K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của nhà thơ mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Qua đó, ta thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương, và sự yêu mến, niềm tự hào của người con về vẻ xinh đẹp, đằm thắm của người mẹ.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Bài thơ Nắng mới thể hiện tâm trạng nhớ nhung của tác giả về mẹ, qua đó thể hiện sự biết ơn, tình yêu tha thiết.

- Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. Qua đó, bộc lộ rõ tâm trạng, tâm tư tình cảm của tác giả da diết, nhớ thương về người mẹ.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
6 tháng 4 2022

Một số gợi ý cảm nhận để làm bài còn câu hỏi tu từ bạn tự suy nghĩ thêm vào bài nhé:

Cảm nhận:

   - Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm.

   - Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh.

- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. 

   - Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả.

   - Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

15 tháng 5 2020

ko biết

15 tháng 5 2020

 Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (2 câu thơ đầu)

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

- Hành động: Ra - vào.

- Thời gian: Sáng - tối.

-> Phép đối chỉnh thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở Pác Pó.

- Không gian: Suối - hang -> 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác

=> Cuộc sống bí mật nhưng Bác vẫn giữ được nề nếp, quy củ, phong thái ung dung, chủ động.

- Ăn uống đạm bạc: "Cháo bẹ, rau măng" (cháo ngô với rau măng) -> Những thức ăn luôn có sẵn trong rừng.

- “vẫn sẵn sàng” -> thức ăn luôn có sẵn trong tự nhiên.

-> Tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.

Đọc những lời tâm tình của nhà thơ Y Phương về bài thơ Nói với con và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:a. Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ?b. Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng...
Đọc tiếp

Đọc những lời tâm tình của nhà thơ Y Phương về bài thơ Nói với con và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

a. Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ?

b. Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó?

c. Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực hay tưởng tượng? Vì sao?

d. Theo em, điều gì làm nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

a. Hoàn cảnh ra đời: năm 1980, đất nước gặp vô vàn khó khăn khi mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ => tác động đến nội dung lời dặn dò trong bài thơ và cách nói chân thành, giản dị mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ.

b.

- Ý nghĩa: thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương

- Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó vì ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình.

c. Là hình ảnh thực vì đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ còn “Vách nhà ken câu hát” thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe, hát tràn đêm đến sáng bạch.

d. Điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở là niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa.

13 tháng 9 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".

Ví dụ: Dưới ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh, những sự hồn nhiên những tâm trạng của các cô cậu học sinh đã được hiện lên vô cùng tinh tế mượt mà qua các con chữ.

Thân đoạn:

- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác văn bản.

- Về người mẹ của nhân vật "tôi":

+ Bà vô cùng yêu thương, chăm lo con qua chi tiết soạn tập học giúp con vào ngày mai.

- Về nhân vật "tôi":

+ Trước ngày đi học 1 hôm:

-> nằm trên giường hồi hộp, lo lắng nghĩ về ngày mai và thiếp đi lúc nào không hay.

+ Trên đường đi học:

-> Nhân vật "tôi" có nhiều hoài niệm về những cuộc đi chơi của nhân vật với bạn bè.

-> Cảm thấy con đường hôm nay lạ quá, dù con đường này mình đã quen thuộc lắm rồi. => Tác giả cũng giải thích rằng vì chính lòng "tôi" hôm nay đang có sự thay đổi lớn, chính là đi học.

-> Ngày đầu đi học, ai cũng có một cảm giác gì đó rất lạ lẫm.

--> Nhân vật "tôi" cảm giác mình như lớn hơn, muốn tỏ vẻ mình đã trưởng thành bằng cách tự cầm sách vở của mình.

+ Trước cổng trường:

-> Cảm thấy trường Mĩ Lí hôm nay sao mà uy nghiêm, to lớn quá.

+ Trước khi vào học:

-> lo lắng, đâm ra sợ điều gì đó vẩn vơ.

-> òa khóc lên.

+ Khi ông đốc gọi vào:

-> hồi hộp sau khi rời ra vòng tay mẹ.

-> cảm giác lớp học vừa thân quen, vừa lạ lẫm.

=> Nhân vật "tôi" quen với việc nhìn thấy lớp học nhưng lạ lẫm với việc ngồi vào lớp học này học tiết học đầu tiên của đời mình.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Khép lại, ta thấy được nhiều cảm xúc của nhân vật "tôi" được chảy thành dòng rõ ràng mượt mà. Qua đó, Thanh Tịnh cũng thành công đưa được tính chân thực vào tác phẩm đồng thời để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó phai.

20 tháng 12 2021

batngo

20 tháng 12 2021

limdim