K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay con bút, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy quản hãy thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe lèo xèo.

Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”

(Trích “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân)

1. Chuyện gì xảy ra, vào lúc nào, ở đâu?

2 . Tác giả sử dụng hình thức nghệ thuật gì?

3. Chủ đề của đoạn văn là gì?

4. Điểm chung giữa hai nhân vật Viên quản ngục và Huấn Cao là gì?.

5. Đoạn văn trên làm nổi bật những phẩm chất nào của nhân vật Huấn Cao ?

6. Chi tiết: “ Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”có ý nghĩa gì?

0
Anh, chị đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người...
Đọc tiếp

Anh, chị đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở , thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.(…) Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào : “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu 1 : Đoạn văn được kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?(1.0 điểm) Câu 2 : Lý giải ngắn gọn tại sao đây là đoạn văn tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm?(2.0 điểm) Câu 3 : Viết bài văn nghị luận ghi lại cảm nhận của anh, chị về đoạn trích trên

0
Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên...
Đọc tiếp

Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:

“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

 

0
Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người...
Đọc tiếp

Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người. Thoi mựcthầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở,thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe sèo sèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (trích: Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân- SGK Ngữ văn 11- tập I- trang 113)

0
CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
22 tháng 12 2022

* Tóm tắt hoàn cảnh cho chữ:

- Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.

- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. 

- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.

* Diễn biến cảnh cho chữ:

+ Thời gian: giữa đêm.

+ Không gian: nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián, chuột.

+ Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.

* Giải thích tại sao cảnh cho chữ là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có":

+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.

+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.

+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

* Ý nghĩa của cảnh cho chữ:

+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.

+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

Thu gọn

4
30 tháng 10 2021

cậu đăng hộ tớ à thank nhaaaaaa

30 tháng 10 2021

Nothing :33

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

3
30 tháng 10 2021

Các bạn chỉ cần làm câu 4 thôi nhé.

30 tháng 10 2021

câu 1,2,3,5 mình tự làm được.

*Mọi người giúp mình với, mình cảm ơn ạ* Phân tích cảnh cho chữ trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy...
Đọc tiếp

*Mọi người giúp mình với, mình cảm ơn ạ* Phân tích cảnh cho chữ trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ".

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

        (Ngữ văn 7- tập 1)

Câu 1: Đoạn tríchtrên được trích từ văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản dó.

Câu 2: Tìm hai từ láy có trong đoạn trích và xác định kiểu.

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.

Câu 5: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổithơ, từ sự lo lắng của mẹdànhcho con trongbuổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6: Hãynhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn

 

1
19 tháng 10 2021

Mng giúp mik nha

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? của ai? Xác định thể loại của văn bản đó.

Câu 2: Tìm hai từ láy, 2 từ ghép có trong đoạn trích .

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được. Câu 5: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6: Em hiểu “ thế giới kì diệu” sa cánh cổng trường mà người mẹ nhắc đến là gì?

Câu 7: Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn .
Giúp mình với!

1
2 tháng 10 2021

Câu 1 : Trích từ "Cổng trưởng mở ra" - của Lý Lan - văn bản nhật dụng

Câu 2 : - 2 từ láy : nôn nao , hồi hộp

- 2 từ ghép : khắc sâu , tự nhiên

Câu 3 : học trò - học sinh

Câu 4 : Nội dung : Sự hồi tưởng của người mẹ về ngày khai trường đầu tiên của minh.

Nghệ thuật : - Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc

- Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện những tâm tư, tình cảm thầm kín của người mẹ

2 tháng 10 2021

Còn từ câu 5-7 bạn chưa làm ạ

 

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 24)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?

Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

`-` Văn bản trích trong : Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II.
`-` Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2 : PTBĐ chính : nghị luận

Câu 3 : Luận điểm : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 4 : Tác dụng : thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta, nhờ tinh thần đó mà chúng ta mới giành lại được độc lập dân tộc. 

Câu 5 : Tác giả đã khẳng đinh :

`-` Lòng  yêu nước của nhân dân đủ mạnh mẽ và to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm.

`-` Đủ can đảm và giàu tình yêu nước để nhấn chìm giặc ngoại xâm.

Phần II.

Câu 1 : Tham khảo:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Câu 2 : Tham khảo:

* Tìm hiểu đề: sách là người bạn lớn của con người

- Cần tìm hiểu về sách

- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?

- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách

- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là người bạn lớn của con người ''

II> THÂN BÀI:

1. Giải thích câu nói:

– Sách là gì ?

- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

- Sách tốt là gì ?

- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích

=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học

2. Đưa ra các biểu hiện: 

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

–  Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.

- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.

- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.

- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. 

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

* Bài văn tham khảo:

 Câu nói của M. Go-rơ-ki: “sách là người bạn lớn của con người” gợi cho em nhiều suy nghĩ tích cực về sách.

    Sách chính là kho tàng tri thức, những cái nhìn từ tổng quát đến riêng biệt về nhiều lĩnh vực đời sống và tình cảm của con người. Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

    Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. Nói tóm lại, đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

     Sách luôn có vai trò lớn trong lĩnh vực đời sống lẫn tinh thần của con người. Nó tạo cho con người cuộc sống đa dạng và phong phú hơn. Làm cho con người có cái nhìn nhận thế giới đặc sắc hơn.