K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2019

Bạn đã từng nghe câu nói của Elizabeth Berg: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ. Nơi đó không đâu xa xôi mà nó chính là tình cảm gia đình.

Vậy thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách nhân cách con người. 

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau mà những người không chung huyết thống cũng có thể cảm  nhận được từ việc họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc. 

Để thể hiện tình cảm, mỗi con người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai cả. Có người quan tâm bằng lời nói có người lại quan tâm bằng hành động. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều yêu quý người thân của mình. Chẳng hạn như khi ông bà bị ốm đau, không cần phải ăn món cao lương mĩ vị gì cả chỉ đơn giản là con cháu quây quần bên cạnh động viên an ủi cũng làm cho ông bà cảm thấy hết bệnh. 

Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau. Dù có ở xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhau, trong tim luôn đặt họ vào một vị trí quan trọng, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, khi càng ở xa lại càng nhớ, càng nhớ càng trông ngóng. Đó là điều rất khó giải nhưng là điều khiến ai cũng phải công nhận nó. 

Nếu thực sự yêu thương nhau dù có ở đâu thì lúc nào cũng hướng về nhau, chẳng có gì có thể ngăn cản được họ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý, bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó. 

Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.  

Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến những người nó cho là hiểu nó, đem đến niềm vui cho nó bằng những thứ trái pháp luật bởi nó đâu có được quan tâm hay dạy bảo điều đó có đúng hay không. 

Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng, đừng để một ngày đánh mất nó rồi mới đi tìm lại lúc đó đã muộn lắm rồi. Việc làm đơn giản chỉ là hàng ngày quan tâm nhau bằng những việc nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn và gắn kết mọi người gần nhau hơn. 

Tình cảm gia đình còn xuất hiện ở những người không chung huyết thống. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ quan tâm với nhau như những người thân trong gia đình. Những em bé sinh ra mồ côi cha mẹ từ nhỏ cùng nhau sống trong cô nhi viện, các em đã coi chính những người chăm sóc giống như người mẹ, những người bạn sống cùng nhau như người anh, người chị. Đối với họ đó chính là tình cảm gia đình đáng được trân trọng. 

Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần phải ý thức và bảo vệ và xây dựng tình cảm đẹp đẽ ấy. Đồng thời phê phán và lên án những con người coi thường và không biết trân trọng tình cảm gia đình, những người như thế một ngày nào đó sẽ nhận được hậu quả thích đáng cho hành động của họ. 

Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi.

25 tháng 5 2019

câu trả lời trên mạng

21 tháng 12 2020

I am living in a apartment with my parents in Hanoi. It is located in the center of Hanoi which you can easily find. The streets are crowded with people but is has a convenient traffic. My apartment looks quite spacious and fresh. To describe my house regarding the design, it is simple as possible as because my parents doesn’t like sophisticated decoration. There is a living room, one kitchen, a bathroom and two bedrooms in my house.

The living room should be the biggest one where my family welcomes friends or entertains together after a long day. In each room, there is an own unique design with a bathroom is always very clean. I like my kitchen where my family gathers in the evening. To me, my house is a place where I feel the best in the world.

#Tham khảo!

21 tháng 12 2020

bài viết về ngôi nhà:

I live in a big house in the countryside and it is very beautiful. It has a living room, a kitchen, three bedrooms and two bathrooms. In the living room, there is a table, four chairs, a television and an air conditioner. My bedroom is very nice. There is a computer, a bed, a lamp and two pictures on the wall. And a bookshelf above the table, some teddy bears on the bed and a wardrobe next to my bed. The kitchen has a refrigerator, a stove and a sink. Next to the kitchen is the bathroom. It has a shower, a washing machine and a tub. I love my house very much.

dịch:

Tôi sống trong một ngôi nhà rộng lớn ở nông thôn và nó rất đẹp. Nó có một phòng khách, một nhà bếp, ba phòng ngủ và hai phòng tắm. Trong phòng khách, có một cái bàn, bốn cái ghế, một cái tivi và một cái điều hòa. Phòng ngủ của tôi rất đẹp. Có một máy tính, một cái giường, một cái đèn và hai bức tranh trên tường. Và một kệ sách phía trên bàn, vài con gấu bông trên giường và tủ quần áo bên cạnh giường của tôi. Nhà bếp có tủ lạnh, bếp và bồn rửa. Bên cạnh bếp là phòng tắm. Nó có vòi sen, máy giặt và bồn tắm. Tôi yêu ngôi nhà của tôi rất nhiều.

