K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2020

Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.


Quê tôi nằm bên dòng sông Cái, hai bên bờ là những nà bắp, những vườn cây, bờ tre xanh thẳm. Vào những đêm trăng, cả khúc sông dài bỗng đổi màu, trông giống như một dải lụa mềm uốn lượn về xuôi. Rồi thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt nước bất ngờ xao động, tạo nên những mảng sóng như những chiếc vảy cá khổng lồ lấp lánh ánh bạc. Bến sông vào những đêm trăng cũng luôn chộn rộn hơn ngày thường, vì có trăng sáng nên người trong làng thường đi làm về muộn hơn và ra sông tắm giặt cũng muộn hơn. Thỉnh thoảng, có một chuyến đò dọc đi lên miền thượng nguồn, hoặc ngược lại, để tránh nắng, giờ đây mới chạy dọc theo sông với ngọn đèn dầu trong khoang thuyền lúc mờ, lúc tỏ trông rất nên thơ.


Những con đường làng, vào những đêm như thế, dưới ánh trăng chỗ nào trông cũng huyền ảo. Từng bụi cây, bờ cỏ, tất cả như được tắm ánh vàng. Những chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò dường như cũng đợi vào dịp này, bước giữa màu trăng, tìm cách gặp nhau ở đâu đó để bày tỏ lòng mình. Còn đối với bọn trẻ con chúng tôi, ngày xưa, những đêm trăng lên được coi như những đêm hội. Chúng tôi tụm năm, tụm ba ở những mảnh đất trống để hát ca và sau đó cùng chơi đủ trò, nào rồng rắn, trốn tìm. Cũng có những hôm, chúng tôi theo bà lên chùa dâng hương và rồi ra về trong cảnh tiếng chuông đang ngân dài, lan ra dưới ánh trăng.


Làm sao quên được hình ảnh vào những đêm trăng, để lúa cấy kịp mùa, cha mẹ tôi đã cong mình bên hai đầu dây của chiếc gàu giai, múc từng gàu nước sóng sánh từ thửa ruộng thấp, đổ lên thửa ruộng cao. Làm sao có thể kể hết về những đêm trăng ở quê khi cánh đồng vừa gặt, khi lúa thóc đầy bồ và tiếng chày giã gạo trên sân nhà ai sau những bờ tre từng hồi thùm thụp, đều đều, xen lẫn những tiếng cười trong veo…


 Trăng quê, tôi nhớ, có một đêm ngày xưa nào đó, cô bạn nhỏ trong xóm đang cùng vui đùa, bỗng dưng nũng nịu, nhờ tôi bắt giùm con dế đang gáy ri ri trong đám cỏ non. Con dế khôn ngoan, có tiếng động liền lặng im và lại gáy từng tràng khi tôi bước ra xa. Cứ thế, con dế đã làm tôi bối rối. Để rồi tôi chỉ đưa cho em hai bàn tay không, đêm về lại nằm mơ thấy mình đang quờ tay trên vạt cỏ…


Lên làm việc ở thành phố với bao bận bịu, mấy ai còn nghĩ đến trăng. Tôi cũng vậy. Nhưng hôm qua cùng mấy anh chị trong cơ quan đi công tác về, khi ngang qua cánh đồng rộng, giữa cảnh trăng bàng bạc, bỗng dưng chạnh lòng, liên tưởng đến những hình ảnh ở quê nhà. Khúc sông Cái chảy ngang qua làng tôi chắc bây giờ đang lấp lánh ánh vàng. Miên man, tôi nhớ chuyện con dế gáy trong bụi cỏ non, dù rằng cô bé cùng xóm ngày xưa vừa báo tin mình lần đầu tiên được làm bà ngoại. Miên man, tôi nhớ… Rồi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài “Trăng quê” của nhà thơ Từ Kế Tường mà tôi đã thuộc lòng: Có một vầng trăng vàng thẳm tuổi thơ tôi/Những đêm trốn tìm cùng bạn bè thời tuổi nhỏ/Vầng trăng trên cao không với tới được bằng thương nhớ/Nên năm tháng qua mau, trăng cứ khuyết dần…

Chúc bạn học tốt !!!

22 tháng 1 2020

Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.


Quê tôi nằm bên dòng sông Cái, hai bên bờ là những nà bắp, những vườn cây, bờ tre xanh thẳm. Vào những đêm trăng, cả khúc sông dài bỗng đổi màu, trông giống như một dải lụa mềm uốn lượn về xuôi. Rồi thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt nước bất ngờ xao động, tạo nên những mảng sóng như những chiếc vảy cá khổng lồ lấp lánh ánh bạc. Bến sông vào những đêm trăng cũng luôn chộn rộn hơn ngày thường, vì có trăng sáng nên người trong làng thường đi làm về muộn hơn và ra sông tắm giặt cũng muộn hơn. Thỉnh thoảng, có một chuyến đò dọc đi lên miền thượng nguồn, hoặc ngược lại, để tránh nắng, giờ đây mới chạy dọc theo sông với ngọn đèn dầu trong khoang thuyền lúc mờ, lúc tỏ trông rất nên thơ.


Những con đường làng, vào những đêm như thế, dưới ánh trăng chỗ nào trông cũng huyền ảo. Từng bụi cây, bờ cỏ, tất cả như được tắm ánh vàng. Những chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò dường như cũng đợi vào dịp này, bước giữa màu trăng, tìm cách gặp nhau ở đâu đó để bày tỏ lòng mình. Còn đối với bọn trẻ con chúng tôi, ngày xưa, những đêm trăng lên được coi như những đêm hội. Chúng tôi tụm năm, tụm ba ở những mảnh đất trống để hát ca và sau đó cùng chơi đủ trò, nào rồng rắn, trốn tìm. Cũng có những hôm, chúng tôi theo bà lên chùa dâng hương và rồi ra về trong cảnh tiếng chuông đang ngân dài, lan ra dưới ánh trăng.


Làm sao quên được hình ảnh vào những đêm trăng, để lúa cấy kịp mùa, cha mẹ tôi đã cong mình bên hai đầu dây của chiếc gàu giai, múc từng gàu nước sóng sánh từ thửa ruộng thấp, đổ lên thửa ruộng cao. Làm sao có thể kể hết về những đêm trăng ở quê khi cánh đồng vừa gặt, khi lúa thóc đầy bồ và tiếng chày giã gạo trên sân nhà ai sau những bờ tre từng hồi thùm thụp, đều đều, xen lẫn những tiếng cười trong veo…


 Trăng quê, tôi nhớ, có một đêm ngày xưa nào đó, cô bạn nhỏ trong xóm đang cùng vui đùa, bỗng dưng nũng nịu, nhờ tôi bắt giùm con dế đang gáy ri ri trong đám cỏ non. Con dế khôn ngoan, có tiếng động liền lặng im và lại gáy từng tràng khi tôi bước ra xa. Cứ thế, con dế đã làm tôi bối rối. Để rồi tôi chỉ đưa cho em hai bàn tay không, đêm về lại nằm mơ thấy mình đang quờ tay trên vạt cỏ…


Lên làm việc ở thành phố với bao bận bịu, mấy ai còn nghĩ đến trăng. Tôi cũng vậy. Nhưng hôm qua cùng mấy anh chị trong cơ quan đi công tác về, khi ngang qua cánh đồng rộng, giữa cảnh trăng bàng bạc, bỗng dưng chạnh lòng, liên tưởng đến những hình ảnh ở quê nhà. Khúc sông Cái chảy ngang qua làng tôi chắc bây giờ đang lấp lánh ánh vàng. Miên man, tôi nhớ chuyện con dế gáy trong bụi cỏ non, dù rằng cô bé cùng xóm ngày xưa vừa báo tin mình lần đầu tiên được làm bà ngoại. Miên man, tôi nhớ… Rồi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài “Trăng quê” của nhà thơ Từ Kế Tường mà tôi đã thuộc lòng: Có một vầng trăng vàng thẳm tuổi thơ tôi/Những đêm trốn tìm cùng bạn bè thời tuổi nhỏ/Vầng trăng trên cao không với tới được bằng thương nhớ/Nên năm tháng qua mau, trăng cứ khuyết dần…

