K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.   ...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA
    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
   Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)


1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
                  Đứng canh trời đất bao la,
           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

1
17 tháng 8 2020

1. Miêu tả ; biểu cảm.

2.

-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

3.

+)Biện pháp nghệ thuật :

*Nhân hóa:

-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.

-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.

*So sánh:

 - Quả dừa - đàn lợn con

TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.

-Tàu dừa - chiếc lược 

TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.

4 .

Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?

14 tháng 6 2021

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rẽ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương
Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, . Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa :dừa vẫn đứng hiên ngang , lá xanh dịu dàng đã thể hiện tinh thần bất khuất , kiên cường kiên trung gan góc của dừa hay cũng chính là những con người miền nam. Khi đối mặt với kẻ thù họ anh dũng kiên cường, trở về đời thường họ dịu dàng nồng thắm. Hai câu thơ dau tac gia đã sử dung ket hop nhan hoa va so sanh .hinh anh re dua bam sau vao long dat nhu dan lang bam chat lay que huong. Hinh anh re dua bam sau vao long dat giong nhu con nguoi mien nam bam tru de bao ve que huong . dù ke thu đưa đến bao bom đạn co the triet pha thon xom ban lang thi con nguoi van thuy chung , kien cuong , kien trinh bao ve que huong . ca ngoi hinh anh cay dua cung chính là ca ngoi con nguoi mien nam

Giúp mk đi pls
11 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuận : nhân hóa, so sánh

Tác dụng: Giúp cho cây dừa trở nên sinh động hơn. Một hình ảnh quen thuộc nhưng lạ kì, cây dừa xuất hiện hết sức mới mẻ, độc đáo, ngộ nghĩnh nhưng rất thân thương. Có được những câu thơ này tác giả đã phải quan sát một cách tỉ mỉ bằng tấm lòng thiết tha của mình. 

Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

Hai câu thơ của tác giả Trần Đăng Khoa quả nhiên là hai câu thơ rất thú vị. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa và nhân hóa : "Đứng canh trời đất bao la/
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi" . Tác giả đã làm nối bật cây dưa luôn luôn găn bó , quan trọng với đất trời và thiên nhiên. Cây dừa luôn gần gũi và thân thiết với con người như họ là chính người nhà của nhau. Vừa tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả, giúp biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Qua đó giúp hình ảnh cây dừa vừa cụ thể, vừa sinh động, lại mang hồn người

7 tháng 9 2020

Thank bạn nhiều!!!

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai).3.Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác dụng nhân hoá?Cây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió gật...
Đọc tiếp

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.

b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.

2.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai).

3.Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác dụng nhân hoá?

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

4.Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng

Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).

0