K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa. Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Mưa là một thành phần chính của chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên trái đất. Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như nước cho các nhà máy thuỷ điện và thủy lợi.

Không khí chứa hơi nước và một lượng nước nhất định trong một khối không khí khô được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô.[1][2] Lượng ẩm trong không khí cũng được xem là độ ẩm tương đối; là tỉ lệ % của hơi nước mà không khí giữ được ở một nhiệt độ nhất định.[3] Lượng nước một khối không khí có thể chứa trước khi nó đạt đến trạng thái bảo hòa (độ ẩm tương đối 100%) và hình thành mây (tập hợp các hạt nước và băng nhỉ trên bề mặt trái đất)[4] phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Khối không khí ấm hơn có thể chứa nhiều hơi nước hơn khối không khí lạnh trước khi đạt đến trạng thái bảo hòa. Vì thế, một phương thức làm bảo hòa khối không khí là làm lạnh nó. Điểm đọng sương là nhiệt độ mà tại đó khối không khí phải được làm lạnh để đạt đến trạng thái bảo hòa.[5]

Có 4 cơ chế chính để làm lạnh không khí đến điểm đọng sương: làm lạnh đoạn nhiệt; làm lạnh dẫn nhiệt; radiational cooling, và làm lạnh bay hơi. Làm lạnh đoạn nhiệt xuất hiện khi không khí bốc lên và giãn nở.[6] Không khí có thể bay lên do sự đối lưu, là sự chuyển động quy mô lớn của khí quyển, hoặc một rào cản vật lý như núi. Làm lạnh dẫn nhiệt xuất hiện khi khối không khí tiếp xúc với một bề mặt lạnh hơn,[7] thường là nó được thổi từ bề mặt này sang bề mặt khác, như từ mặt nước lỏng đến vùng đất lạnh hơn. Radiational cooling xuất hiện do sự phát xạ các bức xạ hồng ngoại, hoặc từ không khí hoặc từ bề mặt bên dưới.[8] Làm lạnh bốc hơi xuất hiện khi độ ẩm được thêm vào không khí qua sự bay hơi nước, nó làm nhiệt độ không khí lạnh đến nhiệt độ wet-bulb temperature của nó, hoặc cho đến khi nó đạt đến trạng thái bảo hòa.[9]

Những cách chính hơi nước được thêm vào không khí gồm: hội tụ gió vào trong các khu vực có chuyển động đi lên,[10] ngưng tụ hoặc rơi từ trên cao,[11] nước bốc hơi vào ban ngày từ mặt biển, các vực nước hoặc đất ngập nước,[12] hơi nước thoát qua thực vật,[13] không khí khô hoặc lạnh chuyển động qua các vực nước ấm hơn,[14] và sự dâng lên của không khí khi gặp các dãy núi.[15] Hơi nước thường bắt đầu cô đọng lại thành các condensation nuclei như bụi, băng, và muối để tạo thành mây. Phần cao của frông thời tiết[16] buộc các khu vực rộng lớn của chuyển động đi lên trong bầu khí quyển của Trái đất tạo thành những đám mây sàn như mây trung tầng hoặc mây ti tầng.[17]Mây tầng là một loại mây ổn định có xu hướng hình thành khi lạnh, khối không khí ổn định được giữa bên dưới khối không khí ấm. Nó cũng có thể hình thành do sự nâng lên. Nó cũng có thể hình thành do việc di chuyển sương mù bình lưu trong điều kiện mát mẻ.[18]

Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.

Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng (chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước). Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, giống như bánh hamburger (một loại bánh mì dẹp như bánh bao); còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù. Trung bình thì giọt mưa có kích thước từ 1 mm đến 2 mm theo đường kính. Những giọt mưa lớn nhất trên Trái Đất đã được ghi lại ở Brasil và quần đảo Marshall năm 2004 - một số giọt có kích thước tới 10 mm. Kích thước lớn được giải thích là sự ngưng tụ trong các hạt khói lớn hay bởi sự va chạm giữa các giọt mưa trong một khu vực nhỏ với lượng rất lớn nước lỏng.

Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ điôxít cacbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra axít cacbonic. Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cả cacbonat canxi lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằng hoặc cao hơn 7. Các trận mưa có pH thấp hơn 5,6 thì được coi là mưa axít.

Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm (milimét) hay L/m². Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25 mm hay 0,01 in.

7 tháng 12 2019

Tra trên google

Bài làm

Vì theo vòng tuần hoàn của nước

Nước ____Bốc hơi____ Thành mây ___Ngưng tụ, trĩu nặng ___ Thành mưa __Rơi xuống___Thành nước.

# Học tốt #

Ban ngày mặt trời chiếu xuống mặt đất làm đất nóng lên. Nước bốc hơi từ các sông hồ lên gặp khí lạnh, lên trời trở thành muôn vàn những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây. Khi những đám mây này bay lên cao găp khí lạnh những giọt nước tụ lai với nhau thành những hạt nước lớn, gặp điều kiện thuận lợi thành mưa .

24 tháng 3 2021

 tham khảo

nam á và đông á mưa nhiều vì Khu vực này hầu hết giáp biển, đón nhiều gió biển, dễ mưa.
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
 Khu vực nội địa và Tây Nam Á phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc dựa trên những điều kiện  :
- Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô
- Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khô ít mưa..

12 tháng 8 2018

Nước trong hồ, sông , biển,… bốc hơi đi vào không khí.
Bay vào khí quyển , gặp lạnh , và hình thành các đám mây thông qua một quá trình gọi là sự ngưng tụ.
Hơi nước ngưng tụ và không khí không còn có thể giữ được nữa . Đám mây trở nên nặng hơn và cuối cùng nước rơi trở lại mặt đất dưới dạng mưa . Tùy thuộc vào điều kiện khí quyển và nhiệt độ , có thể là mưa thông thường, mưa đá , mưa đá, mưa lạnh , hoặc tuyết .

12 tháng 8 2018

thế vì sao lại có nắng???????

3 tháng 10 2021

tham khảo:

vì vào những ngày mưa sẽ có rất nhiều giọt nước từ trên trời rơi xuống khi xe chiếu đèn pha vào các giọt nước đó phản xạ vào mắt ta thì ta sẽ nhìn thấy bình thường nhưng trong ngày mưa phùn mưa sẽ kéo dài và nặng hạt tầm chiếu của pha đèn xe lớn nên sẽ chiếu 1 lúc vào nhiều giọt nước mưa làm ta nhìn thấy rõ hơn trong những ngày không mưa

3 tháng 10 2021

Vì khi đó ánh sáng từ đèn ô tô được truyền tới mắt ta dù nó ở rất xa vì ánh sáng có vận tốc lên tới 300000km/s.

16 tháng 12 2021

 Vế 1 : trời mưa

Vế 2 : đường lầy lội

cặp QHT: vì - nên

vì nó có 2 vế 

27 tháng 6 2019

Vì các điểm này nằm trên địa bàn hình gió ẩm.

21 tháng 4 2019
Tại sao lại có mưa ?
 

 Ban ngày mặt trời chiếu xuống mặt đất làm đất nóng lên. Nước bốc hơi từ các sông hồ lên gặp khí lạnh, lên trời trở thành muôn vàn những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây. Khi những đám mây này bay lên cao găp khí lạnh những giọt nước tụ lai với nhau thành những hạt nước lớn, gặp điều kiện thuận lợi thành mưa .

Trả lời : Nước trong hồ, sông , biển,… bốc hơi đi vào không khí. Bay vào khí quyển , gặp lạnh , và hình thành các đám mây thông qua một quá trình gọi là sự ngưng tụ. Hơi nước ngưng tụ và không khí không còn  thể giữ được nữa . Đám mây trở nên nặng hơn và cuối cùng nước rơi trở lại mặt đất dưới dạng mưa .

Chúc bạn học tốt .

#Thiên_Hy

30 tháng 6 2018

Đáp án B

Khi mưa nhiều, trên mặt đất xuất hiện nhiều giun đất vì ngập nước nên chúng ngạt thở. Giun đất hô hấp qua da, O2 O 2  từ không khí sẽ khuếch tán vào da. Khi ở trong môi trường ngập nước, da không thực hiện được chức năng hô hấp. Do đó, giun đất phải ngoi lên trên mặt đất.