14 tháng 7 2021

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
2 tháng 7 2020

Ký ức: những kỉ niệm xưa

8 tháng 6 2021

Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

 Ngỡ như không bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa” nhưng sự thay đổi của lòng người như một nhát chổi cuốn phăng đi tất cả những kỉ niệm, hình ảnh về vầng trăng:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua dường”

Chiến tranh kết thúc, những người lính rời khỏi chiến trường khốc liệt để trở về quê hương xứ sở. Họ tận hưởng một cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, văn minh hơn. Người lính ngày xưa bây giờ được sống trong “ánh điện, cửa gương” và vầng trăng dần dần bị phai nhạt trong kí ức của họ. Vầng trăng giờ đây không còn là “vầng trăng tri kỉ” hay “vầng trăng tình nghĩa” nữa mà đã trở thành một “người dưng”, một người không có bất kì mối quan hệ nào với người lính. Phép nhân hóa “người dưng qua đường” đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nó đã làm nổi bật lên sự thay đổi của lòng người. Sự ồn ã của phố phường, sự bận bịu mưu sinh bươn chải kiếm sống cùng với sự vô tâm của người lính đã lấn át đi lí trí của họ mà xóa bỏ vầng trăng ra khỏi trí nhớ. Điều này cũng nói lên một thực tế: khi con người được tận hưởng sự sung sướng đến từ vật chất thì họ bắt đầu lãng quên những kí ức gắn bó với mình lúc khó khăn.

     Cuộc đời cũng như dòng sông có lắm thác nghềnh quanh co uốn khúc, đôi khi xảy ra những chuyện không bao giờ lường trước được:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn”

     Đèn điện tắt, cuộc sống hiện đại xa hoa của chốn thị thành bất chợt dừng lại và bao quanh con người giờ đây chỉ là một màn đêm. Như là một bản năng, con người không bao giờ muốn ở trong bóng đêm, họ tìm mọi cách để có được ánh sáng thế là “vội bật tung cửa sổ”. Trước mặt người lính bây giờ là “vầng trăng tròn”, người bạn tri âm tri kỉ đã bị lãng quên bấy lâu nay. Vầng trăng ấy vẫn cứ “tròn”, vẫn lành lặn vẹn nguyên như hồi nào.

17 tháng 7 2023

1. Tôi cảm thấy người con của hiện tại đã trưởng thành và hiểu ra được nhiều điều hơn là người con của năm xưa.  Người con của năm xưa còn bồng bột, bướng bỉnh và chưa biết thương yêu người khác giờ cảm thấy hối hận và thương tiếc người bà của mình đã phải chống gậy đi xin trầu. Tác giả hối hận tới mức không thể nuốt được cơm và mắt cay xè mặc dù không có khói hay bụi. 

2. 

26 tháng 9 2017

Bài làm 1

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Bài làm 2

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Chưa đến bảy giờ mà bọn trẻ ở khu phố em đã hát vang khắp ngõ. Em rối rít hối mẹ lấy đèn giúp em. Tay cầm đèn, tay cầm bánh em bước vội ra ngõ nhập vào cùng các bạn để lên phường.

Chúng em đi hàng đôi, miệng hát líu lo. Hàng dần dần dài ra bổi đi qua ngõ nhà ai cũng có từ một vài bạn ra nhập cuộc. Đúng bay giờ ba mươi chúng em đã có mặt ở bãi đất rộng nơi các anh chị trong Đoàn thanh niên thường sinh hoạt. Có hơn hai mươi bạn đã có mặt tự bao giờ. Các bạn ấy lớn hơn em nhưng nhìn các bạn có vẻ rụt rè, ngơ ngác lắm. Đó là những bạn không nhà, sống nhờ vào các công việc bán báo, vé số, đánh giày… Hôm nay, các bạn cũng được các anh chị trong phường mời đến vui Trung thu với chúng em.

