K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2019

Nhận xét chung về sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Mỹ, Nhật, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2

=> Mỹ :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

* Biểu hiện:

- Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

- Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.

+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.

- Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:

1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. * Nhật :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nhật Bản bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa.

- Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề;

- Khó khăn bao trùm: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng, lạm phát nặng nề,...

- Nhưng cũng ngay sau đó, dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như:

+ Ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ;

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949);

+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ti độc quyền lớn; thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các Cơ quan nhà nước;

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ, trường học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo...).

=> Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

* Tây Âu :

* Tình hình chung các nước Tây Âu

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề.

+ Năm 1944, sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

+ Ở I-ta-li-a, sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ bảo đảm 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

+ Các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6 - 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh.

=> Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a... đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là Kế hoạch Mác-san).

* Nội dung kế hoạch Macsan

- Thực hiện từ năm 1948 đến năm 1951 với tổng số tiền khoảng 17 tỉ USD.

- Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế.

- Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:

+ Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp;

+ Hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào;

+ Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháp, I-ta-li-a...).

* Chính sách đối nội

- Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ;

- Xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây như: ngừng quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản và trả lại những xí nghiệp đã quốc hữu hoá cho các chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội,...

- Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.

* Chính sách đối ngoại

- Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

+ Hà Lan xâm lược trở lại In-đô-nê-xi-a (11 - 1945);

+ Pháp trở lại Đông Dương (9 - 1945);

+ Anh trở lại Mã Lai (9 - 1945).

=> Nhưng cuối cùng, các nước thực dân Tây Âu đều thất bại, phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc ở những nước này.

- Trong thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4 - 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

17 tháng 11 2019

Mình chỉ cần bạn nhận xét chung là được. Thanks

2 tháng 3 2019

Đáp án B

Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển cao và hiện đại của nền kinh tế TBCN ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản gồm:

- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Trong đó, áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân giống nhau cơ bản nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

11 tháng 7 2019

Đáp án B

Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển cao và hiện đại của nền kinh tế TBCN ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản gồm:

- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Trong đó, áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân giống nhau cơ bản nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

3 tháng 3 2018

Chọn đáp án A.

Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển cao và hiện đại của nền kinh tế TBCN ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản gồm:

- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Trong đó, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân giống nhau cơ bản nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

16 tháng 12 2019

Đáp án A

Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển cao và hiện đại của nền kinh tế TBCN ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản gồm:

- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Trong đó, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân giống nhau cơ bản nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

3 tháng 4 2017

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các nước này.

Chọn: C

Chú ý:

- Đáp án A: là nguyên nhân phát triển của Mĩ.

- Đáp án B, D: là nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản

17 tháng 4 2019

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các nước này.

Chọn: C

Chú ý:

- Đáp án A: là nguyên nhân phát triển của Mĩ.

- Đáp án B, D: là nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản

1 tháng 11 2018

ĐÁP ÁN C

22 tháng 1 2018

Đáp án C

Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì?Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?Câu 3:Khi gia nhập ASEAN,vào năm 1995,Việt Nam có cơ hội và thách thức.Em hãy chỉ ra cơ hội và thách thức đó?Câu 4:Tại sao có thể nói:Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,"một...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì?

Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?

Câu 3:Khi gia nhập ASEAN,vào năm 1995,Việt Nam có cơ hội và thách thức.Em hãy chỉ ra cơ hội và thách thức đó?

Câu 4:Tại sao có thể nói:Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,"một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?

Câu 5:Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang có những tác động ntn với cuộc sống của con người?

Câu 6:Tại sao nói:Hòa bình,hợp tác cùng phát triển,vừa là thời cơ,vừa là thách thức với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỷ XIX?Nhiệm vụ của nước ta hiện nay là gì?

 

5
27 tháng 12 2020

Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì

Biểu hiện của sự phát triển kinh tế

- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế giới (sau Thụy Sĩ).

- Về công nghiệp:

+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;

+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.

- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

 

2. Nguyên nhân của sự phát triển

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

- Nhật Bản biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-1975), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953),...

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục: những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%.

- Nhiều công ti bị phá sản, ngân sách thâm hụt. 

- Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.

27 tháng 12 2020

Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Nguyên nhân của sự phát triển này:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.