K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2019

nhanh lên nha các bạn mai mình phải nộp bài rùi

huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu

Bài làm

~ Tự làm ~

Trong văn học dân gian Việt Nam, ông cha ta đẫ để lại cho ta vô vàn những câu tục ngữ quý báu, nhưng đối với tôi, câu tục ngữ :" Có chí thì nên " để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi. " Có chí " nghĩa là có ý muốn bền bỉ nhằm theo đuổi một mục đích, một điều gì tốt đẹp. Nghĩa của câu tục ngữ " Có chí thì nên " là nếu chúng ta muốn theo đuổi một mục đích gì đó thì chúng ta phải làm cho đến cùng, không được từ bỏ. Việc này cũng giúp chúng ta có ý chí lâu bền về một mục đích gì đó. Chúng ta mà không có ý chí, quyết tâm thì cũng chả làm nên một việc gì cả, cứ làm rồi lại buông xuôi sẽ không thể nào mà làm nên việc lớn lao, cống hiến cho xã hội và đất nước. Không chỉ có câu tục ngữ " Có chí thì nên " mang nghĩ như vậy, mà còn rất nhiều câu tục ngữ khác như : " Có công mài sắt, có ngày nên kim. " , " Thua keo này, bày keo khác ", " Người có chí thì nên, nhà có nên thì vững" hay là " Hãy no bền chí câu cua - Dù ai câu Trạch câu Rùa mặc ai ",..... Ý muốn bền bỉ sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Vì thế, nếu đã hạ quyết tâm làm một thứ gì đó thì hãy làm đến cùng. 

# Chúc bạn học tốt #

1 tháng 5 2022

kiytiktyuk

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

20 tháng 3 2020

Câu 1: 

"Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"

Giải thích: Nếu thấy chuồn chuồn bay thấp thì trời mưa rất to, còn nếu chuồn chuồn bay cao thì chứng tỏ vừa có 1 cơn mưa rào đã tạnh

Câu 2:

Cơn dằng đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn

Câu 3:
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

Câu 4:
Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
Câu 5:
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
Câu 6:
Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

Câu 7:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Câu 8:

Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa

Câu 9:

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Câu 10:

Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có mưa rào rất to

Câu 11:

Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa

Câu 12:

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

24 tháng 3 2023

Đề 1:

"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.

Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.

Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.

Đề 2:

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.

Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn

27 tháng 2 2022

Từ nội dung đoạn 3 bài thơ nhớ rừng , em thấy bài thơ như hiện lên những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời. Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Vậy liệu chú hổ này có ước ao được trở về một thời oai hùng này của chú hay không?. À tất nhiên phải là có chứ , chú đã và đang nhớ về cảnh tượng ngày xưa ấy, chú khát khao được tự do như một người cách mạng muốn ra khỏi nhà tù.Là kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.Nhưng than ôi! tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.