Giữa bãi đất trống treo mấy cái đèn lồng to, bên trong gắn bóng điện, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Trên hai bàn lớn bày nhiều bánh: nào là bánh nướng, bánh dẻo, nào là mứt dừa mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, còn có một mâm trái cây thật to của các cô ngoài chợ gửi vào. Chúng em được xếp ngồi trên các dãy ghế xung quanh chiếc bàn dài. Sau những giây phút rụt rè, các bạn nhỏ bâv giờ đã rối rít. Bạn thì liến thoắng kể chuyện chị Hằng Nga ở cung trăng, bạm thì hỏi dò chú Cuội còn chăn trâu không, trâu có đi ăn lúa người ta nữa không?… Bỗng, tiếng chị phụ trách vang lên, không ai bảo ai, mọi người đều im phăng phắc nghe chị nói. Sau lời tuyên bố của chị, chúng em vỗ tay, rồi bắt đầu thắp đèn. Cả bãi trống sáng rực lên, lung linh ánh nến. Các bạn nghèo cũng được phát lồng đèn thật đẹp. Đó là công sức của các anh, các chị ở Đoàn phường đã ra công vót tre, cắt giấy bóng làm nên những lồng đèn cho tụi nhỏ chúng em vui chơi tối nay. Nhìn khắp sân bãi có đến hơn năm mươi chiếc lồng đèn, xanh, đỏ, tím, vàng… với những kiểu dáng khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là đèn của bé Thảo. Đó là chiếc đèn hình con bướm xinh xinh nhiều màu sắc, lại được trang trí bằng những sợi dây ngũ sắc, trông cứ như con bướm thật. Tiếp đó là đèn cá chép của Hoàng, đèn ông sao của Trinh, đèn con thiên nga của Thủy… Cái nào cái nấy đều trang trí đẹp mắt. Chúng em đồng thanh hát to “Tết Trung thu… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…” Trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi. Ánh trăng trải xuống sân, nhảy múa trên các khóm cây làm cảnh vật thêm lung linh, mờ ảo. Có lẽ chị Hằng đang muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng. Sau thời gian rước đèn đi vòng vòng khắp khu phố, chúng em quay về vị trí bãi chơi để tiến hành phá cỗ. Mâm bánh trái được chia đều cho mỗi bạn. Các bạn mới rụt rè chưa dám nhận. Nhưng rồi trong không khí vui vẻ, ấm tình thương ấy, tất cả như quên hết mặc cảm, côi cút của mình, hòa vào cuộc vui như anh em trong một đại gia đình. Tiếng hát lại vang vang. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, chị Phụ trách tuyên bố tạm thời chấm dứt đêm rước đèn, hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem lại cho chúng em biết bao niềm vui. Em thầm mong bất cứ nơi nào trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, các bạn nhỏ đều được dự đêm Trung thu rước đèn họp bạn vui vẻ, ấm áp như tụi em ở đây.

5 tháng 10 2019

Em đã cùng bà Nội ngồi dưới sân hóng gió và ngắm ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời cao. Mỗi lần ngồi ngắm trăng với bà, giọng bà kể chuyện đều đều khiến em như đi lạc vào câu chuyện cổ tích. Rất nhiều mùa trăng trung thu đã trôi qua, rất nhiều kỉ niệm còn đọng lại trong em. Nhưng có lẽ đêm trăng rước đèn trung thu khiến em nhớ mãi không quên là đêm trăng rằm trung thu năm ngoái. Đêm trăng ấy đã để lại trong em nhiều cảm xúc nhất.

Hôm đó là tằm trung thu tháng Tám, trăng sáng như gương, em còn nhìn thấy cả chú cuội ngồi một mình ở gốc cây đa. Em tưởng tưởng ra cảnh chú cuội ngủ quên nên để trâu ăn mất lúa nhà trời. Bà nội bảo rằng đêm trăng rằm tháng Tám đẹp nhất, bởi vì đó là đêm trăng được chị hằng ghé xuống nhân gian chơi với các em thiếu nhi.

Hôm đó, em ăn cơm thật sớm, hí hửng cầm lấy chiếc đèn ông sao 5 cánh xinh đẹp chuẩn bị đi rước đèn ở sân nhà văn hóa xóm. Mấy đứa trẻ con xóm em đứa nào cũng vui vẻ, hào hứng vì sắp được đi phá cỗ trung thu. Thực ra nói phá cỗ cho oai nhưng chỉ là bí thư xóm tổ chức cho trẻ con rước đèn, được phát mấy cái bánh kẹo. Nhưng đứa nào đứa nấy đều rất vui, vì lát nữa thôi chúng em sẽ được xếp thành một hàng dài rước đèn xung quanh xóm và hát vang lên. Chỉ nghĩ đến giây phút đó thôi em đã thấy sướng lắm rồi.

Mới 7h tối mà sân nhà văn hóa đã chật ních người, từng chiếc đèn được thắp nến lung linh, huyền ảo, thật đẹp. Trên bầu trơi cao và xa ánh, ánh trăng tròn hơn mọi ngày, sáng một cách lạ kỳ. Trăng tròn như cái đĩa, không có một vết khuyết nào hết. Cảnh vật ở đây dường như sáng bừng lên khi có ánh trăng chiếu vào. Các cô chú trong chi hội đoàn kêu gọi chúng em tập trung thành những hàng dài, phát bánh kẹo cho lần lượt từng cháu. Ai cũng ngoan ngoãn ngồi yên chờ đến lượt mình nhận kẹo. Ôi những cái kẹo có vỏ lóng lánh, nhiều màu sắc. Em đã nghĩ đến viễn cảnh sau khi ăn xong sẽ thu thập vỏ kẹo để hôm sau mang đến lớp chơi.

Chỉ ít phút sau, con đường đã ngập tràn đèn ông sao sáng trưng. Có nhiều bạn còn khúm núm che lấy chiếc đèn vì sợ gió thổi vào sẽ tắt nến. Vui nhưng mà cũng vất vả lắm đấy. Có một số bạn được bố mẹ mua cho chiếc đèn chạy bằng pin, vang lên những âm thanh rất hay. Chúng em không có, nên chốc chốc lại liếc sang đó với ánh mắt thèm thuồng. Nhưng mà em vẫn thích rước đèn ông sao bằng tre hơn, vì có tay cầm giơ được lên cao.

Ánh trăng lúc ấy rọi xuống mặt đất, chúng em ngỡ như chị Hằng đang ghé xuống cùng vui chơi và rước đèn cùng. Cảm giác đó thật thích. Vì mẹ bảo phải ngoan và nghe lời mới gặp được chị hằng nên hôm đó em ngoan lắm.

Đêm hôm đó, mọi thứ dường như bừng sáng lên một cách lạ kỳ. Tiếng hò hét, reo vui và tiếng bước chân thình thịch tạo nên một khung cảnh đáng nhớ. Đây là ngày của thiếu nhi nên người lớn để cho chúng vui chơi thoải mái, không bắt phải ngồi vào bàn học.

Đêm trăng rằm tháng năm năm ngoái thực sự rất đẹp và đáng nhớ đối với em. Năm nay, rằm tháng tám chưa đến, nhưng em đã tưởng tượng ra cảnh được cầm chiếc đèn chạy bằng pin. Mẹ hứa sẽ mua cho em rồi. Nên em cứ hi vọng rằng trung thu năm nay sẽ có một chiếc đèn chạy bằng pin, có thể mang đi khoe khắp xóm làng.

3 tháng 5 2017

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

12 tháng 4 2023

1. Thể thơ tự do. Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, thương nhớ tuổi thơ.

2. Nghĩa gốc. 

Đặt câu: Tàu đi đến đêm mới đến chân đồi.

3. Đề tài: Tình yêu quê hương đất nước. 3 hình ảnh: cánh diều, cánh đồng, con dế

4. Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

ND bài thơ: 

Bài thơ nói về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của tác giả với những hình ảnh bình dị mà thân quen.

Bài thơ còn thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng và ghi nhớ tuổi thơ của tác giả.

Bài học em rút ra cho mình:

Tuổi thơ là những tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người

Mỗi người phải nên lưu giữ tuổi thơ của mình

Sau này, hãy dùng tuổi thơ để ôm ấp lấy những tổn thương trong mình

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_