K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2020

Ước muốn ngông cuồng táo bạo ...
Một ước muốn kì lạ của thi sĩ. ấy là ước muốn quay ngược qui luật tự nhiên - một ước muốn không thể:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Muốn "tắt nắng", muốn "buộc gió" thật là những ham muốn kì dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được qui luật, làm sao có thể vĩnh viễn hoá được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.
Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”.
Cho màu đừng nhạt mất,
......
Cho hương đừng bay đi.
Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật.

17 tháng 6 2019

Chọn đáp án: C

(Giải thích: Điệp ngữ tôi muốn, điệp cấu trúc cú pháp tôi muốn ... cho, điệp ngắt quãng câu 1,3)

24 tháng 3 2021

Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “bộ y phục tối tân”, táo bạo, một “cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong hững lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong “Vội vàng”, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân – vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất.

         Rút ra từ tập “Thơ thơ”, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ:

                               Tôi muốn tắt nắng đi

                              Cho màu đừng nhạt mất

                             Tôi muốn buộc gió lại

                             Cho hương đừng bay đi

Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có nhugnữ ham muốn bồng bột, táo bạo ấy.

15 tháng 7 2018

=> Đáp án C

''Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi...
Đọc tiếp

''Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi. 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si; 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, 
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: 
Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân. 
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, 
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. 
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, 
Không cho dài thời trẻ của nhân gian; 
Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị 
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; 
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, 
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.... 
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, 
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? 
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? 
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa... 
Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,''

a Bài thơ của ai sáng tác 

b Nêu nd và phân tích nội dung  bài thơ

3
14 tháng 11 2018

Bài này do Xuân Diệu sáng tác

14 tháng 11 2018

a) Của Xuân Diệu .

b) 1. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi tre, hạnh phúc
– Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:
+ Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản. nhân văn rất cao
+ Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể
+ Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.
+ Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực

2. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật sáng tạo những câu thơ, những hình ảnh thơ mới lạ độc đáo:
+ Cách liên tưởng so sánh mới lạ; Tháng giêng ngon…; Mùi tháng năm..
+ Thủ pháp chuyển đổi giác quan khi thể hiện cảm giác trong việc diễn tả hình ảnh
+ Lối nhân hóa.

- copy link : http://lamvanmau.com/phan-h-bai-tho-voi-vang/ 
Mình quá nổi tiếng để bạn fake :))

10 tháng 12 2019

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

    + Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

    + Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

    + Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật

Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.            Qua việc phân tích đoạn thơ sau, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần trăng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành...
Đọc tiếp

Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

            Qua việc phân tích đoạn thơ sau, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân…”

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu,  Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 22)

1
26 tháng 2 2022

Nếu phải chọn một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1930- 1945), mọi người sẽ không chút ngần ngại, chọn ngay Xuân Diệu, một nhà thơ từng được nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh xem là mới nhất trong các nhà thơ mới. Bàn về thơ của nhà thơ tài danh này, nhà phê bình tác giả quyển Thi nhân Việt Nam cũng đã khắng định:

   Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ  này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.

   Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đã được tôn vinh là “Ông hoàng thơ tình” với hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Hai tập thơ này cùng chung một mạch cảm xúc là say đắm tình yêu và khao khát hạnh phúc cuồng nhiệt. Đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn cám hứng lãng mạn ờ ngay cuộc đời trần thế. Thơ Xuân Diệu là thơ của một. tâm hồn rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. Đối với tác giả tập Thơ thơ, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ ham sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mê say. Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sống trần thế này với tất cả vẻ bình dị, trong trẻo và nồng nhiệt nhất bằng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng.

   Hãy để cho tôi được giã từ vẫy chào cõi thực đế vào hư.Trong hơi thở chót đăng trời đất Cũng vẫn si tinh đến ngất ngư

(Không đề)

   Chính vì vậy, nhà thơ đã quan sát, ghi nhận, và phái hiện ra dược những lạc thú của cuộc sống. Hãy nghe chính Xuân Diệu đã tâm sự: "Với long tôi, trời đất chính là mùa: Xuân với Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh... Chữ còn từ Đông sang Xuân, sao mà sung sướng thế! Lạnh chuyển ngược lên ấm, từ một rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lộ ấy, Hè sang Thu; hiểu khoái trá cho giác quan, được rời bỏ lửa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ. Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi. Và ấm hay mát Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió.

