K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

- Chim bồ câu: Bộ não phát triển: não trước lớn; tiểu não có nhiều nếp nhăn; não giữa có 2 thùy thị giác=> liên quan đến các hoạt động phức tạp của chim 
- Thỏ: Phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác: Đại não phát triển, che lấp các phần khác; tiểu não lớn, nhiều nếp gấp=>các cử động phức tạp

t.i.c.k nha :)

1 tháng 5 2019

chim bồ câu có não nhỏ hơn thỏ

30 tháng 4 2019

hỏi hay nhỉ????Ai biết được

30 tháng 4 2019

biết là thú nhưng là con gì ?

7 tháng 5 2016

a, Đời sống :

- Chim bồ câu : 

+ Sống trên cây, bay giỏi

+ Có tập tính làm tổ

+ Là động vật hằng nhiệt

- Thỏ : 

+ Thỏ đào hang

+ Ẩn nấp trong hang, trong các bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. 

+ Kiếm ăn vào ban ngày và bân đêm

+ Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm 

+ Là động vật hằng nhiệt 

b, Cấu tạo ngoài

- Chim bồ câu :

+ Thân hình thoi, cổ dài khớp đầu với thân, hàm không có răng, có vỏ sừng bao bọc

+ Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau

+ Da khô có phủ lông vũ, lông vũ chia thành lông ống và lông tơ. Lông ống có phiến rộng tạo thành cánh và đuôi. Lông tơ chỉ có trùm sợi lông mảnh, phủ toàn thân chim

+ Tuyến phao câu tiết dịch nhờn

- Thỏ : 

+ Bộ lông mao dày, xốp giúp giữ nhiệt tốt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.

+ Chi ( có vuốt ) \(\rightarrow\) chi trước ngắn dùng để đào hang và di chuyển.

                            \(\rightarrow\) chi sau dài, khỏe dùng để bật nhảy xa, chạy trốn nhanh khỏi kẻ thù.

+ Giác quan \(\rightarrow\) Mũi thính và lông xúc giác nhanh nhạy để thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, môi trường.

                      \(\rightarrow\) Tai thính, vành tai lớn dài cử động để định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù 

19 tháng 3 2017

Thấy sai sai thì phải nhonhung

Bài làm

So sánh sinh sản giữa chim và thỏ:

* Chim: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Mỗi lứa đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố,mẹ mớm nuôi bằng sữa điều (tiết từ diều của chim bố, mẹ)

* Thỏ:

- Con đực: hai tinh hoàn, hai ống dẫn tinh, bộ phận giao phối.

- Con cái: hai buồng trứng, hai ống dẫn trứng, sừng tử cung.

- Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ờ ngực và xung quanh vú đê lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.

# Chúc bạn học tốt #

5 tháng 11 2017

Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Bộ não có não trước (đại não), não giữa (2 thùy thị giác) và não sau (tiểu não) rất phát triển.

→ Đáp án D

14 tháng 3 2018

Đáp án B

Bộ não của chim bồ câu gồm: não trước, não giữa và não sau.

10 tháng 5 2016

Các nội quan
Thằn lằn
Ếch

Hô hấp 
Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.

Tuần hoàn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt(máu ít pha trộn hơn)
Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn)

Bài tiết
- Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước(nước tiểu đặc)
- Thận giữa.
- bóng đái lớn.


12 tháng 3 2017

@Pham Thi Linh

27 tháng 3 2019

 2.Hệ tuần hoàn:
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thỏ: Tim 4 ngăn cùng hệ mao mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi

=>Đảm bảo sự trao đổi chất mạnh mẽ

1. I> CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

1>Tiêu hóa:

-Hệ tiêu hóa hoàn chỉnh hơn so với thằn lằn

-Tốc độ tiêu hóa cao

2>Tuần hoàn

-Tim 4 ngăn: gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đỏ thẫm), máu không bị pha trộn, đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở chim

3>Hô hấp

-Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nên một bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khí ở phổi là nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan. Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào

-Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay

4>Bài tiết và sinh dục

-Hệ bài tiết ở chim có thận sau giống bò sát nhưng không có bóng đái

-Hệ sinh dục chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn                                                               trứng bên trái phát triển

II>THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

-Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong ộ não thì não trước(đại não), não giữa(2 thùy thị giác) và não sau (tiểu não) phát triển hơn ở bò sát

-Mắt tinh, có mí thứ ba rất mỏng nên chim vẫn nhìn được mà vẫn bảo vệ được mắt khi bay. Tai đã có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai.

25 tháng 3 2016

-        Đẻ con có nhau thai (hiện tượng thai sinh.)

       Thai sinh không lệ thuộc vào lượng nõan hòang có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.

        Phôi được phát triển trong bụng mẹ an tòan và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

-       Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngòai tự nhiên .

30 tháng 4 2016

1. Hệ hô hấp:
- Chim bồ câu: Phổi có mạng ống khí, một số thông với túi khí=>Tăng diện tích trao đổi khí. 
- Thỏ: Khí quản, phế quản, phổi. Phổi có nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh=>Tăng diện tích trao đổi khí. Cơ liên sườn và cơ hoành tham gia vào hô hấp
2. Hệ tuần hoàn:
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thỏ: Tim 4 ngăn cùng hệ mao mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi=>Đảm bảo sự trao đổi chất mạnh mẽ
3. Hệ thần kinh:
- Chim bồ câu: Bộ não phát triển: não trước lớn; tiểu não có nhiều nếp nhăn; não giữa có 2 thùy thị giác=> liên quan đến các hoạt động phức tạp của chim 
- Thỏ: Phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác: Đại não phát triển, che lấp các phần khác; tiểu não lớn, nhiều nếp gấp=>các cử động phức tạp

4. Hệ bài tiết

- Chim bồ câu: có thận sau, ko có bóng đái => giảm trọng lượng khi bay 

- Thỏ: đôi thận sau => phát triển nhất