K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chọn đáp án D

19 tháng 6 2017

a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

* Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

- Hình ảnh quân thù:

- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"
=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

Giải thích:
- Văn nghệ phụng sự kháng chiến:
      + Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.
      + Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...
Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:
Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.
      + Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...
=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

9 tháng 3 2018

Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng

    + Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng

    + Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai

Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”

    + Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán

    + Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng

→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.