. Được vào Đội, em xin hứa:

- Hăng hái thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

- Luôn luôn thực hiện nghiêm túc Điều lệ đội.

- Không ngừng rèn luyện, phấn đấu để trở thành là một đội viên gương mẫu của Đội.

 Độc lập

30 tháng 3 2021

1. Đơn xin vào đội số 1

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….…, ngày….. tháng…..năm….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học……………..

- Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: ……………………………….

Sinh ngày:………………………………..

Học sinh lớp……….Trường Tiểu học……………..

Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.
  • Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.
  • Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.

Người làm đơn (kí tên)
……………………….

2. Đơn xin kết nạp đội số 2

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….…, ngày….. tháng…..năm….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học……………..

- Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: ……………………………

Sinh ngày….. tháng……..năm………..

Học sinh lớp 3A Trường………………………….

Sau khi được học và tìm hiểu về Đội, em nhận thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức để giúp em học tập và phấn đấu trở thành một người trò giỏi, một đứa con ngoan có ích cho Tổ quốc. Em cũng rất thích trên vai của mình được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Em làm đơn này xin vào Đội và hứa:

  • Sẽ thực hiện tốt điều lệ của Đội.
  • Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.
  • Thực hiện tốt 5 điều Bác Hổ dạy.

Người làm đơn

3. Đơn xin gia nhập đội số 3

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….……, ngày……tháng…..năm…….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi:

– Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học………….

– Ban phụ trách Liên đội.

Em tên là: ……………………ngày…………..tháng…………..năm……………….

Học sinh lớp 3G Trường Tiểu học………….., thành phố………….., tỉnh……………

Em làm đơn này để được xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vì em nhận thấy: Đội là tổ chức tốt nhất để giúp em phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội.

Em xin hứa:

– Tuân thủ các Điều lệ của Đội.

– Giữ gìn danh dự Đội.

– Thực hiện tốt những điều dạy của Bác.

Em xin trân trọng cảm ơn.

4. Đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM số 4

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….……, ngày……tháng…..năm…….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học ………cùng Ban chỉ huy Liên đội của trường.

Em tên là:…………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………

Học sinh lớp:………… trường Tiểu học………………………..

Là một học sinh của trường……………………, đã từ lâu em luôn dõi theo các hoạt động của Đội và nuôi trong mình mong ước được trở thành người Đội viên.

Thời gian qua, nhờ có sự giảng dạy của các thầy cô và sự tuyên truyền của Liên đội, em đã hiểu rõ Đội Thiếu niên Tiền Phong là tổ chức rất tốt giúp em có thể tiến bộ hơn học tập và rèn luyện. Em đã dành thời gian để tìm hiểu một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng về điều lệ Đội, nắm rõ các quy định và mục đích mà Đội hướng tới.

Hôm nay em viết đơn này mong Ban Chỉ huy Liên đội xét cho em được vào Đội, được thực hiện nguyện vọng bấy lâu của mình.

Em xin hứa:

  • Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
  • Tuân theo Điều lệ Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
  • Thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên.
  • Giữ gìn danh dự Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
  • Không ngừng phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên gương mẫu, phấn đấu trở thành người công dân tốt.
15 tháng 4 2019

bài 1

 Sáng nay Việt Trinh cũng đi đọc sách đấy à? Ngồi xuống đây với mình một lát, chút nữa thư viện mở cửa, chúng mình cùng vào. À, khi nào rỗi, đến nhà mình chơi! Nhà mình ở gần đây thôi. Ở số nhà 18C, đường Trần Phú, phường 5 đấy! Nghe mình nói, mình có một người bạn mới quen, bạn cùng đọc sách ở thư viện, bạn ấy tên Việt Trinh, vui tính và dễ thương lắm, gia đình mình ai cũng muốn gặp

bạn đấy! Nhà mình chỉ có bốn người: bố mẹ và hai chị em mình. Bố mẹ đều là thầy cô giáo, giảng dạy ở trường Caọ đẳng Sư phạm tỉnh. Chị mình thì đang học đại học năm thứ ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng chị mới về thăm nhà. Cả nhà mình thương nhau lắm. Vui nhất là những lúc chị mình về thăm nhà, mẹ mình thường làm những bữa tiệc nhỏ. Những lúc như thế, cả chị và mình đều xúm vào giúp mẹ. Làm việc vừa vui, lại học được ở mẹ cách làm các món ăn. Thích lắm Trinh a! Chủ nhât tuần tới chị mình về, Việt Trinh đến nhà mình chơi nhé!