Bài viết về gia đình:

Hello, everyone! I’m glad to introduce my family. There are four people, including Mom, Dad, one brother and me. My mother’s name is Mai, and she is 50 years old. She is a beautiful woman with long black hair. My father’s name is Truong, and he is 55 years old. And my brother is Duy. He is 17 years old, and now he is a student of Minh Khai High School. I always love my family, even in my dream.

dịch:

Xin chào mọi người! Tôi rất vui khi được giới thiệu về gia đình mình, gồm có 4 thành viên, bao gồm bố, mẹ, 1 em trai và tôi. Mẹ tôi tên Mai,và mẹ 50 tuổi. Bà ấy là một người phụ nữ rất xinh đẹp với mái tóc đen dài. Bố tôi tên là Trường, bố tôi 55 tuổi. Và em trai tôi tên Duy. Cậu ấy 17 tuổi, hiện đang là học sinh trường trung học Minh Khai. Tôi luôn luôn yêu thương gia đình mình, ngay cả trong giấc mơ.

Bài về sở thích:

Cooking is my favorite hobby. My grandmother taught me how to cook my first dish when I was 8. My family enjoyed it so much so that is when I started this hobby. Some people say cooking is a waste of time but I find this hobby very interesting and meaningful. I really love trying new food and cooking for my family. The feeling of making my family happy with my food is amazing. I often collect recipes from my mother and my grandmother. Sometimes I also get recipes from the internet. Then I write them in a notebook. I hope I will become a good chef and have my own cookery book in the future.

dịch:

Nấu ăn là sở thích yêu thích của tôi. Bà tôi đã dạy tôi cách nấu món ăn đầu tiên khi tôi lên 8 tuổi. Gia đình tôi rất thích món ăn này, đó là khi tôi bắt đầu sở thích này. Có người nói nấu ăn mất thời gian nhưng tôi thấy sở thích này rất thú vị và ý nghĩa. Tôi thực sự thích thử những món ăn mới và nấu ăn cho gia đình mình. Cảm giác làm cho gia đình hạnh phúc với món ăn của tôi thật tuyệt vời. Tôi thường thu thập các công thức nấu ăn từ mẹ tôi và bà tôi. Đôi khi tôi cũng nhận được các công thức nấu ăn từ internet. Sau đó, tôi viết chúng vào một cuốn sổ. Tôi hy vọng mình sẽ trở thành một đầu bếp giỏi và có cuốn sách dạy nấu ăn của riêng mình trong tương lai.

31 tháng 7 2023

In my family, there are have 4 peple. There is my mother, my father, my sister and me. My mother is a teacher. She works at Hoang Hoa Tham secondary school. She's 40 years old. She is friendly and funny but she is anry sometimes. My father is a doctor . He works at hospital . He's 38 years old. He's very active. My sister is a student. She's 7 years old. And I'm a student, too. I'm 12 years old. I am studying at Tay Son school. I'm so love my family. Thank you mom for raising me ^^

31 tháng 7 2023

lợi dụng gg dịch vừa thôi c ạ

17 tháng 8 2023

tham khảo:

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng nhất của mỗi một con người chúng ta. Gia đình chính là một quê hương thu nhỏ của cuộc đời của mỗi con người. Cho dù đi đâu thì vẫn khao khát và mong ngóng được trở về đoàn tụ với gia đình của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của non sông Việt Nam cũng đã từng nói rằng “Gia đình là tế bào của xã hội”. Và ta như thấy được câu nói đó thật ý nghĩa, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, gia đình như cứ nâng niu che chở cho mỗi chúng ta.

