K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2019

Gợi ý :

Về bài thơ của Chế Lan Viên:
- Sống hết mình vì những trang thơ, sống trong tình yêu của con người, trong sự thẩm định của con người chứ không thể đứng ngoài con người, đứng ngoài cuộc sống, tự biến mình thành tháp ngà ‘’lẻ loi’’, ‘’bí mật’'
- Qua trăm lần thử thách về thời gian, về ko gian thì tác phẩm văn học khẳng định đc giá trị của nó và tiếng lòng của nhà thơ đc bộc bạch rõ nét
=> Tác phẩm truyện Kiều:
- Qua hàng trăm năm thì truyện Kiều vẫn đc coi là thi phẩm đắt giá, mang đậm chất nhân văn và đem lại nhiều khung bậc cảm xúc cho người đọc
- Nó đưa người đọc đến một thế giới như chính trong cuộc sống của nàng Kiều, giúp người với người thêm gần nhau hơn ....

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi...
Đọc tiếp

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực"

1
14 tháng 12 2023

wow

17 tháng 6 2021

@ Dương Thị Lan Hương

Gọi tên tắt là M.A nhé

Tớ học văn cảm thụ nhiều chán rồi

17 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé !

Bài này mk tự nghĩ nên sẽ ko hay lắm 

Tiếng Việt - ngôn ngữ của đất nước Việt Nam ta.Tiếng Việt đã được lưu truyền bao đời nay từ đời này qua đời khác.Trong quá khứ, dân tộc phải đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do, để dưới ách cai trị của ngoại xâm không làm mất đi hồn cốt của dân tộc cũng bởi có tiếng Việt soi sáng.Tiếng Việt cũng là chủ đề không bao giờ với cạn trong thơ ca Việt Nam.Trong đó,tôi ấn tượng nhất bài thơ " Tiếng Việt " của nhà thơ Bùi Đình Khôi.Trong đó có đoạn :

      Tiếng Việt giàu

      Của mẹ cha trao

      Ta trân trọng

      Nâng niu từng tiếng một...

Những dòng thơ trên mới đầy cảm xúc làm sao ! Tiếng Việt sinh ra trong lòng dân tộc, được nuôi lớn, được làm giàu đẹp hơn bởi chính những người chân đất vô danh, mà kho tàng văn học dân gian là minh chứng sáng ngời cho điều đó.Đó là thứ tiếng mẹ đẻ,tiếng của dân tộc,tiếng của đất nước,chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu và giữ gìn nói.Tiếc thay, nếu trong xã hội có những người coi trọng và giữ gìn nó thì lại có những người sẵn sàng quên đi tiếng mẹ đẻ của mình chỉ để hòa nhập với cộng đồng quốc tế.Có những người mang dòng máu Việt Nam nhưng lại sẵn sàng lên mạng nói xấu nước của mình,bênh vực nước khác.Nếu nói nặng thì đó sẽ là PHẢN QUỐC . 

Tôi mong chúng ta có thể giữ gìn,trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình .Hiện nay, cần có thái độ trân trọng hơn với ngôn ngữ của dân tộc mình mà trước tiên cần phải hiểu sự giản dị, trong sáng của tiếng Việt có đủ khả năng từ ngữ, đủ năng lực để diễn tả mọi điều trong cuộc sống.

11 tháng 3 2022

Chép 07 câu thơ tiếp theo:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

- Nhan đề tác phẩm là danh từ.

- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

+ Bếp lửa là một hình ảnh thực, quen thuộc trong mỗi gia đình và nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm thời ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.

+ Bếp lửa còn là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Nó gợi lên sự tần tảo, vất vả, chăm sóc, yêu thương cháu của người bà. Đồng thời, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình cuộc đời.

Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa tả thực: Nhóm là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than, .. để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.

- Nghĩa ẩn dụ: Nhóm là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.

* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:

- Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:

+ Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa: lận đận, nắng mưa.

+ Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.

+ Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.

- Cháu suy ngẫm về bếp lửa:

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa

+ Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.

+ Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương

của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà, ...

+ Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.

* Đánh giá khái quát:

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ 8 chữ;

+ Từ láy lận đận, hình ảnh ẩn dụ nắng mưa;

+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;

+ Sử dụng câu cảm thán.

- Đoạn thơ cho thấy tình cảm sâu sắc của cháu đối với bà và với bếp lửa – nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu.