15 tháng 4 2019

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 2 năm 2005

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: – Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học Trần Phú.

                –  Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: Bùi Thị Thanh Xuân

Sinh ngày: 24 tháng 7 năm 1997

Học sinh lớp 310 Trường Tiểu học Trần Phú

Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:

–      Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.

–       Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.

–     Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.

                                                                                     Người làm đơn (kí tên)

                                                                                 Bùi Thị Thanh Xuân

27 tháng 12 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 20...

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Hàn Hải Nguyên

- Ban chỉ huy Liên đội

Em tên là: Phạm Nguyễn Anh Thư

Sinh ngày: 12 tháng 4 năm 20...

Học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Hàn Hải Nguyên.

Từ lâu em đã mơ ước đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, được mang trên vai là chiếc khăn quàng đỏ thắm. Thời gian qua, em đã hiểu rõ Điều lệ Đội,, hiểu được Đội là tổ chức rất tốt để giúp em tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Vì vậy, nay em viết đơn này đề nghị ban chỉ huy Liên đội xét cho em được vào Đội, được thực hiện nguyện vọng của mình.

Được vào Đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ Đội, cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành một đội viên tốt.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn Thư

Phạm Nguyễn Anh Thư

24 tháng 11 2018

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

24 tháng 11 2018

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
  • Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.

Tuyên ngôn hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy hiệu Đội hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc… [1]
  • Cờ Đội nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.[1]
  • Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
  • Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...
  • Khẩu hiệu Đội: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
  • Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng năm
  • Hành khúc Đội là bài Đi ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
  2. Học tập tốt, lao động tốt.
  3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Dùng làm mục tiêu: "Phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."

Khăn quàng đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa, valise hoặc vải voan và được xem là một phần của cờ Tổ quốc. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.

Hội đồng Đội Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo; với chức năng tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các cấp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật  bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra và giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phải là Bí thư Trung ương Đoàn:

  1. Lê Thanh Đạo (1981 - 1987) - Khóa I
  2. Phùng Ngọc Hùng (1988 - 1992) - Khóa II
  3. Phạm Phương Thảo (1992 - 1994) - Khóa III
  4. Hoàng Bình Quân (1994 - 1997) - Khóa III
  5. Đào Ngọc Dung (1997 - 2005) - Khóa IV, V
  6. Nguyễn Lam (2005 - 2008) - Khóa V
  7. Nguyễn Thị Hà (2008 - 2014) - Khóa VI, VII
  8. Nguyễn Long Hải (2014 - 2018) - Khóa VII
  9. Nguyễn Ngọc Lương (2018 - nay) - Khóa VIII

Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.
  • Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Phạm Duy Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  • Phó Chủ tịch:
  1. Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
  2. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  3. Nguyễn Thái An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  4. Hoàng Thị Tú Anh - Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam
15 tháng 5 2022

Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và
đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.
Các từ, cụm từ được viết hoa lại cho đúng là:
(1)..........Đội thiếu niên tiền phong =>Đội Thiếu niên Tiền phong .........................................
(2)............thiếu nhi=>Thiếu Nhi.......................................
(3)........đảng cộng sản Việt Nam .=>..Đảng Cộng sản Việt Nam........................................
(4)........ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh=>..Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.........................................

30 tháng 7 2018

mk có đấy................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................mk có cần,mk cũng cần lắm

2 tháng 5 2016

Đội nhi đồng cứu quốc ( 1941) - đội thiếu nhi cứu quốc ( 1946) - đội thiếu nhi tháng tám ( 1951) - đội thiếu niên tiền phong Việt Nam ( 1956 ) - đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ( 1970)

15 tháng 9 2020

Giới thiệu về bài hát Đội ca - Sáng tác: Nhạc sĩ Phong Nhã

Một trong những đỉnh cao của thể loại chính ca thiếu nhi trong sáng tác của Phong Nhã  “Cùng nhau ta đi lên” (1950) đã được chọn làm bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

15 tháng 9 2020

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

27 tháng 5 2021

Tham khảo:

a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó. 

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.

Tham khảo :

a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.

7 tháng 9 2016

Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó.

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm...

- Tên đơn: Đơn xin ...

- Nơi gửi: Kính gửi:....

- Họ tên của người viết đơn.

- Lí do và nguyện vọng.

- Cam đoan, cảm ơn.

- Kí tên

.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.