Gia đình còn được xem chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Dường như rằng tất cả chúng ta ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình nhưng không phải ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của gia đình là gì. Gia đình là nơi có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Nơi đó là một mái ấm có cả cha cả mẹ, ông bà và cả anh chị em,…

Nhưng cũng có không ít gia đình không may thiếu đi hình ảnh của người mẹ, hay người cha,…Điều đó thật đáng buồn, song không thể phủ nhận được gia đình luôn là nơi cho chúng ta cảm giác an toàn nhất cho chúng ta thêm những nghị lực để có thể tự tin bước vào cuộc sống như đầy những chông gai và thử thách. Mỗi khi buồn, mỗi khi thất bại, thậm chí là có những khi bạn bị mắc sai lầm lớn nhưng gia đình vẫn luôn đón nhận bạn bằng sự yêu mến nhất.

Còn gì hạnh phúc hơn thế nữa chứ. Mọi người ai ai cũng cố tìm kiếm cho mình những thứ hạnh phúc, những ước mơ như lại không thể thấy được rằng hạnh phúc nó giản đơn lắm. Nó đôi khi chỉ là một bữa ăn có cả gia đình, là khi bạn có thể trút hết những lo toan trong công việc học tập mà có thể ngủ một giấc ngủ thật sâu, để ngày hôm sau tỉnh dậy với tinh thần đầy lạc quan hơn bao giờ hết.

Trong gia đình thì bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người. Những bài học của bố sẽ chẳng bao giờ tôi quên được. Đã làm người thì phải đối diện với rất nhiều khó khăn cũng như thử thách. Và quan trọng là phải biết vượt qua nó không thể bị cuộc sống nhấn chìm được. Bố cũng căn dặn tôi là phải có những ước mơ, có mục đích thì con mới có thể có động lực để học tập. Hãy ước mơ đi và đừng cho đó là những ước mơ viển vông. Hãy cố hết sức để đạt được ước mơ.

Khác với sự dạy dỗ cả bố thì người mẹ luôn mang lại được cảm giác gần gũi và thân thiện nhất. Thật vui biết bao khi tôi có người mẹ tuyệt vời. Mẹ nhiều lúc cứ như người bạn thân lắng nghe những chia sẻ của tôi và vỗ về an ủi tôi khi gặp khó khăn làm tôi nản lòng. Tôi biết những khó khăn của tôi một người học sinh thì thường chỉ là những vụ vặt bạn bè hay những bài toán, bài văn khó mà tôi không làm được. Tôi sẽ phải vượt qua và hoàn thành tốt vì cuộc sống sau này sẽ còn nhiều biến động nhiều thử thách lớn lao hơn nữa.

Dù vạn vật có thay đổi nhưng tình cảm tôi dành cho gia đình và gia đình dành cho tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi mà nó chỉ có thể lớn lên mà thôi. Gia đình mà ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, chia sẻ. Gia đình chính là nơi:

Một phút xa nhau vạn phút nhớ

Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

Tôi luôn luôn yêu quý gia đình của mình và cũng cố gắng học thật tốt để không phụ lòng cha mẹ. Gia đình đúng là hai tiếng thiêng liêng nhất trong tim mỗi người, như luôn nhắc nhở tôi cố gắng không ngừng, nỗ lực hết mình để có thể đạt được sự thành công trong tương lai.

17 tháng 8 2023

Gợi ý cho bạn:

Những người may mắn nhất trên đời với em là khi họ có một gia đình dù hoàn chỉnh hay không. Mẹ cho em một cảm giác được yêu thương, trân trọng, nuông chiều và nhiều lúc là sự quan tâm về tương lai của em mà rầy mắng đủ điều. Ba cho em cảm giác được bảo vệ và an toàn. Em trai cho em cảm giác mệt mỏi của người làm chị. Mỗi khi ba mẹ em đi làm thì lập tức nó sẽ biến thành một thứ gì đó rất phiền hà, nhưng khi có ai bắt nạt em ấy thì em lại muốn bảo vệ hết mực cho nó. Có lẽ đó là tình yêu thương mà chỉ máu mủ ruột rà mới có. Để có thể chia sẻ hết tình cảm, em xin bày tỏ rằng Người phụ nữ xinh đẹp nhất trong mắt em là mẹ, luôn luôn chăm lo từng cái ăn miếng mặc cho em. Hi sinh thanh xuân đẹp đẽ của mình khi mới 22 tuổi, sinh thành em và nuôi nấng, mẹ kể lại lúc đó vất vả mệt mỏi lắm!. Em càng thương mẹ nhiều hơn; còn ba rất khó khăn nhưng lúc nào cũng quan tâm em từng cái nhỏ nhặt đơn giản nhất. Tất cả làm cho em có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc!