11 tháng 3 2022

hic đánh máy mẹt lắm :<

Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0
Đây là lời một người mẹ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ nói với con trai mình                        " Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi                          Con là trái xanh mùa gieo vãi                          Mẹ nâng niu . Những giặc Mĩ đến nhà                         Nắng đã chiều .... Vẫn muốn hắt tia xa ! "                                                                ( Trích :" Mẹ '' của Phạm Ngọc...
Đọc tiếp

Đây là lời một người mẹ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ nói với con trai mình 

                       " Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi 

                         Con là trái xanh mùa gieo vãi 

                         Mẹ nâng niu . Những giặc Mĩ đến nhà

                         Nắng đã chiều .... Vẫn muốn hắt tia xa ! "

                                                                ( Trích :" Mẹ '' của Phạm Ngọc Cảnh )

Cảm nhận của em về khổ  thơ trên

Gợi ý :

* Các tín hiệu nghệ thuật có trong bài thơ

+ Các biện pháp tu từ : so sánh , ẩn dụ 

+ Dấu chấm ở giữa câu 3 và quan hệ từ " nhưng "

+ Các tín hiệu nghệ thuật và tác dụng 

* Dấu chấm giữa câu 3 và quan hệ từ " nhưng '' đã tách 2 ý của khổ thơ rất rõ rệt :

1 - Bằng biện pháp so sánh : " Con là lửa ấm , trái xanh " đã làm nổi bật tình yêu của mẹ đối với con và ý nghĩa của con đối với cuộc sống của mẹ " Con   là cuộc sống , là tình yêu mà mẹ nâng niu giữ gìn "

+ Nhưng giặc đến nhà người mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc dù tuổi đã cao nên mẹ đã động viên con trai lên đường đánh giặc . Điều đó được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ 

          " Nắng đã chiều ... Vẫn muốn hắt tia xa ! " Đó là hình ảnh của 1 bà mẹ già nhưng vẫn muốn bảo vệ nước

+ Khổ thơ này có 2 ý tưởng đối lập nhau nhưng thực tế ý 1 lại làm nên cho ý 2 . Vì mẹ càng nâng niu , yêu con trai bao nhiêu thì càng rõ lòng yêu nước , sự hy sinh của người mẹ bấy nhiêu với mẹ khi mẹ động viên con đánh giặc 

        " Đây là bài ôn luyện trong đội tuyển nên mình cần nó hay vào các bạn nhé . Mong các bạn giúp đỡ . Nguyễn Phương Linh giúp mk "

2
6 tháng 10 2016

Có lẽ rằng, cả cuộc đời mình không ai quên đc công lao như trời biển của mẹ, mẹ là tất cả, mẹ là mãi mãi. Hy sinh thật nhiều cho con. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã thể hiện qua bài Mẹ trong đó có khổ thơ làm rung động lòng hồn người: 
" Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi 
Con là trái xanh mùa gieo vãi 
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà 
Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!" 

Chỉ bằng một khổ thơ, Phạm Ngọc Cảnh đã bộc lộ cảm xúc của mình. Người mẹ Việt Nam anh hùng kính yêu 

Mẹ bao giờ cũng thương con. Vâng! Đúng vậy. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: " con là lửa ấm" ; " con là trái xanh". Lửa ấm càng cháy bùng lên nỗi thương con của mẹ, nó nóng chảy vào trái tim cùng nhịp đập. Là " trái xanh" khi đã trưởng thành khôn lớn, đi " gieo vãi" những mầm non cho đời tươi đẹp hơn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy tình mẹ cao cả biết nhường nào. Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ " nắng đã chiều" so sánh ngầm với người mẹ đã già nhưng vẫn muốn nâng niu, chăm sóc người con. Thật đáng khâm phục đức hy sinh to lớn của người mẹ nói chung và người mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng. Từng đêm mẹ vẫn ngồi đây, để con được những giấc ngủ say, ngủ thật yên bình trong những giấc mơ đêm về. Tình yêu thương bao la meh dành tất cả cho người con. Mẹ luôn sát bên, dù cho những năm tháng tảo tần, nuôi lớn con nên người, con sẽ mãi ko quên ơn mẹ yêu... 

Khổ thơ trên nói lên một người mẹ VN anh hùng, thật dũng cảm, tình mẹ thật thiêng liêng...Ai trong chúng ta cũng phải thốt lên rằng: Con yêu mẹ nhiều lắm

học tốt nhé yêuokyeuvui