K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

la ca giao

12 tháng 5 2019

Trả lời :

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Là câu tục ngữ ( Ý kiến riêng )

~ Thiên Mã ~

18 tháng 3 2019

Đúng rồi bạn

18 tháng 3 2019

Thanks nhiều nhé.

10 tháng 3 2017


Mở bài :

- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

Thân bài :

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....

- Để cùng chống giặc ngoại xâm...

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....

* Liên hệ bản thân:

- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
Kết bài :

- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

10 tháng 3 2017

thank bn nhưng mk cx vừa tìm đk trên gg

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng

(2) Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon

Câu 2,3,4,5,6,9,10 được rút gọn 

-Rút gọn ở thành phần là chủ ngữ

19 tháng 12 2016

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thương người như thể thương thân.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nhường cơm sẻ áo.

Lá lành đùm lá rách.

15 tháng 5 2017

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

nhieu-dieu-phu-lay-gia-guong

Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Chúc bn hk tốt

15 tháng 5 2017

bạn ơi viết thành một bài tập làm văn hay chỉ nói về nó thôi .

7 tháng 2 2021

Câu tucj ngữ

 

Học thầy ko tày học bn

Ko thầy đố mày làm nên

- Khác:

   + Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

   + Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

6 tháng 5 2018

Những câu tục ngữ, ca dao trên nói về bổn phận của con cái đối với cha mẹ là: Con cái phải nghe theo những lời dạy bảo của cha mẹ, không được cãi lại cha mẹ. Công của cha, công của mẹ rất lớn lao, đã vất vả để nuôi con lớn lên thành người nên tất cả những người con đều phải chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ để không phụ lòng công lao to lớn của những người cha và người mẹ.

Mình có lặp lại các từ ngữ thành nhiều lần, nếu bạn thấy không hợp lí có thể bỏ đi cũng được nha!

2 tháng 8 2020

Những câu ca dao đó , nói lên những bổn phận của con cái dối vs cha mẹ là : 

- Con ơi muốn nên thân người 

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

=> Phải bt lắng nghe những lời cha mẹ dậy , phải lắng nghe cho dù là điều nhỏ nhặt và thay đổi nếu mình sai , phát huy khi mk đã làm đúng , học làm người sao cho tốt 

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

=> Con cái không được cãi , hỗn láo ,xung hô hỗn xược với cha mẹ , phải luôn luôn bt nghe lời ba mẹ 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 

=> Phải bt tôn trọng chữ hiếu , công cha của ba mẹ vô cùng to lớn vì thế pk luôn luôn hiếu thảo vs ba mẹ để đáp lại công ơn to lớn ấy 

Học tốt ^^ 

*Các cấu trúc câu và câu ví dụ cụ thể:

Cấu trúc câu ẩn dụ:

Lấy hai cái tương đồng so sánh với nhau.

Ví dụ:

Thấy trong lăng, một mặt trời rất tỏ.

Cấu trúc câu hoán dụ:

Lấy một bộ phận tả cái toàn thể.

Ví dụ:

     Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.

( Lưu ý: Những phần trên sẽ là phần ví dụ. Phần tiếp theo sẽ là làm bài theo yêu cầu)

*Câu trả lời của mình:

Ví dụ về câu ẩn dụ:

Ví dụ 1:

Đôi sao sáng, nhìn trời rộng lớn

Tình chan hòa, nào ta hãy hát ca

*Giải thích: Từ "sao" trong bài trên chỉ đôi mắt của chúng ta.

Ví dụ 2:

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

*Giải thích: Từ" thuyền" có nghĩa là người con trai và từ "bến" có nghĩa là người con gái.

Ví dụ 3:

Đêm sao sáng, nhìn trời trong mắt biển.

Xanh thẫm xanh, câu hát tựa lời ru.

*Giải thích: "Đêm sao" có nghĩa là nhiều con mắt sáng. "Mắt biển" nghĩa là mắt trong xanh như biển hoặc hướng về hướng tốt, thoát khỏi sự tham lam( Tức rất nhiều nghĩa)."Xanh thẫm xanh" ý nói nước biển xanh thăm thẳm. "Câu hát" nghĩa là tiếng sóng biển. "Lời ru" nghĩa là gió thổi trên biển khiến biển động đậy cất tiếng hát. Nghĩa của câu:

Nhiều con mắt hướng về phía biển xanh

Biển xanh thẳm,sóng rì rào nghe giố thổi.

Ví dụ về câu hoán dụ:

Ví dụ 1:

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

*Giải thích: Chữ "trồng người" ở đây nghĩa là dạy cho con người đạo đức, tài năng. Chữ trồng người được hoán dụ thành trồng cây. Lấy bộ phận một năm trồng nhiều cây để hoán dụ thành trăm năm trồng người.

Ví dụ 2:

Cây bút trẻ là từ nhà văn trẻ.

Cây lúa non đến từ nhà nông dân.

*Giải thích: "Cây bút trẻ" nghĩa là nhà văn trẻ.  Cây lúa non nghĩa là người nông dân trẻ mới vào nghề được hoán dụ.

Ví dụ 3:

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?

*Giải thích: Áo chàm không thể phân ly được nên nó được hiểu theo nghĩa là người ở lại tiễn người ra đi. Do quá buồn mà áo chàm không thể nói được gì.