18 tháng 11 2018

woo

18 tháng 11 2018

bài văn rất đặc sắc

bạn lên mạng mà xem gợi ý nhưng hok đc chép nha

20 tháng 10 2021
Các bạn ko copy nha
18 tháng 8 2023

Tham khảo, dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.

(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

21 tháng 8 2023

bạn ơi có phải đúng là bài văn nghị luận không

14 tháng 10 2020

Gia đình của em có ba người: bố em, mẹ em và em. Bố em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố em là chủ một xưởng gỗ có tiếng trong tỉnh. Bố chính là trụ cột của gia đình em. Bố làm việc rất say mê. Có những lúc mải mê với số liệu, sổ sách bố quên luôn đã đến giờ cơm trưa. Bố em luôn dẫn em ra xưởng tham quan, nói cho em về những loại gỗ khác nhau. Bố hay dạy em học bài vào mỗi tối. Mẹ em năm nay đã ở tuổi ba mươi chín. Mẹ em là một bà nội trợ vô cùng đảm đang. Ngày ngày mẹ ở nhà lo cơm nước, chăm sóc gia đình. Mẹ nấu ăn ngon lắm. Mẹ em rất khéo tay nữa. Tối nào mẹ cũng ôm em vào lòng, kể em nghe những câu chuyện ngày xưa. Em là cô học sinh lớp Ba, là con một trong nhà nên luôn được bố mẹ cưng chiều. Bố mẹ rất quan tâm, lo lắng cho em. Bố mẹ hay cho em đi chơi để thư giãn sau mỗi kỳ học căng thẳng. Em rất thích những giây phút gia đình em vui vẻ bên nhau, tiếng cười tiếng nói rộn vang. Em trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc ấy. Em rất yêu quý gia đình em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

14 tháng 10 2020

nếu gia đình bạn khác bài văn thì sửa nhé

30 tháng 5 2018

Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.



Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng có mấy ai cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó, có làm tròn được “Đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sanh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời nầy mà không nhờ ơn cha mẹ. Tình cha nghĩa mẹ như Thái sơn cao ngất, như nguồn nước trong lành tắm mát đời con. Con ra đời trong sự lo lắng của cha, trong nỗi đau đớn nhọc nhằn của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn ngập tràn niềm vui sướng khi con thơ mở mắt chào đời, con là niềm hạnh phúc của mẹ, con là niềm tự hào của cha. Mở mắt đi con cửa đời đang rộng mở, đừng sợ con yêu hãy can đảm lên nào, đón con vào đời đã có mẹ cha. Vất vả ngược xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ, vì nụ cười trẻ thơ đâu quản gian lao, dù cho phải làm chuyện tội tình phải vương vào nghiệp báo. Thế nhưng thuở nhỏ chưa biết phân biệt phải trái, cho đến khi khôn lớn thành tài, trong chúng con có ai thật lòng nhớ ơn cha mẹ, đền đáp nghĩa sanh thành. Chúng con đã quen được cha đùm bọc, mẹ chăm sóc nên cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trách nhiệm mà quên đi nghĩa sâu dày. Chúng con ích kỷ mãi lo vun vén cho mình, lo xây dựng tương lai mà quên đi cha mẹ già, đang tựa của chờ trông một vòng tay con trẻ yêu thương chăm sóc, một lời an ủi chân thành tha thiết. Để rồi khi thất chí, thua kém người đời chúng con lại oán cha giận mẹ. Than ôi! tội bất hiếu thật tày đình biết kể sao cho xiết. Có khi cha mẹ già yếu, được ở kề bên chúng con lại cho là gánh nặng mà khinh khi bạc đãi chẳng chăm sóc đỡ nâng. Sao chẳng nhớ lại lúc ấu thơ, ăn chẳng được, nói cũng không huống chi là đi đứng thì ai là người dưỡng dục, chở che. Để rồi khi cha mẹ mất đi lại khóc than kể lể thì có nghĩa gì đâu. Trên bàn thờ nhan khói lạnh lùng chỉ là tấm ảnh vô hồn, mẹ cha còn đâu nữa.
“Mẹ già như chuối chín cây. Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Mồ côi tội lắm ai ơi! Đói cơm khát nước biết người nào lo. Đói cơm khát nước biết người nào lo.”
Giờ đây con mới cảm nhận được sự cô độc lạnh lùng, khi thiếu tình thương vô bờ của cha mẹ. Ai sẽ là người dỗ dành an ủi lúc buồn đau, ai nâng đở khi dòng đời xô đẩy. Chỉ cha mẹ là hy sinh tất cả cho con mà không đòi hỏi đáp đền. Cha mẹ là bến đổ bình yên, là cội nguồn yêu thương hạnh phúc. Không cha không mẹ là nỗi đau lớn nhất, bất hạnh nhất, mà không gì có thể bù đắp được. Hạnh phúc thay khi còn cha mẹ, khi được cài bông hồng đỏ thắm tình yêu thương. Chúng con nguyện với lòng sẽ cố gắng hết sức, dù là một việc nhỏ bé, để làm vui lòng cha mẹ để mai này không hối hận ăn năn. Để ngày nào trong năm cũng là ngày Vu Lan, là ngày nhớ ơn cha mẹ. Nước mắt tuôn rơi xót xa, khi trên áo chúng con là bông hồng trắng thương đau. Thương cha nhớ mẹ ngậmngùi lòng con. Dù muộn màng nhưng chúng con sẽ tích góp nhiều công đức, để hồi hướng cho cha mẹ được về cảnh Tây phương cực lạc.
Ngày tháng thoi đưa, tuổi xuân sẽ qua, tuổi già sẽ đến, tiền tài vật chất, sức khỏe rồi cũng sẽ phai tàn nhưng tình yêu thương, công đức sanh thành không bao giờ phai nhạt. Hãy làm tròn chữ hiếu, làm tròn đạo con. Đừng để đến phút cuối cuộc đời mới quay đầu hối tiếc thì đã muộn màng.
“Công đức sinh thành, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

30 tháng 5 2018

Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ.

Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên - Nơi ấy là gia đình!

“Gia đình, gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ...

Gia đình, gia đình, bên nhau khi đớn đau, bên nhau đến suốt đời…”

Lời bài hát như đưa ta trở về với tuổi thơ êm đềm. Con người ta lớn lên, đi học, đi làm rồi “quay cuồng” với cuộc sống bộn bề hay lãng quên đi bao điều. Nhưng, có một điều chẳng bao giờ đổi thay ấy là khi mệt mỏi hay lúc gặp phải khó khăn thì đều mong được tìm về một chốn bình yên. Nơi đó con người ta cảm thấy mình bé nhỏ được che chở và nâng niu trong vòng tay của những người thân yêu. Nơi ấy có một bờ vai vững chắc để ta khóc trước nỗi đau, có bàn tay của mẹ nắm lấy kéo ta ra khỏi tuyệt vọng và nơi ấy còn có cái vỗ vai của cha cùng lời động viên “gắng lên con”... Nơi ấy là gia đình.

Mới 6 giờ tối bé Tuấn đã sang nhà tôi chơi. Hỏi cháu ăn cơm chưa mà đi chơi thì cháu đáp “Mẹ cháu lại đi rồi, cháu với bố ăn mì tôm”. Câu nói của Tuấn không làm tôi ngạc nhiên bởi đây không phải lần đầu mẹ Tuấn bỏ đi như thế. Là lao động tự do, bố Tuấn - anh Lâm phải làm quần quật lo cho 4 miệng ăn. Còn chị Lan chỉ ở nhà lo cơm nước cho chồng, cho con. Thế nhưng, không hiểu chị bận gì mà nhà cửa, con cái chị chẳng mấy quan tâm. Lạ là cứ khi nào “khúc mắc” với chồng chị lại bỏ nhà đi vài ba bữa rồi... tự về. Bấy lâu ở cạnh nhà anh chị nhưng tôi không khi nào nghe được lời nói nhẹ nhàng của chị với chồng con. Hễ con cái làm trái ý là chị chửi. Lắm khi tức khí chị cầm gậy duổi đánh con khắp xóm. Hai thằng con của anh chị đứa học cấp 2, đứa hết hè này vào lớp 4 không được quan tâm suốt ngày bêu nắng, lặn ngụp dưới ao, vẻ mặt lúc nào trông cũng rầu rầu.

Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ. Ngược lại, những mất mát trong đời sống gia đình sẽ làm cho trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ. Ví như, với cuộc sống của anh em Tuấn trong câu chuyện kể trên liệu có ai dám bảo đảm rằng sau này hai đứa trẻ sẽ không trở thành “gánh nặng” cho xã hội? Ðã có rất nhiều tội lỗi con trẻ gây nên mà nguyên nhân chính là từ gia đình không trọn vẹn. Báo chí phản ánh nhiều những tội phạm ở tuổi vị thành niên, thế nhưng ít ai hiểu sâu xa nguyên nhân khiến các em trở thành như thế.

Còn nhớ một học sinh đã nói trong nước mắt khi được đưa vào trung tâm giáo dưỡng: “Con đã rất buồn và xấu hổ với bạn bè vì cha mẹ con suốt ngày đánh chửi nhau, thậm chí chẳng thèm quan tâm xem con ăn ngủ như thế nào...”. Nước mắt của em hẳn làm nhiều người xót xa và không khỏi suy nghĩ về vai trò của các thành viên trong gia đình đối với con trẻ. Ðối với những đứa trẻ đó, sẽ chẳng còn đâu hình ảnh “Lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Lung linh lung linh cùng một mái nhà. Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui..”. Người lớn vẫn nghĩ rằng trẻ con thì biết gì, họ đâu biết rằng chỉ cần cha mẹ biểu hiện lạnh nhạt trong những bữa cơm hay trong nhà thiếu vắng những tiếng cười đùa, những lời yêu thương là con trẻ đã cảm nhận được nỗi buồn và nhân cách trẻ cũng vì thế mà sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Mặt khác, hiện nay có thể thấy sự gần gũi giữa các thành viên gia đình đang bị giảm sút do cha mẹ mải lo làm ăn ít có thời gian quan tâm đến con trẻ hoặc có quan tâm thì thái quá và không hiểu trẻ cần gì. Nhiều trẻ em nói rằng, cha mẹ mải lo toan vật chất cho chúng mà quên đi rằng chúng còn có những nhu cầu rất quan trọng khác nữa như nhu cầu vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu, quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp và tham gia các hoạt động xã. Trẻ em còn đánh giá cha mẹ không hiểu chúng và vì thế mà họ áp đặt trẻ theo suy nghĩa của mình, thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ. Giữa bố mẹ và con cái dường như không có sự trao đổi, tâm sự. Mọi việc con cái làm nếu trái ý bố mẹ thì bị cho là “vô lễ”. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng thiếu sự hiểu biết lẫn nhau, điều này khiến trẻ cảm thấy chán nản, bi quan, thấy rằng gia đình không phải là chiếc nôi êm đềm hạnh phúc như mình mong muốn và hậu quả là trẻ dễ bị sa vào con đường tội lỗi. Ðời sống ngày càng được cải thiện, việc chăm sóc trẻ em vì thế ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn. Thế nhưng, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tình hình mới lại nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Do vậy, bên cạnh các đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường có trách nhiệm chăm lo, giáo dục trẻ em thì gia đình phải thực sự đóng vai trò chủ động tích cực nhất và có trách nhiệm cao nhất.

Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên. Nơi ấy là gia đình, là những người thân yêu. “Gia đình, gia đình. Ôm ấp những ngày thơ. Cho ta bao kỷ niệm thương mến”. Ơi gia đình mến thương, hãy thực sự là chiếc nôi hạnh phúc để “Vương vấn bước chân ta đi. Ấm áp trái tim quay về”, để nâng đỡ con trẻ vượt qua khó khăn, thử thách trên mỗi chặng đường đời