Dũng là phải ham sống, biết yêu, biết tận hưởng cuộc sống trần thế như Xuân Diệu mới viết nên được những dòng cảm nhận chính xác và tinh tế đến như vậy.

   Cũng với tâm hồn đắm say và lãng mạn, trong bài Vội vàng nhà thơ đã viết:

   Của ong bướm này đây tuần tháng mật

   Này đây hoa của đồng nội xanh rì

   Này đây lá của cành tơ pha phất

   Của yến anh này đây khúc tình si

   Và này đây ánh sáng chớp hàng mi...

                                     (Vội vàng - Xuân Diệu)

   Trước mắt Xuân Diệu, cuộc sống diễn ra vô cùng sôi động, một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dào dạt. Hai tiếng “này đây” lặp đi lặp lại nhiều lần như cho thấy những hương màu cùa mùa xuân mà nhà thơ đang trưng bày ra dãy là nhiều, là dọn sẩn món ngon của bữa tiệc trần gian không sao kể cho xiết được. Này đây, này đày... là những hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cây cỏ, lá cua cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi làn mắt chớp. Tất cả đều đă hiện ra trong một sắc màu sáng sủa và sinh động thể hiện “một nguồn sống dào dạt đắm say chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

   Là người gắn bó với sự sống, vồ vập trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt. Xuân Diệu muốn ôm cả hương sắc của trần thế vào lòng mình.

   Ta muốn ôm

   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

   Ta muối riết máy đưa và gió lượn

   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

   Và non nước, và cây, và cỏ rạng...

   Đoạn thơ này với nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, trào tuôn khiến người đọc không khói liên tương đến nhịp rộn ràng cùa trái tim thi nhân phút nầy. Xưa nay, đả mấy ai có được cái ham muốn nhiệt cuồng và mãnh liệt đến như vậy. Ở đây Xuân Diệu muốn ôm vào vòng tay mình cả sự sống... mơn mởn, nhà thơ muốn net mây đưa, muốn say cánh bướm, muốn thâu trong một cái hôn nhiều... Ngay trong nụ hôn thôi, đó là cái riêng từ giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non, cày cỏ. Đã vậy, lòng khát khao gợi cảm, niềm say đắm với cánh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tăng lên mạnh mẽ và dữ dội.

   Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

   Cho no nê thanh sắc của thời tươi

   Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn cào

(Vội vàng-Xuân Diệu)

   Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm  thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định:

   Làm sao sống được mà không yêu

   Không nhớ  không thương một kẻ nào

(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)

   Trong thơ tình của thi nhân này còn biết bao vần điệu nồng nàn, mãnh liệt và đắm say đến độ nhiệt cuồng, dữ dội:

Anh nhớ tiếng.

   Anh nhở hình

   Anh nhớ ảnh

   Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!

(Tương tư chiều - Xuân Diệu)

   Nên lúc môi ta kề miệng thắm

   Trời cà!

   Ta muốn uống hồn em!

(Vô biên- Xuân Diệu)

   Tuy Xuân Diệu đã khẳng định “cái tôi” một cách mạnh mè bằng khát vọng tận hưởng hạnh phúc trần gian như thế, nhưng do lúc bấy giờ thiếu một quan niệm biện chứng về thế giới, nhà thơ chỉ thấy thời gian là biến suy, là tàn tạ, là phôi pha và chỉ thấy ở cuối chặng đường đời là cái già, cái chết là sự hư vô:

   Tóc ngời mai mốt không đen nữa

   Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi

   Già nua đã bó sẵn hai tay

   Hôm ấy trông ta gượng ánh ngày

   Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc,

   Ta ngồi góp lực nhớ hôm nay.

