K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2019

Bến quê được xuất bản năm 1985. Với cốt truyện rất bình di nhưng truyện chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương.

Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ, Có thể nói bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đã được thưởng thức, nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc nơi quê hương cho đến ngày tháng năm ốm đau trên gường bệnh khi sắp từ giã cõi đời anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động

Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh đã ít nhìn thấy và cảm thấy, phải chăng vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi hay bởi tại vô tình mà quên lãng.Nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương vì những cái đó là là máu thịt là tâm hồn của mỗi chúng ta.

Khẳng định sự phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp gần gũi và bình dị của cuộc sống và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhân vật Nhĩ.

19 tháng 8 2019

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí nổi bật trong tiến trình vận động, phát triển của nền văn xuôi nước ta từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX đến nay. Trong cuộc đời sáng tác, ông luôn tìm tòi nhằm phục vụ tốt nhất cho cách mạng, cho nhân dân ở mỗi thời kì cách mạng, ông đều có những tác phẩm tiêu biểu. Trước năm 1975, các sáng tác của ông mang khuynh hướng sử thi như tiểu thuyết “Cửa sông”, “Dấu chân người lính”; truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”. Sau 1975, các sáng tác của ông thể hiện nhiều tìm tòi đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật. Hàng loạt các truyện ngắn của ông như một luồng gió mới làm xôn xao cả giới văn học và được công chúng đón nhận, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới văn học, đổi mới tư duy trên chặng đường mới của dân tộc.

“Bến quê” là một truyện ngắn rút trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1985 tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Truyện ghi lại những gì nhìn thấy, nghe thấy, những suy ngẫm và ước mơ, những quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh, qua bốn cảnh: Nhĩ được Liên chăm sóc; Nhĩ sai thằng Tuấn đi sang bên kia sông; Nhĩ được các cháu nhỏ (Huệ, Vân, Tâm, Hùng...) đến nương nhẹ, lót chăn, kê gối; ông giáo Khuyên chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ.

Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị, “bằng phẳng”, nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”, Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống, đánh thức đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.

Nhĩ- nhân vật chính của câu chuyện - là người đã từng đi rất nhiều nơi trên Trái đất, “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái đất”; anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ, mới hai năm trước đây anh còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội xa gần, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng trớ trêu thay một căn bệnh quái ác bắt anh phải nằm liệt giường hàng tháng trời không nhúc nhích được một bước chân. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp của những cảnh vật tưởng như cũ mà lại rất mới lạ, chẳng hạn như hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn” Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn”.

Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình. Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì cuộc sống bận rộn tất tả ngược xuôi? hay tại bởi vô tình? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện, Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi mọi người đừng vô tình, phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì ở đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý.

Bị ốm đau nằm liệt giường đã lâu ngày trong lòng Nhĩ nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng thiết tha. Nghe Liên nói: “Anh cứ yên tâm. vất vả tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được”. Chính trong những ngày này, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình. Lần đầu tiên Nhĩ đế ý thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc của Liên vuốt ve bên vai mình và những lời an ủi của Liên; anh mới thấu hiếu tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của vợ: “cũng như ánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng buôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.

Điều khao khát nhưng vô vọng lúc này của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đây chính là sự khát khao muốn tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột và ham muốn lúc trẻ bỏ qua nó. Sự thức tỉnh đó đối với mỗi người thường là muộn màng: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn vẻ đẹp của một cái bãi sông Hồng ngay bờ bên kia”. Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh... một lát rồi về”. Với Tuấn (con trai Nhĩ) thì đó là “cái việc gì lạ thế” mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Cậu chưa hiểu được “cái điều ham muốn cuối cùng” của đời bố nên làm việc một cách miễn cưỡng, bị hút vào trò chơi hấp dẫn bên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày đã giúp Nhĩ nhận ra một quy luật của đời người: “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn bên kia sông đâu? Ý nghĩa ấy mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống. Con đường trong tâm thức Nhĩ là “vòng vèo” là “chùng chình”, vì nhiều người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí, hay nản lòng. Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn, sống thiếu lí tưởng, không có mục tiêu, tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình, và sẽ không bao giờ tìm thây “hấp dẫn” ở phía trước trên đường đời.

Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp, đó là “sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp”, thậm chí cả “những nét tiêu sơ”, nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá, mới có thể phát hiện, mới có thể tìm thấy, mới có thể hiểu được. Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát, y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là Nhĩ muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong đời thường.

“Bến quê” là một truyện ngắn chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.


19 tháng 3 2019

Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

1 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A.

24 tháng 11 2018

Chọn đáp án: D

8 tháng 12 2021

tham khảo nhé 

 Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

10 tháng 12 2021

 ko đúng với yêu cầu rồi

 

24 tháng 5 2018

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<

12 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái...
Đọc tiếp

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.
Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.
Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.                  Từ 6-8 câu sao cho vẫn có một cụm danh từ , tính từ

 

0