K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2018

Giờ ra chơi ,sân trường thật nhộn nhịp. Từ các lớp học, học sinh ùa ra như bầy ong vở tổ. Bạn nhảy dây bạn đá cầu , bắn bbi .. các chia nhau thành từng nhóm cùng chơi cừng giải trí . Xa kia thầy cô đang nghỉ ngơi , trao dổi kinh nghiệm , trò chuyện với nhau về công việc của mình . Ngôi trường rộn ràng hẳn lên . " Tùng tùng tùng" giờ ra chơi kết thúc báo hiệu tiết học tiếp theo sắp bắt đầu.

3 tháng 11 2023
Đoạn văn mẫu số 1

Nhân vật mà tôi cảm thấy ấn tượng và yêu thích nhất khi đọc truyện Gió lạnh đầu mùa là Sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

=> Có rất nhiều nhưng mình chỉ tìm 1 từ thôi!!!!

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lời nhận xét của Bác rất khả quan và chính xác về phẩm chất của người dân Việt.
Những trang sử vàng là minh chứng cho lòng yêu nước của dân tộc ta. Từ xưa, nhiều vị anh hùng đã hi sinh tính mạng để đổi lấy sự hòa bình, độc lập cho đất nước. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân ta đều sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Lòng yêu nước đã tạo nên phẩm chất của một vị anh hùng trong người họ và cho họ thêm sức mạnh để đánh tan kẻ thù. Chắc người Việt chúng ta ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng:
Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc.
Ở những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, ngoài các chiến sĩ đã hi sinh xương máu thì còn có các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng văn chương để chống giặc.
Thơ xưa chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.