(Hư vô-Xuân Diệu)

   Già sẽ đến, giơ tay xua ánh sáng

   Đuổi bướm chim làm sợ cả hoa hương

   Và dần dà càng rõ rệt bộ xương

   Mà bạn hữu sẽ đặt nằm dưới đất.

(Thanh niên -Xuân Diệu)

   Chẳng khác chi một người có vật báu, lòng luôn nơm nớp lo sợ mất nó. Xuân Diệu cũng vậy. Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, thi nhân rất sợ mất nó, vì biết rằng tuổi xuân sẽ qua đi, cuộc đời sờ mất đi. Vì thế mà Xuân Diệu lúc nào cũng vội vàng, cuống quýt giục giã để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình:

   Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

   Em ơi em: tình non sắp già rồi

   Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi

   Mau với chứ, thời gian không đứng đợi ...

   Gấp đi em anh rất sợ ngày mai

(Giục giã - Xuân Diệu)

   Ở bề sâu của cái “vội vàng", của lời “giục giã" ấy vần là một tâm hồn yêu đời sâu nặng, yêu cuộc sống một cách thiết tha của Xuân Diệu. Chính vì thế khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết. Tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao được giao cảm với đời, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời. Với tất cả tâm hồn mình, người đã bao lần lắng nghe những tiếng nói “huyền diệu” của đất trời:

   Hãy lắng nghe em khúc nhạc thơm

   Say người như rượu tối tăn hôn

   Như hương thấm tận qua xương tủy

   Âm điệu thần tiên thẩm tận hồn

(Huyền diệu-Xuân Diệu)

   Phải nồng nàn và tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được cả tiếng lòng của đôi kẻ yêu nhau:

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

   Lẫn đâu rung động nỗi thương yêu

(Thơ duyên-Xuôn Diệu)

   Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình, Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong lòng ta và trong ý bạn.

   Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

   Lòng anh thôi đã cưới lòng em

(Thơ duyên-Xuân Diệu)

   Đó là trong niềm vui. Nhưng ngay trong nổi buồn, Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết. Chính điều này đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới nhìn thấy sự “rùng mình” của ánh trăng khi nghe tiếng đàn lạnh lẽo giữa đêm thu:

   Linh lung ánh sáng bỗng rung mình

   Vì nghe nương tử trong câu hát

   Đã chết đêm rằm theo nước xanh!

(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)

   Cũng chính đôi mắt ấy đã phát hiện ra hình hài của cái lạnh đang luồn trong gió đến, khi mùa thu mới chớm về:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

(Đây mùa thu di-Xuân Diệu)

   Trong thơ mình và ngay cả trong đời mình, Xuân Diệu lúc nào cùng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn hay nói khác, một chất sống mãnh liệt dào dạt. Không thể tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh hay sự nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình, đều đều, phẳng lặng. Với nhà thơ thì:

   Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

(Giục giã -Xuân Diệu)

   Phải hiểu là hai câu thơ này không thể hiện sự hưởng lạc hay gấp gáp mà chính là thể hiện một tấm lòng ham sống, say mê sống đến độ tha thiết, nồng nàn dạt dào và mãnh liệt của chính bán thân nhà thơ.

Tổng kết lại , đúng như nhận định của Hoài Thanh: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đái ngắn ngủi của minh. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết" Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật cua mình, tình yêu đối với cuộc sống, với con ngươi với tuổi trẻ và tình yêu trong lòng của nhà thơ vẫn luôn luôn dạt dào và mãnh liệt. Chính vì vậy mà “ông Hoàng của thơ tình” đã khám phá được nhiều biến thất tình  của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đứng lại bao nhiêu là tinh hoa (Thế Lữ).

 

 

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hy vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.

Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Làm trai phải lạ ở trên đờiHá để càn khôn tự chuyển dời.

Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:

Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai?

Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.

Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm chai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:

Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoàiMuốn vượt biển đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.