K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2020

1. / - Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ". 

      - Ý nghĩa lịch sử:

    + Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.

    + Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.

    + Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

2./

Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

 Giáo dục :

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

5 tháng 1 2020

Nhớ k cho mk nha

27 tháng 10 2016

1 chiến tranh xâm lược chống quân nam hán,quân tống,quân khmer

 

27 tháng 10 2016

4.

-chủ động tấn công để phòng thủ.

-đánh vào tâm lí lòng người.

-xây dựng phòng tuyến vững chắc.

-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.

12 tháng 11 2019

1.Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là chữ Hán và đạo Nho, vì chữ Hán và đạo Nho đã được sử dụng từ thời Bắc thuộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho giáo trở thành một việc làm thuận tiện đô'i với giai câ'p thông trị lúc bấy giờ

. Những sự kiện nào chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê ?

Những sự kiện chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê là:

- Năm 1070, Văn miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan.

- Năm 1076, Nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho các con em quý tộc đến học. Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.

2.

Vì cuộc chiến đấu này chỉ :
+ Tiến công vào các căn cứ quân sự của địch để đánh nước ta .

+ Trên đường đi không hề tàn sát người dân vô tội

+ Khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở về

Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

3.

Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

ý nghĩa :việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau



 

12 tháng 11 2019

-Cảm ơn cậu nhé

12 tháng 12 2017

"-_-

24 tháng 12 2016

1) -Nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế chính trị và xã hội.

-Nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việtđể giải quyết những khó khăn trong nước.

-Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh Đại Việt.

*Nhà Lý chuẩn bị:

-Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó

-Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy

+Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ

*Diễn Biến:Tháng 10 năm 1075,Lý Thường Kiệt cho Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân tấn công vào đất Tống.

-Lý Thường Kiệt cho treo Yết Bảng để nói rõ mục đích cuộc tấn công tự vệ của mình.

*Kết quả:Sau 42 ngày đêm,quân ta chiếm được Ung Châu và tướng giặc phải tự tử.

*Nét độc đáo:

+Tấn công trước để phòng vệ.

+Khích lệ binh lính và làm suy yếu tinh thần của kẻ thù.(Đọc bài thơ Sông núi nước Nam khiến kẻ thù phải khiếp sợ)

+Kết thúc chiến tranh b.ằng cách giảng hòa.

24 tháng 12 2016

câu 2 lần 1,2 hay lần 3 hoặc cả Giang Phạm

29 tháng 10 2016

cách đánh độc đáo:tiến công trước để tự vệ,đánh vào kho lương của địch làm chúng thiếu lương thực,đẩy vào thế bị động,cho quân mai phục đánh vào hai cánh quân giặc,quyết chiến kéo dài thời gian cho chúng mỏi mệt,bất ngờ vào một đêm khi giăc bắt cảnh giác mang quân đi đánh

29 tháng 10 2016

ý nghĩa:là một trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc,nền độc lập của đại việt được củng cố,nhà tống từ bỏ mộng xâm lược đại việt,để lại niềm giữ nước cho đời sau

 

24 tháng 3 2016

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

11 tháng 12 2016

batngo hâm mộ thật

 

17 tháng 12 2016

Câu 3:

Ý nghĩa lịch sử:
-Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
-Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
-Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

17 tháng 12 2016

Câu 1: Nêu những thành tựu lớn về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?

- Về tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... với nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

- Về nghệ thuật : kiến trúc , điêu khắc phong cách , độc đáo và đồ sộ

+ Điêu khắc : nghệ thuật tạc tượng ,...

+ Kiến trúc : nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Vạn lí trường thành , Cung A Phòng ,...

=> Văn hóa Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước láng giềng và có giá trị lớn đối với nhân loại .

Câu 2: Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt chống quân Tống ( 1075-1077)?

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống?

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...

- Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

 

13 tháng 11 2016

2. xã hội phong kiến phương đông : vua , quý tộc và quan lại , nông dân công xã , nô lệ

xã hội phong kiến phương tây : chủ nô và nô lệ

13 tháng 11 2016

3. Ngô Quyền lên ngôi năm 938 sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng . Kinh đô thời đó là Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội)