K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. Thực hành viết theo các bước1. Trước khi viếta. Lựa chọn bài thơBài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…b. Tìm ý- Cần trả lời các câu hỏi:Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?Các chi tiết ấy sống động,...
Đọc tiếp

II. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

- Cần trả lời các câu hỏi:

Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?

Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?

Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?

Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

(1) Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơ

Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

5
15 tháng 10 2021

j v

 

15 tháng 10 2021

mai lại phải hc bài viết tr 52 - lớp 6 ùi bùn

D
datcoder
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Bài thơ có hai nhân vật là Bác Hồ và anh đội viên (bộ đội)

- Hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật là vào một đêm trời đã khuya, mưa lâm thâm, bên cạnh bếp lửa hồng ở một mái lều tranh xơ xác.

- Kể lại câu chuyện dựa theo trật tư thời gian.

Hôm đó, vào một đêm mùa đông trời mưa và rất lạnh nên tôi giật mình tỉnh giấc, thức dậy tôi thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi bèn giục bác nhưng bác nói hãy cứ ngủ trước đi rồi Bác đi rém chăn, đốt lửa cho chúng tôi ngủ ngon. Tôi thiếp vào giấc ngủ từ lúc nào không hay lần thứ hai tỉnh giấc vẫn thấy Bác ngồi đó vẻ mặt suy tư trầm ngâm của Bác làm tôi không khỏi lo lắng, bồn chồn giục Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn lặng lẽ ngồi. Đến lần thứ ba tỉnh dậy, tôi phải tới tận nơi bảo, Bác hãy ngủ đi không thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lắm, lúc này Bác mới tâm sự với tôi những lo lắng băn khoăn của mình, Bác lo lắng cho đoàn dân công nay không có chỗ ngủ không có chăn, màn, trời lại mưa thế này. Tôi nghe mà lòng thương xót và biết ơn vô cùng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đêm đó, tôi và Bác cùng nhau thức tới tận sáng, đó là kỉ niệm mà mãi mãi tôi không thể nào quên.

NG
14 tháng 10 2023

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.1. Chuẩn bị.- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),- Điều gì ở nhân vật gây ấn...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

1. Chuẩn bị.

- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),

- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)

- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào? 

2. Tìm ý.

3. Góp ý và chỉnh sửa.

- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.

- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.

- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1.
Bài tham khảo:

- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.

- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.

Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.

Triển khai:

- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: 

+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.

+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.

+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.

Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có

24 tháng 1

có bài văn nào vừa dài vừa hay không ạ?

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

NG
30 tháng 9 2023

a, Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là người muốn đi đây đi đó, muốn rong chơi khám phá ở nhiều nơi và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ bên ngoài thế giới. Nhưng bạn nhỏ dù có đi xa đến đâu, chơi vui nhưng vẫn nhớ về mẹ, vẫn tìm đường về với mẹ. Có thể thấy dù muốn khám phá thế giới nhưng bạn nhỏ vẫn rất nhớ mẹ và yêu mẹ và là một chú bé rất hiếu thảo.
b. Hồng là một cô bé mới lớn với giàu tình cảm có chút trẻ con. Nhờ có sự chỉ dạy của mẹ mà Hồng đã thay đổi, trở thành một người con ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo và là một người chị mẫu mực cho em Thái.
c, Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng.

d, Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn là một cậu bạn có tính hiếu kỳ cao về người bạn mới. Nhưng tính hiếu kỳ đó đã khiến bạn của mình buồn một cách vô ý. Phải đến khi bạn mình không đến lớp nữa thì Minh mới suy nghĩ lại và nhận ra lỗi của mình. Nhưng đó cũng là bài học khiến cho Minh biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn và muốn sửa lại lỗi lầm của mình.

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

– Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

21 tháng 8 2019

Có công mài sắt có ngày nên kim

 “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

   “Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.

   Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.

   Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.

   Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp

0